Ra mắt Cục Cảnh sát giao thông trực thuộc Bộ Công an
Ngày 19/1, Cục Cảnh sát giao thông đã ra mắt mô hình tổ chức mới và triển khai chương trình công tác năm 2015.
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dự và chỉ đạo Hội nghị.
Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Cục CSGT trực thuộc Bộ là đơn vị mới trên cơ sở hợp nhất từ Cục CSGT đường bộ – đường sắt và Cục CSGT đường thủy – Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an.
Tại hội nghị, các đại biểu nghe công bố và triển khai các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về tổ chức và nhân sự của Cục Cảnh sát giao thông. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Đại Quang biểu dương những thành tích, kết quả mà lực lượng Cảnh sát giao thông đã đạt được.
Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định, trong những chiến công, thành tích to lớn mà lực lượng Công an nhân dân đạt được trong năm 2014 có sự đóng góp rất quan trọng của cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát giao thông.
Ban lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông ra mắt (Ảnh: Việt Cường)
Thời gian tới, lực lượng Cảnh sát giao thông cần tổ chức nắm, dự báo sát, đúng diễn biến tình hình trật tự an toàn giao thông; nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản ở tất cả các lĩnh vực công tác để tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể thực hiện có hiệu quả các chủ trương, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Đảng, Nhà nước.
Video đang HOT
Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Tăng cường công tác phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông với nhiều hình thức, nội dung phù hợp.
Đồng thời, chủ động phát hiện, xử lý các yếu tố mất an toàn giao thông, nhất là “điểm đen” tai nạn giao thông; Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị: “Cần chủ động phát hiện các yếu tố mất an toàn giao thông nhất là điểm đen tai nạn giao thông để có kiến nghị và giải pháp giải quyết kịp thời. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành điều tra xử lý nghiêm các hành vi xâm hại các công trình giao thông, cản trở giao thông, thiếu tinh thần trách nhiệm trong khắc phục các điểm đen giao thông là nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, phải có trách nhiệm kiến nghị đối với các ngành chức năng để xử lý các điểm đen gây tai nạn giao thông.”
Bộ trưởng yêu cầu, lực lượng Cảnh sát giao thông cần xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông đường thủy; phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt nhất là tội phạm ma túy, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại…; phấn đấu xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát giao thông Việt Nam “Thân thiện, trách nhiệm, nhân văn” trong lòng nhân dân./.
Việt Cường
Theo_VOV
Bảo kê xe quá tải, 'cò mồi' hay 'xã hội đen'?
Những đoàn "xe vua", xe quá tải to lù lù như voi lừng lững trên đường ai cũng thấy, vậy mà tại sao lực lượng CSGT lại không thấy?
Xe quá tải lừng lững trên đường tại Bình Dương. Ảnh báo Tuổi trẻ.
Mặc dù Bộ trưởng Thăng chỉ đích danh có lực lượng "xã hội đen" đứng ra bảo kê cho xe quá tải nhưng đại diện Cục cảnh sát giao thông đường bộ chỉ nhẹ nhàng gọi là "cò mồi".
Tại cuộc họp thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia ngày 1-8 vừa qua, một cuộc tranh luận đã nổ ra giữa hai ngành giao thông và CSGT đường bộ, đường thủy về tình trạng có lực lượng bảo kê cho xe quá tải.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhấn mạnh việc có hiện tượng xã hội đen bảo kê dẫn đường cho xe quá tải, móc nối làm luật, dẫn xe quá tải tránh trạm cân. Trong khi đó một bộ phận CSGT và TTGT làm nhiệm vụ có hành vi tiếp tay và móc nối tạo ra tiêu cực.
Tuy nhiên, Đại tá Trần Sơn Hà - Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67) không đồng ý với nhận định này, ông Hà cho biết: "Thế nào là xã hội đen? Điều này chỉ là nói mồm. Xã hội đen là khống chế hoàn toàn chính quyền địa phương hoặc một đơn vị nào đó. Xã hội đen là tập thể và phải có tổ chức, một đối tượng không thể gọi là xã hội đen được mà chỉ là cò mồi".
Vì có chút nghi ngại khả năng nắm rõ các khái niệm liên quan đến định nghĩa từ "cò mồi" của các đồng chí công an, tôi bèn lật đật đi tra từ điển xem định nghĩa về từ "cò mồi" là như thế nào thì biết nó được định nghĩa như sau:
"Cò mồi" là kẻ chuyên dẫn dắt người khác vào những trò bịp bợm, ví như con cò làm chim mồi để đánh lừa đồng loại bay đến mà mắc bẫy đã sắp sẵn: làm cò mồi cho chủ bạc".
Từ định nghĩa này, chúng ta có thể đoan chắc người đại diện Cục CSGT đường bộ, đường sắt đã hiểu sai nghĩa của từ "cò mồi" rồi đấy. Cò ở kia dẫn đồng loại vào bẫy, còn cò ở đây thì dẫn cả một đoàn xe vi phạm nghênh ngang, không những tránh được mọi cái bẫy mà còn tả xung hữu đột như chốn không người.
Làm gì có cái gọi là "cò mồi" ở đây khi mà ông Thăng đã phát biểu rõ ràng trong bài tường thuật về phiên họp đăng trên báo Tuổi trẻ: "Tôi không nắm rõ định nghĩa về xã hội đen của các anh, nhưng chuyện chỉ cần dán một phù hiệu lên xe là chạy vô tư mà không bị ai kiểm soát là xã hội gì? Phù hiệu không phải của Bộ GTVT, không phải của Bộ Công an cấp, mà của một cá nhân dán lên xe là đi được. Hành vi này nằm ngoài hệ thống pháp luật của Việt Nam..."
"Tôi xin báo cáo với anh Hà chỉ cần một lực lượng bảo kê, dẫn đường là cả đoàn xe ung dung đi, cả chính quyền và lực lượng công an, TTGT tê liệt, không làm được gì. Cả đoàn xe cả trăm chiếc được chụp ảnh lại, có biển số xe, có phù hiệu hẳn hoi mà các anh vẫn bảo là không có, không biết gì? Xã hội đen hay không xã hội đen thì xin Bộ Công an cho ý kiến"- ông Thăng thẳng thắn đặt câu hỏi như vậy.
Xin ông Đại tá Trần Sơn Hà giải thích cho dân tỏ tường, trên đời này có cái thứ cò mồi nào mà nhiều quyền lực đến thế? Chỉ cần dán một phù hiệu lên xe là đi đâu cũng êm ru, cả chính quyền và lực lượng công an, TTGT tê liệt? Cò mồi mà nhiều "phép thuật" và quyền lực đến thế, vô khối người dân cũng xin được cắp sách để học làm cò.
Ai cũng biết, cuộc tranh luận về khái niệm "xã hội đen" và "cò mồi" giữa ông Bộ trưởng Thăng và ông Đại tá Trần Sơn Hà chỉ là bề nổi, còn phần sâu xa hơn là phải chăng, người đại diện Cục CSGT đường bộ, đường thủy đang lái vấn đề "có hay không sự bảo kê của lực lượng CSGT cho xe quá tải" sang một hướng khác?
Tai mắt của dân ở khắp nơi, những đoàn "xe vua", xe quá tải to lù lù như voi lừng lững trên đường ai cũng thấy, vậy mà tại sao lực lượng CSGT lại không thấy, không biết, thậm chí còn có những bức ảnh chụp CSGT cố tình quay mặt đi cho xe quá tải qua trạm cân?
Xử xe quá tải phá nát đường giao thông, gây mất an toàn cho người dân có lẽ sẽ còn là một câu chuyện dài và nan giải, bởi ngay trong cuộc họp của Ủy ban ATGT quốc gia, người đại diện cho Cục CSGT đường bộ, đường thủy vẫn dùng biện pháp "nói giảm, nói tránh" khi gọi tên một hiện tượng tiêu cực mà cả xã hội đều đã chỉ ra rõ ràng.
Cái mà dân gọi là "xã hội đen" thì Cục CSGT đường bộ, đường thủy chỉ nhẹ nhàng gọi là "cò mồi". Còn theo định nghĩa của họ: "Xã hội đen là khống chế hoàn toàn chính quyền địa phương hoặc một đơn vị nào đó. Xã hội đen là tập thể và phải có tổ chức, một đối tượng không thể gọi là xã hội đen được mà chỉ là cò mồi".
Nhưng nếu như có quá nhiều chú "cò mồi" trong xã hội, biết cách luồn lách, móc nối để cho lực lượng CSGT các địa phương tê liệt nhằm bảo vệ cho lợi ích của một nhóm người, thì hành động ấy có đáng bị xem là "xã hội đen" không nhỉ?
Thôi thì Cục CSGT đường bộ, đường thủy gọi những kẻ có nhiều "phép thuật" đó là "cò mồi" hay là vạc là quạ là công là gì cũng được. Chỉ xin các vị trả lời cho dân một câu: "Bao giờ các vị ra tay xử lý dứt điểm lũ "cò mồi" này?".
Mi An
Theo_Báo Đất Việt
Xe máy điện phải đăng ký biển số từ 1/6 Thông tư 15 của Bộ Công an có hiệu lực từ 1/6 quy định, xe máy điện bắt buộc phải đăng ký biển kiểm soát mới được phép lưu thông. Chiều 22/5, Công an Hà Nội đã tổ chức tập huấn những nội dung của Thông tư 15 Bộ Công an về đăng ký quản lý phương tiện. Đại diện lãnh đạo Cục...