Ra mắt MV ca nhạc độc đáo với sự kết hợp lần đầu tiên giữa Xẩm, Rap, EDM
Ngày 23/11, tại Nha hat Ca mua nhac Viet Nam đã diễn ra buổi lễ ra mắt MV ca nhạc độc đáo mang tên “ Xẩm Hà Nội”.
Đây là MV ca nhạc lần đầu tiên có sự kết hợp giữa Xẩm, Rạp và EDM – một sự kết hợp đan xen hòa giữa truyền thống và hiện đại. Xẩm Hà Nội là sản phẩm âm nhạc của nữ ca sĩ Hà Myo và nhà sản xuất Producer VBK (Thế Phương).
Khách mời cùng ca sĩ tại buổi lễ ra mắt MV ca nhạc ‘Xẩm Hà Nội’.
Ha Myo ten that la Nguyen Ngoc Ha, ca si thuoc Nha hat Ca mua nhac Viet Nam, nguoi vua gianh giai Nhi Cuoc thi Giong hat hay Ha Noi 2020. Đac biet, tac pham Xam Ha Noi đuoc Ha Myo the hien trong đem chung ket con giup nu ca si tre đoat them giai thuong Bai hat hay nhat ve Ha Noi tai cuoc thi.
Xam Ha Noi la tac pham đuoc soan gia – nhac si Nguyen Quang Long lua chon tu tho ca dan gian va long đieu xam, ket hop voi rapper Tobby Quoc Trung (Top 6 – Du an so 1) va phan hoa am cua nhac si VBK (Ngo Quoc Phuong), tao nen mot ban nhac đoc đao vừa dí dỏm, hóm hỉnh đậm chất xẩm dân gian của đường phố Việt Nam truyền thống vừa mang nét rộn ràng của Rap đường phố vốn gắn liền với giới trẻ ngày nay trên nền nhạc EDM đầy chất lửa cuồng nhiệt.
MV được ghi hình ở nhiều địa điểm nổi bật gắn liền với Hà Nội như khu vực Hồ Gươm với các hình ảnh cụm di tích Tượng đài Vua Lê và đình Nam Hương, Đến Ngọc Sơn, trên nóc tòa nhà Bưu điện Hà Nội, đường Phan Đình Phùng… Tạo hình ấn tượng và gam màu rực rỡ huyền bí cùng sự chuyển động liên tục của phần hình ảnh theo từng câu nhạc tao nen mot buc tranh đep ve am nhac va hinh anh cua Ha Noi xua va nay.
Hà Myo chia sẻ: “Có quá nhiều điều mới lạ, thú vị, chắc chắn sẽ khiến khán giả thích thú hơn khi nghe Xẩm Hà Nội. Với MV Xẩm Hà Nội, Hà Myo hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé đưa âm nhạc truyền thống đến gần hơn với khán giả trẻ, đồng thời cũng sẽ trở thành động lực để các nhạc sĩ có thêm nhiều sáng tác mới dựa trên chất liệu truyền thống. Xẩm Hà Nội cũng chính là dấu mốc đầu tiên để Hà Myo xây dựng con đường âm nhạc cho một ca sĩ trẻ hiện đại, mạnh mẽ và biết cách ‘đứng trên vai người khổng lổ” truyền thống”.
Video đang HOT
Vẻ đẹp những công trình kiến trúc Pháp cổ tiêu biểu tại Hà Nội
Nhà hát lớn Hà Nội, cầu Long Biên, Bưu điện Hà Nội... là những công trình kiến trúc Pháp cổ tuyệt đẹp tại Hà Nội.
Nhà hát lớn Hà Nội (phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là công trình được người Pháp xây dựng năm 1901, hoàn thành năm 1911 do hai kiến trúc sư là Harlay và Broyer thiết kế. Đây là công trình mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ XX. Nhà hát lớn là công trình biểu diễn lớn nhất khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ. Không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ và kiến trúc, công trình còn có giá trị lịch sử. Đây là nơi diễn ra cuộc họp đầu tiên của Quốc hội nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Phủ Chủ tịch (Ba Đình, Hà Nội) là công trình khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1906, do kiến trúc sư Auguste Henri Vildieu và Charles Lichtenfelder thiết kế. Công trình đươc tôn cao bởi các bậc thang vượt qua tầng bán hầm tạo vẻ uy nghi, bề thế.
Nhà thờ lớn Hà Nội (phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) khánh thành năm 1887, được xây dựng theo khuôn mẫu các nhà thờ ở châu Âu. Nhà thờ có chiều dài 79m, chiều rộng 28,5m và 2 tháp chuông cao 64,5m với những trụ đá to nặng 4 góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Đến nay, nhà thờ lớn Hà Nội không chỉ là nơi hành lễ của các tín đồ Công giáo mà còn là điểm đến khó có thể bỏ qua của nhiều du khách khi đến Hà Nội.
Bộ Ngoại giao (phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội) trước đây là Sở Tài chính Đông Dương, do Ernest Hébrard thiết kế, khởi công năm 1925 và tới năm 1928 thì hoàn thành. Từ khi trở thành trụ sở Bộ Ngoại giao của nhà nước Việt Nam, nơi đây đã chứng kiến nhiều cuộc họp đưa ra các quyết định có tính lịch sử về đường lối ngoại giao qua nhiều giai đoạn phát triển của Việt Nam. Công trình có phong cách Đông Dương, một số chi tiết mang tính bản địa kết hợp với phong cách châu Âu như hệ mái hắt trên các khung cửa.
Cầu Long Biên được khởi công xây dựng năm 1898 và hoàn thành năm 1902, do 2 nhà thầu Daydé và Pille thi công. Kết cấu thép của cầu có độ dài gần 2km, là cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng lúc đó và cũng là cây cầu lớn nhất Đông Dương thời điểm bấy giờ. Cầu được tổ chức đường sắt ở giữa, 2 bên dành cho xe cộ, sau này làm thêm vỉa hè cho người đi bộ. Có thêm một điểm độc đáo của cây cầu, là cầu có chiều đi ngược với bình thường.
Bảo tàng lịch sử quốc gia (phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội) được thành lập trên cơ sở sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Khối di sản mà Bảo tàng hiện lưu giữ đó là trên hai mươi vạn tài liệu, hiện vật là những di vật trải dài suốt toàn bộ dòng chảy lịch sử của dân tộc từ thời tiền sơ sử đến ngày nay.
Đại học Tổng hợp Hà Nội (phường Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội) trước đây là Đại học Đông Dương, được đưa vào sử dụng năm 1926, do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế. Công trình mang phong cách Đông Dương kết hợp phong cách tân cổ điển châu Âu với đặc điểm kiến trúc phù hợp khí hậu bản địa, tạo các mái vẩy trên ô cửa, rất hữu hiệu trong việc che mưa nắng vùng nhiệt đới.
Nhà khách Chính phủ (số 12 Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi ghi dấu ấn của Bác Hồ về đây làm việc năm 1945 với tên gọi Bắc Bộ Phủ. Tòa nhà được xây dựng vào năm 1918, là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc cổ điển Pháp, với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng rất cân xứng cùng với những chi tiết kiến trúc thuần túy châu Âu.
Bưu điện Hà Nội (phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) nằm bên hồ Gươm nên hay được người dân gọi thân quen là Bưu điện Bờ Hồ. Đây một trong những công trình công cộng thuộc loại đầu tiên người Pháp xây dựng tại Hà Nội. Công trình mang phong cách cổ điển châu Âu do kiến trúc sư Auguste Henri Vildeu thiết kế, được đưa vào sử dụng năm 1896.
Ga Hàng Cỏ (phường Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội) được khởi công xây dựng năm 1899 và hoàn thành vào năm 1902 do kiến trúc sư Boreil và Vildieu thiết kế. Đây trở thành nhà ga trung tâm của Hà Nội, từ đây tới Vân Nam qua Lào Cai hay qua Lạng Sơn tới Bằng Tường (Trung Quốc), đi Hải Phòng và tuyến Bắc Nam vào tới TP Hồ Chí Minh.
Thủy Tiên - Công Vinh đến chung vui cùng FCB88 trước ngày đi cứu trợ Thuỷ Tiên và Công Vinh đến tham gia đêm gala thể thao âm nhạc dành cho fan CLB Barcelona ngay trước ngày lên đường đi cứu trợ miền Trung. Tối 26/10, Thuỷ Tiên dù bận rộn lịch trình làm việc vẫn đến chung vui sự kiện thể thao âm nhạc của FCB88, do Công Vinh là đại diện ban tổ chức. Đặc biệt,...