Ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam
Hiệp hội Blockchain Việt Nam thuộc Bộ Nội vụ, được xem là tổ chức pháp nhân chính thức đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ blockchain, là cầu nối giữa cộng đồng, dự án với cơ quan quản lý của nhà nước.
Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) được cho phép thành lập theo Quyết định số 343/QĐ-BNV được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 27/4/2022. Đây là tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Sáng nay, Hiệp hội Blockchain Việt Nam chính thức ra mắt trong khuôn khổ sự kiện được tổ chức với quy mô ấn tượng tại Triển lãm Quốc tế ICE (Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Trước đó, ngày 16/5, Đại hội lần thứ I của Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã đánh dấu sự thành lập của Hiệp hội, công bố ban chấp hành chính thức, tôn chỉ và phương hướng hoạt động.
Trọng tâm của Hiệp hội là chuỗi chương trình hành động ứng dụng blockchain với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế số, sớm đưa Việt Nam ngang tầm quốc tế về kinh tế số và sẽ bắt đầu từ chương trình hành động thiết thực: nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ blockchain trong mọi mặt đời sống kinh tế.
Video đang HOT
“Hiệp hội Blockchain Việt Nam cam kết góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và tham mưu tư vấn xây dựng các hành lang pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc ứng dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ blockchain”, ông Hoàng Văn Huây, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch Hiệp hội chia sẻ.
Hiệp hội là cầu nối có tính pháp nhân duy nhất giữa cộng đồng blockchain Việt Nam với cơ quan quản lý nhằm xây dựng khung pháp lý cho ngành công nghệ mới, hướng đến mục tiêu quốc gia kỹ thuật số – kinh tế số. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi hội tụ của cá nhân, tổ chức quan tâm đến hoạt động phát triển công nghệ blockchain tại Việt Nam.
Hiệp hội Blockchain Việt Nam đặt ra sáu mục tiêu: Phát triển hội viên; Xây dựng các tiêu chuẩn hội viên; Hợp tác thúc đẩy ứng dụng; Phổ biến kiến thức cho cộng đồng; Tham gia đóng góp ý kiến về chính sách và Hợp tác quốc tế.
Blockchain là một trong những công nghệ sớm được triển khai tại Việt Nam và đến nay đã có những thành tựu nhất định mang tầm quốc tế. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công nghệ chuỗi khối mở ra cơ hội để Việt Nam bứt phá, thu hút nguồn lực nhân tài về nước cũng như nhiều chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam.
Ra đời đúng dịp kỷ niệm 8 năm ngày Khoa học – Công nghệ Việt Nam (18/05), Hiệp hội Blockchain Việt Nam được kỳ vọng là bước tiến tiếp theo của ngành khoa học – công nghệ trong nước, góp phần tích cực vào sự tăng tốc của nền kinh tế số, từ đó, tạo ra nhiều thành tựu hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam.
Việt Nam đang là 'điểm nóng' của blockchain
Cộng đồng blockchain Việt Nam dù mới trong giai đoạn đầu hình thành nhưng đang có nhiều thay đổi rõ rệt, một số dự án được quan tâm trên thế giới trong khi các nhà đầu tư cũng đang quan tâm đến thị trường tiềm năng này.
Blockchain có thể là khái niệm không rõ nghĩa với nhiều người, nhưng khi nhắc tới từ này thì gần như đều trả lời đã ít nhất một lần nghe qua và cũng có hình dung nhất định về công nghệ này khi gắn liền tới tiền mã hóa, Web3... Thực tế, cộng đồng blockchain tại Việt Nam đang phát triển với sự xuất hiện của nhiều startup, những dự án được cả giới đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.
Blockchain không chỉ dừng ở câu chuyện của tiền mã hóa
Theo những khảo sát công bố gần đây, trong Top 200 công ty blockchain trên thế giới hiện có 5 - 7 doanh nghiệp do người Việt sáng lập. Có khoảng 10 startup của người Việt trong lĩnh vực này sở hữu vốn hóa trên 100 triệu USD, một số công ty khởi nghiệp được đầu tư hàng chục triệu USD từ các nhà đầu tư lớn nhỏ trên thế giới.
Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia nhanh nhạy với các công nghệ mới, trong khi lượng người sử dụng internet chiếm 73% dân số, tạo nên lợi thế trong việc thúc đẩy các xu hướng, trong đó có blockchain.
Trong khi nhiều người Việt biết tới blockchain thông qua tiền mã hóa, thì công nghệ này có thể được ứng dụng vào nhiều ngành nghề, sản phẩm khác nhau nhờ tính bảo mật và phi tập trung. Nền tảng này được xác định hữu dụng trong quá trình quản lý hàng hóa của ngành sản xuất, lưu trữ thông tin (ngành y tế) hay nghiệp vụ tài chính của mảng ngân hàng... Vì vậy, blockchain được nhiều chuyên gia đánh giá đang dần trở thành xu hướng công nghệ của tương lai.
Không chỉ nổi bật ở các số liệu báo cáo, Việt Nam đã chứng kiến sự ra mắt và tăng trưởng chóng mặt của một số dự án tốt, sáng giá trong Web3. Một số dự án được coi là thành công đã dẫn vòng vốn đầu tư mạo hiểm về cho các nhà phát triển của những đơn vị khác tại Việt Nam.
Anh Hồ Công Danh - CEO Công ty cổ phần Spac3ship - đơn vị chuyên đầu tư vào nền tảng blockchain nói: "Việt Nam không chỉ là quốc gia nổi bật về kỹ thuật tại Đông Nam Á mà còn là thị trường hàng đầu về mức độ sử dụng di động, internet. Nhờ đó, Việt Nam đang trở thành 'điểm nóng' cho sự phát triển của blockchain".
Tuy vậy, có một thực tế rằng cộng đồng blockchain Việt Nam nói chung vẫn đang thiếu kiến thức về lĩnh vực này, và thiếu cả những dự án chất lượng để phát triển ổn định. "Thời gian qua đã có rất nhiều dự án ra mắt và cũng không ít ra đi, chung quy cũng vì thị trường này còn quá mới mẻ, và người dùng cũng vậy", anh Danh nhận định. Chứng kiến những thay đổi đó, anh Công Danh cho rằng thị trường trong nước cần xây dựng những kênh cộng đồng có uy tín, giúp trang bị đủ kiến thức nền tảng để làm quen với lĩnh vực mới nhằm tránh những dự án lừa đảo.
Việc chia sẻ kiến thức blockchain thông qua các kênh cộng đồng sẽ giúp nhiều người tránh được các dự án lừa đảo
Lúc này, người dùng nói chung cần trang bị kiến thức đúng và đủ về blockchain để nâng cao nhận thức với các công nghệ mới, cần hiểu bản chất blockchain là gì, áp dụng nhằm giải quyết vấn đề nào, có giá trị ra sao.
Anh Hồ Công Danh cho biết thêm: ""Blockchain khá mới và phức tạp nên nếu học mà không thực hành thì sẽ khó để hiểu đủ sâu. Sự kết hợp giữa cộng đồng và nhà phát triển phải thật chặt chẽ bởi nhận thức người dùng càng cao thì sản phẩm cung ứng càng chất lượng và ngược lại. Dù Việt Nam đang nằm trong nhóm quốc gia phát triển về blockchain, phần lớn nhà phát triển nội dung lại chưa hoàn toàn hiểu rõ cách làm cho đúng".
Giám đốc vận hành Nguyễn Đặng Quỳnh Anh của Spac3ship cũng cho biết công ty thừa hưởng hệ thống media đồ sộ của Yeah1 Group với hơn 40 triệu người dùng, vì vậy nên Spac3ship tập trung vào việc chuyển giao kiến thức blockchain đến tập người dùng này để xây dựng cộng đồng mới trong lĩnh vực blockchain, góp phần xóa bỏ ranh giới giữa người dùng truyền thống và người dùng blockchain.
Lương cao, nhân sự ngành blockchain vẫn hiếm ở Việt Nam Lĩnh vực blockchain của Việt Nam được đánh giá cao nhờ tốc độ phát triển nhanh. Tuy nhiên, lượng nhân lực cung cấp cho ngành hiện không đủ. Việt Nam có vị trí tốt trên bản đồ blockchain thế giới nhờ sở hữu nhiều dự án nổi trội. Tại tuần lễ Binance Blockchain diễn ra ở Dubai, đại diện Binance cho biết trong...