Ra mắt nhà bạn trai, em gây ra chuyện “tày trời” khiến mẹ anh nhập viện cấp cứu
Sang ngày tiếp theo, em ngỏ ý tới thăm vì nghe anh nói bác gái đã xuất viện về nhà. Nhưng anh vẫn kiếm cớ từ chối. Em gặng hỏi mãi, anh mới khai thật, bố anh đã ra “ sắc lệnh cấm cửa” em.
Tuần trước, em đã đến ra mắt nhà bạn trai… (Ảnh minh họa).
Các chị ơi, cứu em với ạ. Em đang rơi vào hoàn cảnh có lẽ là có một không hai trên đời này. Oái oăm và ngang trái vô cùng.
Tuần trước, em đã đến ra mắt nhà bạn trai. Chúng em yêu nhau được nửa năm rồi, tình cảm khá tốt. Anh bảo bố mẹ anh không phản đối khi nghe con trai kể về bạn gái. Chỉ chờ em biểu hiện tốt trong buổi gặp mặt trực tiếp nữa là mọi thứ suôn sẻ.
Thế nhưng, buổi ra mắt ấy lại trở thành một kỷ niệm đau thương với em các chị ạ. Chả là em vốn có chút tài lẻ nấu nướng, tới nhà bạn trai em liền xung phong vào bếp đảm nhiệm phần cơm nước. Bố mẹ anh khá tâm lý, thoải mái để con trai đứng phụ em bếp núc.
Trên bàn ăn, được bố mẹ anh khen ngợi khả năng nấu ăn khiến em vui lắm. Vậy là nhờ tài bếp núc, em dễ dàng tạo được thiện cảm với gia đình người yêu. Em đang ngồi tưởng tượng đủ mọi viễn cảnh tươi sáng trong tương lai thì mẹ bạn trai bất ngờ có biểu hiện lạ.
Bác ấy bỗng ôm ngực khó thở, choáng váng muốn ngất, cả người nổi mề đay ngứa ngáy vô cùng. Bố bạn trai em và anh hốt hoảng chạy đến hỏi han. Em đứng bên cũng lo lắng vô cùng.
“Em nấu gì có cua à? Mẹ anh bị dị ứng nặng với cua. Nhưng anh nhớ rõ, mẹ anh có mua cua đâu nhỉ?”, anh bất ngờ quay sang hỏi em, giọng điệu chứa đựng ý trách móc rõ ràng. Bố bạn trai cũng phẫn nộ nhìn em chằm chằm.
Em ngây ra như phỗng. Hóa ra là vậy. Lúc em đến, bác gái đã chuẩn bị sẵn nguyên liệu, em chỉ việc vào bếp nấu nướng.
Tối qua ở nhà em làm trước món bánh bao nhân hải sản, muốn mời cả nhà anh thưởng thức. Em làm xong cất tủ lạnh, sáng nay xách đến chỉ việc hấp lại. Anh chẳng để ý, em cũng không nói, càng chẳng lường trước việc các thành viên trong gia đình anh có ai bị dị ứng với thực phẩm nào hay không.
Xe taxi tới, 2 bố con anh tức tốc đưa bác gái vào viện, không ai nói với em câu nào. Em 1 mình ở lại nhà anh, nhìn mâm cơm chỏng chơ mà lòng nóng hơn lửa đốt.
Video đang HOT
Mối tình của em và anh cứ thế phải kết thúc ư? (Ảnh minh họa).
Khoảng 2 tiếng sau anh về, thở dài nói: “Anh đưa em về trước, có gì để nói sau đi”. Em đề nghị được đến thăm mẹ anh, anh hẹn khi khác.
Sang ngày tiếp theo, em ngỏ ý tới thăm vì nghe anh nói bác gái đã xuất viện về nhà. Nhưng anh vẫn kiếm cớ từ chối. Em gặng hỏi mãi, anh mới khai thật, bố anh đã ra “sắc lệnh cấm cửa” em.
Anh bảo, bố anh trách em vì mang thức ăn lạ đến nhưng không nói qua với ai. Mẹ anh vì cẩn thận đã tự mình đi chợ từ trước, em chỉ cần nấu nướng dựa trên những nguyên liệu có sẵn là được. Buổi đầu đến nhà đã gây ra chuyện như vậy, đó chính là dấu hiệu báo trước cho việc em không phù hợp với gia đình anh.
Em khóc không ra nước mắt. Em thực sự không cố ý khiến mẹ anh nhập viện. Lỗi lầm của em lẽ nào không thể tha thứ? Mối tình của em và anh cứ thế phải kết thúc ư? Em phải làm gì để lấy lại thiện cảm của gia đình anh?
Theo helino
"Mẹ ơi tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi" - câu nói xót lòng chỉ có những bà mẹ mới sinh con thứ 2 mới thấm thía
Vừa thấy mẹ về, bé vội ôm chặt lấy mẹ, nói: "Mẹ ơi, tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi". Bà mẹ đã suýt bật khóc vì thương con.
"Mẹ ơi, tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi"
Minh Anh là một bà mẹ của 2 đứa con nhỏ. Cô mới sinh con thứ 2 được 8 tháng. Bởi vì thời tiết thay đổi, bé nhỏ của cô nhập viện do bệnh viêm phổi. Cô phải vào viện chăm sóc con, bé lớn để ở nhà, nhờ bà ngoại đến trông giúp.
Hôm nay khi cô tạt qua nhà lấy chút đồ, thấy con gái lớn ngơ ngác ngồi trên ghế sofa, trên mặt vẫn còn dính nước mắt. Vừa thấy mẹ về, bé vội ôm chặt lấy mẹ, nói: "Mẹ ơi, tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi". Minh Anh đã suýt bật khóc vì thương con.
Tương tự như Minh Anh, bà mẹ trẻ tên Hoài Thu vừa sinh bé thứ 2 được 4 tháng. Để tiện chăm sóc bé, cô và em bé mới sinh ở riêng 1 phòng, con trai lớn và chồng cô ở phòng khác. Mỗi khi đến giờ đi ngủ, con trai sẽ tần ngần đứng cạnh giường mẹ và em bé một lúc lâu mới tình nguyện sang ngủ cùng bố.
Hôm trước, bé bỗng nói: "Mẹ ơi, tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi", khiến Hoài Thu sững sờ, cảm thấy vô cùng áy náy với con. Trước nay, con quen được mẹ dỗ dành, ôm ngủ. Giờ đột ngột phải xa vòng tay mẹ, trong khi đó mẹ còn dành gần như toàn bộ thời gian để chăm bẵm em bé, hẳn con thấy mất mát lắm.
Trong các gia đình, sau khi bé thứ hai ra đời, tình huống như nhà Hoài Thu và Minh Anh không hề hiếm. Mọi người trong nhà nếu không phải lơ là con lớn, thì cũng sẽ "cách ly" con lớn và con bé. Mặc dù việc tách 2 đứa con ra có thể tránh nhiều mâu thuẫn phát sinh, nhưng thái độ của cha mẹ, ông bà đột nhiên chuyển biến, sẽ khiến cho nội tâm mẫn cảm của đứa con lớn chịu ảnh hưởng nặng nề.
Lâu dần, ở em bé lớn sẽ xuất hiện 2 vấn đề:
1. Sự xa cách của cha mẹ khiến trẻ không còn tự tin
Mẹ quá chú tâm với con thứ 2, sẽ làm xa cách mối quan hệ với đứa con đầu (Ảnh minh họa).
Bé Cốm là một đứa trẻ sôi nổi, hoạt bát và rất tự tin, nhưng đó là trước khi em của Cốm ra đời. Từ khi trong nhà có thêm một bé trai, cha mẹ vô cùng quan tâm em bé, khiến Cốm nảy sinh tâm lý hoài nghi đối với tình yêu của cha mẹ dành cho mình. Cô bé không còn thoải mái, tự tin như trước, cảm giác như cha mẹ không còn yêu mình nữa.
2. Mẹ quá chú tâm với con thứ 2 sẽ làm xa cách mối quan hệ với đứa con đầu
Bé Dế nhiều lần muốn kể cho mẹ nghe về những điều thú vị ở trường học. Nhưng mẹ cậu bé luôn lấy lý do phải chăm sóc em gái cậu bé để từ chối không muốn nghe. Dần dà, cậu bé đối với mẹ cũng trở nên lạnh nhạt. Ý thức được sự khác thường của con, mẹ Dế lấy lòng hỏi cậu bé: "Dế ơi, dạo này ở trường học có chuyện gì vui không?". Cậu bé quay lại nói với mẹ rằng "không". Câu trả lời của cậu bé khiến người mẹ có chút mất mát.
Làm thế nào để bé lớn được hạnh phúc kể cả k hi có em?
- Không để sự bất công tồn tại trong gia đình, đặc biệt không trọng nam khinh nữ
Mỗi bậc cha mẹ trước khi sinh đứa con thứ hai, cần phải chuẩn bị hành trang đầy đủ kiến thức về cách cư xử sao cho công bằng giữa 2 đứa trẻ, nhất là khi đứa trẻ thứ 2 lại là đứa con được mong đợi. Gia đình nào đã có bé trai đang mong chờ bé gái, hoặc ngược lại, thì việc đối xử công bằng, quan tâm như nhau giữa hai đứa trẻ sẽ càng trở nên khó khăn.
Chính vì thế, cha mẹ cần tránh thể hiện sự bất công giữa các con. Cần thiết nên đặt ra những quy tắc "bình đẳng" trong việc đối xử với các con, buộc bản thân phải làm theo, không được vi phạm.
- Người mẹ cần sắp xếp chu đáo cho con lớn trước khi sinh con thứ hai
Khi sinh con thứ 2, vì em bé còn nhỏ, rõ ràng người mẹ phải dành nhiều thời gian và công sức để chăm bẵm hơn. Vô hình chung, bé lớn sẽ bị xao nhãng. Chính vì thế, trước khi có kế hoạch sinh con thứ hai, người mẹ phải sắp xếp ổn thỏa cho bé lớn. Có thể nhờ ông bà trông nom hộ chẳng hạn. Để đảm bảo, khi người mẹ bận rộn với bé nhỏ, bé lớn vẫn có người săn sóc chu đáo, tránh để trẻ có cảm giác mình bị bỏ rơi không ai quan tâm đến.
- Sự góp sức quan trọng từ người cha
Người cha cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con cái. Trong lúc người mẹ bận bịu chăm sóc con thứ hai còn nhỏ, lúc này người cha phải quan tâm đến đứa con lớn. Để trẻ tin tưởng rằng, dù cha mẹ có thêm em bé đi chăng nữa, thì trẻ vẫn được yêu thương như trước.
Kết
Tình yêu của cha mẹ giống như 1 cái cân, mỗi đứa con ở một bên, giữ cho cân thăng bằng. Nếu tình cảm của cha mẹ nghiêng về 1 bên, cái cân lập tức đổ lệch, 2 đứa trẻ sẽ phát sinh vấn đề. Cha mẹ tất nhiên ai chẳng yêu con, nhưng nếu chỉ vì cách cư xử của họ khiến con cái nghi ngờ giá trị của chúng. Đó sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc. Do đó, cha mẹ phải thận trọng trong việc đối xử với các con.
Thược Dược
Theo toquoc.vn
Sự 'trừng phạt' đáng sợ của người mẹ khiến nửa đêm con vẫn đòi học bài 10g đêm, khi bị bắt đi ngủ, hai cậu con trai 5 và 8 tuổi khóc như mưa: "Mẹ ơi, mẹ dậy cho con học bài", "Mẹ ơi, con muốn học bài, con không muốn chơi nữa đâu"... Chỉ một lần trừng phạt đáng sợ của mẹ khiến 2 cậu con trai muốn chơi cũng không được. 1 con học tiểu học, việc...