Ra mắt cuốn sách quý “Hồ Chí Minh và 5 bảo vật quốc gia”
Nhân dịp kỷ niệm một năm các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là Bảo vật Quốc gia, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã cho ra mắt cuốn sách “Hồ Chí Minh và 5 bảo vật Quốc gia”. Cuốn sách vinh dự được Tiến sĩ Nguyễn Bắc Son – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông viết lời giới thiệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh Nhà nước Việt Nam mới, Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, cho hạnh phúc của nhân dân. Người đã được UNESCO tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.Trong khối di sản tinh thần mà Người để lại cho dân tộc Việt Nam, có 5 di sản đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia, đó là: Đường Kách mệnh; “Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù)”; “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”; “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” và “ Bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Mỗi di sản mà người để lại đều chứa đựng những giá trị, ý nghĩa lớn lao và luôn tỏa sáng, soi đường cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang và đang vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong đó, Bảo vật Quốc gia “Đường Kách mệnh” là sự vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin trong đấu tranh giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản, là nền tảng cho việc tìm hướng đi mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam và được coi là văn kiện lý luận chính trị đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.
Bảo vật Quốc gia”Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, giúp chúng ta hình dung được thế giới tâm hồn nhiều cung bậc của Người, thấy được tầm vóc trí tuệ của một chân dung vĩ đại, với khát vọng cao đẹp nhất là “Độc lập cho dân tộc và Tự do cho con người”.
Bảo vật Quốc gia “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có giá trị lịch sử như một Cương lĩnh kháng chiến, chứa đựng những quan điểm cơ bản về tư tưởng, đường lối chiến tranh nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, truyền thống anh hùng, bất khuất, quyết hi sinh để giành lại độc lập cho dân tộc; là mệnh lệnh tiến công cách mạng, tạo khí thế để nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu với mọi vũ khí sẵn có với một ý chí quyết đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi Việt Nam.
Video đang HOT
Lời giới thiệu của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son về cuốn sách “Hồ Chí Minh và 5 bảo vật quốc gia”
Bảo vật Quốc gia “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” là một Văn kiện lịch sử có giá trị như một lời hịch kêu gọi toàn dân tộc, một cuộc vận động lớn để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, củng cố niềm tin, siết chặt đội ngũ để bước vào giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
“Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” – Bảo vật Quốc gia cuối cùng mà Người để lại là sự kết tinh tinh thần tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp suốt đời phấn đấu hi sinh vì nước vì dân; vạch ra những định hướng mang tính Cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi; là những lời căn dặn thiết tha; là sức mạnh thôi thúc toàn dân tộc hành động trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc tái hiện 5 bảo vật Quốc gia của Người không chỉ nhằm tôn vinh và ngợi ca các giá trị di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, mà còn giúp cho mỗi chúng ta có thể soi mình vào tấm gương đạo đức vĩ đại của Người để tin tưởng và đem hết tài năng, sức lực cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho sự phát triển của đất nước. Bên cạnh 5 bảo vật Quốc gia được trình bày một cách trang trọng, bạn đọc còn được tiếp cận những dòng cảm xúc của các nhà phê bình văn học trong và ngoài nước khi nghiên cứu về các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo MIC
Nghiên cứu đề xuất biểu tượng Linga-Yoni là bảo vật quốc gia
Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực Indu, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.
Sau khi các nhà khảo cổ của Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ tìm thấy cổ vật Yoni dưới lòng đất ở cụm tháp Hòa Lai thuộc xã Bắc Phong (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) và bàn giao cho Bảo tàng Ninh Thuận lưu giữ, để tìm hiểu thêm ý nghĩa và giá trị văn hóa của biểu tượng này, chúng tôi đã liên hệ với Giám đốc bảo tàng.
Chờ báo cáo giá trị cổ vật Yoni
Trao đổi thông tin, bà Lê Thị Tuyết Ánh - Giám đốc Bảo tàng Ninh Thuận cho biết: "Cổ vật Yoni tìm thấy chưa xác định được niên đại, phải chờ đợt khảo cổ học kết thúc, có báo cáo qua hội đồng qua đó xác định được giá trị như thế nào, bây giờ nói thì chưa có cơ sở khoa học".
Trong khi đó, ông Phan Quốc Anh, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Ninh Thuận cho biết cổ vật này được chế tác bằng đá sa thạch, dài 71cm, rộng 51,5cm, dày 9cm. Các nhà khảo cổ hiện chưa xác định được niên đại của cổ vật này.
Tục thờ Linga và Yoni có nguồn gốc từ cộng đồng người sống ở vùng lưu vực Indu, thuộc chủng tộc Sumerian và Dravidan. Tín ngưỡng của họ gắn liền với thần thoại về thần mẹ và sự thờ cúng âm lực, coi sinh thực khí là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.
Cổ vật Yoni tìm được tại tháp Hòa Lai
"Bộ phận sinh thực khí Linga -Yoni thường được thờ trong tháp Chăm, biểu tượng cho thần Siva và sự sinh sôi, phát triển", bà Ánh cho biết thêm.
Thông thường Linga và Yoni kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể gọi chung là Linga-Yoni. Đa số mỗi bệ Yoni, trên đó được thể hiện một Linga, nhưng trong điêu khắc Chămpa có trường hợp ở bệ được thể hiện trên đó nhiều Linga và đặc biệt hơn nữa là trên Yoni lại được thay thế Linga bằng hình người (hay thần) ngồi trên đó, như bộ Yoni ở tháp chính Po Naga Nha Trang, có thể đây là hình tượng nữ thần Po Naga.
"Người phát hiện chưa xác định được cái Yoni này có 4 cạnh đó là để cắm Linga vào hay là cắm tượng Phật vào", bà Ánh phân vân.
Sẽ nghiên cứu đề xuất là bảo vật quốc gia?
Linga - Yoni là bộ phận sinh thực khí thường đi đôi với nhau, hiện nay các nhà khảo cổ nhận định có thể Linga bị thất lạc nên chưa được tìm thấy.
Bà Ánh nhận định: "Cái bộ này nếu còn nguyên bộ Linga - Yoni thì sẽ có giá trị hơn gấp nhiều lần, cái này chỉ có Yoni thôi, các nhà nghiên cứu đang xem xét tại sao lại không tìm thấy bộ phận bên trên".
Theo thông tin bà Ánh cung cấp, Yoni được phát hiện ở Hòa Lai thuộc nhóm tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ 9. Theo bà, cái Yoni này không đẹp bằng chiếc Yoni hiện nay Bảo tàng Ninh Thuận đang lưu giữ, cũng phát hiện ở tháp Hòa Lai.
Đền chính thờ Linga-Yoni (Mỹ Sơn, Quảng Nam)
Bà Ánh thông tin: "Để nói nó có giá trị để bảo vật quốc gia hay không thì chưa khẳng định được. Nhưng chúng tôi cũng đang xem xét để cho vào danh sách bảo vật quốc gia".
Hiện tại, theo bà Ánh thì điều băn khoăn nhất là các tháp Chăm, từ Cát Tiên đến Quảng Bình, đều phát hiện ra hiện vật này. Muốn xác định đưa vào bảo vật quốc gia thì cần nghiên cứu các tiêu chuẩn để có thể đề xuất bảo vật quốc gia. Như việc đầu tiên là phải tìm ra được cặp độc bản, riêng nhất, đặc sắc nhất để lựa chọn", bà Ánh nhận định.
Bên cạnh đó, bà cho rằng bảo tồn thì vẫn phải có biện pháp để bảo vệ, kéo dài tuổi thọ cho nó một cách tốt nhất.
Theo Đất Việt
Bộ Chính trị bổ nhiệm 5 Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Chiều 30/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương đã trao quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ nhiệm hai Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chuyên trách và ba Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương kiêm nhiệm. Ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương được...