Ra mắt Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Kyushu tại Nhật Bản
Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Kyushu (KVBA) vừa chính thức ra mắt tại một buổi lễ được tổ chức long trọng ở thành phố Fukuoka, Tây Nam Nhật Bản.
Cắt băng khai trương Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Kyushu. Ảnh: TTXVN phát
Với 25 thành viên, trong đó có các doanh nghiệp của cả hai nước, KVBA có chức năng hỗ trợ thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp thành viên; tổ chức các hội thảo và hội nghị giao thương; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản nghiên cứu thị trường, mở chi nhánh, văn phòng đại diện và cơ sở sản xuất ở hai nước; tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường cho các doanh nghiệp…
Phát biểu tại lễ ra mắt, bà Lương Lan Anh, đồng Chủ tịch KVBA phụ trách phía Việt Nam, cho biết trong hơn 10 năm làm việc với các đối tác Nhật Bản, bà luôn mong muốn lập ra một hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản, hoạt động thiết thực vì xã hội và tạo dựng giá trị bền vững cho thế hệ tương lai. Theo bà Lan Anh, người đang giữ chức Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần JAT, KVBA ra đời với tôn chỉ và mục đích đó, và sẽ đóng vai trò là tổ chức liên kết cộng đồng có tính chất tự nguyện, tự quản của doanh nghiệp và phi lợi nhuận.
Về phần mình, ông Junji Miyake, đồng Chủ tịch KVBA phụ trách phía Nhật Bản, đánh giá cao sự hỗ trợ, đồng hành và định hướng ngay từ đầu của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, đồng thời khẳng định sau khi ra đời, KVBA dự định sẽ thường xuyên phối hợp tổ chức các hội thảo về đầu tư, kinh doanh tại hai nước, phối hợp tổ chức đoàn doanh nghiệp, địa phương giao lưu, học tập kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư…
Video đang HOT
Theo ông Miyake, người đang giữ chức Tổng Giám đốc Công ty Sun Create Idea, KVBA sẽ nỗ lực đóng vai trò làm cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, trở thành một trong những “động lực phát triển” của doanh nghiệp hai nước ở khu vực Kyushu và kết nối doanh nghiệp Việt Nam với Kyushu.
Phát biểu tại lễ ra mắt KVBA, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka Vũ Bình cho rằng sự ra đời của KVBA là một minh chứng cụ thể, sinh động về sự trưởng thành của cộng đồng người Việt Nam, được gắn kết chặt chẽ với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của quan hệ đối tác chiến lược của hai nước tại khu vực. Tổng Lãnh sự đề nghị KVBA bám sát điều lệ, xây dựng cơ chế hoạt động phù hợp để xứng đáng với kỳ vọng của những người sáng lập hiệp hội, mang lại lợi ích cho các thành viên trong sự đóng góp thiết thực vào sự phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước ở khu vực.
Mặt khác, Tổng Lãnh sự Vũ Bình, người được bầu làm Chủ tịch Danh dự của hiệp hội, cũng cam kết ủng hộ và đồng hành cùng với KVBA cũng như các tổ chức của người Việt Nam và các tổ chức xã hội nghề nghiệp của người Nhật Bản trong khu vực nhằm phát huy khả năng, tiềm lực của các cá nhân, tập thể doanh nghiệp vì lợi ích của doanh nghiệp, cộng đồng và của mối quan hệ đối tác giữa hai nước.
Xuất khẩu điều: Bài học cảnh giác để phòng tránh bị lừa đảo trong kinh doanh
Vụ việc mất quyền kiểm soát đối với 36/100 container hạt điều giá trị hơn 20 triệu đô la Mỹ (USD) xuất khẩu sang Italy do bị thất lạc toàn bộ hồ sơ, chứng từ gốc liên quan tới việc thanh toán đang khiến các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ bị mất trắng số hàng xuất khẩu.
Phân loại nhân hạt điều tại nhà máy của Công ty TNHH Nguyên Thông, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics (VLA), sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mọi giao thương của doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị đình trệ, thậm chí là mất khách hàng, nên khi có được những đơn hàng xuất khẩu mới, số lượng lớn và từ những thị trường uy tín... rất dễ khiến các doanh nghiệp chủ quan, mất cảnh giác và vội vã đón nhận. Rủi ro pháp lý từ sự việc 100 container xuất khẩu điều, thiệt hại lên tới hàng chục triệu USD có thể coi là một ví dụ. Qua đó, rút ra những bài học cảnh giác cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để phòng tránh nguy cơ bị lừa đảo trong kinh doanh.
Theo ông Ngô Khắc Lễ, đại diện Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) kiêm Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ý định lừa đảo từ kẻ gian có thể hình thành trước hoặc trong quá trình giao dịch dựa vào những tình huống cụ thể.
Ông Ngô Khắc Lễ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp một số biện pháp để có thể hạn chế đến mức tối đa hành vi lừa đảo trong kinh doanh. Theo đó, đầu tiên cần sự thận trọng hơn với những doanh nghiệp đối tác mới giao dịch lần đầu. Phải tìm hiểu, điều tra kỹ thương nhân để có độ an toàn cao nhất. Có thể kiểm tra nhanh qua bạn hàng cùng hiệp hội ngành nghề. Nên chủ động gửi đăng ký kinh doanh (bản mềm, có màu) của mình trước cho đối tác để có cơ sở đề nghị họ gửi đăng ký kinh doanh và coi đây là việc bình thường khi giao dịch để qua đó biết được thông tin của doanh nghiệp.
Ngoài ra, có thể tìm hiểu đối tác qua sự giúp đỡ của đại sứ quán, thương vụ Việt Nam ở nước sở tại. Việc lựa chọn đối tác gần như là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi đối tác có uy tín, thương hiệu làm ăn lâu năm thì dù giá có tăng, giảm thì họ vẫn mua hàng của mình.
Song song đó, hãy cảnh giác khi thấy giá rẻ với điều kiện thanh toán ưu đãi. Vì việc này rất hiếm khi xảy với giao dịch lần đầu mà không ẩn chứa ý định gì. Thêm nữa, doanh nghiệp nên điện thoại để biết cụ thể tên người, số điện thoại bàn, số di động; sử dụng địa chỉ email của công ty; đồng thời, có thể kết hợp với địa chỉ thư điện tử công cộng để dễ dàng hơn khi xác định người, công ty sau này vì họ phải đăng ký dịch vụ điện thoại, thư điện tử riêng ở nước sở tại. Nên đưa vào hợp đồng tên người liên hệ, số fax, địa chỉ email của công ty khi giao dịch chính thức.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nên thuê tư vấn soạn thảo hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp ngại thuê do chưa quen, hoặc sợ tốn kém nhưng thực tế cho thấy, so với tổn thất thì không đáng là bao và phải coi đây là "đầu tư cho kiến thức" để tránh rủi ro chứ không phải là "chi phí" của doanh nghiệp. Nhìn rộng hơn, đầu tư một lần có thể dùng cho thời gian dài nên chi tính theo năm và trên doanh số thì cũng không đáng kể.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tổ chức cho nhân viên tham gia các lớp học chuyên môn, các sự kiện, hội thảo... để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm. Học phí không nhiều nhưng có tác dụng rất tốt để giảm rủi ro lâu dài.
Điều không kém phần quan trọng là cần cố gắng kiểm soát "lòng tham" trong kinh doanh. Vì đó là mục tiêu mà đối tác xấu nhắm đến ngay từ ban đầu như cho giá tốt, mời đi du lịch miễn phí...; cũng như trong quá trình làm ăn với nhau thời gian dài sau đó có thể sẽ tăng số lượng hàng để có trị giá hợp đồng cao hơn, đến mức nào đó, dùng sơ hở có từ trước, hoặc mới phát sinh và vì đã "tin nhau" để gian lận, lừa đảo.
Cuối cùng, sau khi xác định là bị lừa đảo, doanh nghiệp nên thông báo cho bạn hàng, hiệp hội mà mình tham gia để phòng tránh chung; đồng thời, gửi thông tin cho hiệp hội mà kẻ lừa đảo là hội viên để tố cáo; bảo lưu quyền đòi bồi thường với những tài liệu, chứng cứ đã có.
Hồi sức cho doanh nghiệp - Bài 1: 'Tặng cần câu hay xâu cá'? Với 4 đợt dịch COVID-19 bùng phát trong gần 2 năm vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp bị đình đốn, sức chống chịu của các doanh nghiệp Việt Nam; trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ngày càng cạn kiệt và tới hạn. Dịch COVID-19 đang dần bị đẩy lùi nhờ nỗ lực của Chính phủ, các...