Ra mắt 2 chương trình cử nhân về an ninh mạng và công nghệ thông tin
Viện Phát triển Quản lý Singapore (MDIS) vừa ra mắt hai chương trình cử nhân khoa học (liên thông) mới: An ninh mạng, Công nghệ thông tin (CNTT).
CMCN 4.0 luôn gắn liền với an ninh mạng. Ảnh minh họa
Hai chương trình mới này là sự hợp tác giữa Viện MDIS và Đại học Teesside ( Vương quốc Anh). Bằng cấp sẽ có giá trị tương đương với bằng cấp được trao cho các sinh viên toàn thời gian tại cơ sở chính của trường đại học ở Anh.
Chương trình cung cấp cho sinh viên cách tiếp cận thực tiễn và nhấn mạnh vào cơ sở hạ tầng mạng, đặc biệt là cách họ có thể tạo ra và quản lý mạng an toàn.
Sinh viên sẽ được khám phá các nền tảng mạng khác nhau và tìm hiểu về các ứng dụng: các kiến trúc mạng khác nhau được sử dụng trong công nghiệp; mạng hội tụ; làm thế nào để cung cấp quản trị máy chủ tối ưu và quản lý máy chủ doanh nghiệp; điều tra dịch vụ di động; thực hiện ảo hóa mạng và bảo mật mạng ảo; và hiểu nhu cầu của các chuyên gia mạng như ô tô, robot và cảm biến.
Video đang HOT
Sinh viên sẽ đạt chứng nhận của Cisco trong hai năm đầu tiên của khóa học. Họ có thể phát triển sự nghiệp gồm Kỹ sư bảo mật CNTT, Quản trị viên hệ thống bảo mật, Kiến trúc sư bảo mật, Công nghệ thông tin / Nhà phân tích bảo mật và Nhà phân tích máy tính pháp y.
Hiện nay, Việt Nam thu hút ngày càng nhiều công ty công nghệ trong khu vực tìm đến để phát triển sản phẩm; làn sóng khởi nghiệp được thúc đẩy và đặc biệt làn sóng chuyển mình của các doanh nghiệp truyền thống sang chuyển đổi số và thương mại điện tử ở đa dạng các lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, bất động sản… Đây được xem là những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu nhân lực CNTT tăng mạnh trên diện rộng.
Bên cạnh đó, CMCN 4.0 luôn gắn liền với an ninh mạng. Khi mối đe dọa của các cuộc tấn công mạng gia tăng thì nhu cầu về nguồn nhân lực với các kỹ năng an ninh mạng sẽ tăng theo. Nhân lực nếu được trang bị đầy đủ các kỹ năng sẽ có vị trí công việc tốt khi thế giới ước tính sẽ có 3,5 triệu việc làm về an ninh mạng toàn cầu vào năm 2021.
Theo giáo dục và thời đại
VSEC: Các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư CNTT mỗi năm cho dịch vụ bảo mật
Theo đại diện Công ty cổ phần an ninh mạng (VSEC), để giảm thiểu những tổn thất khi bị tấn công mạng, các tổ chức nên thường xuyên rà soát lỗ hổng các hệ thống công khai.
Và nội bộ của đơn vị mình cũng như dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư CNTT mỗi năm cho dịch vụ bảo mật.
Thông tin trên được đại diện VSEC đưa ra tại Hội nghị "Bảo đảm ATTT trong Chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ điện tử" được tổ chức ngày 1/11.
Cụ thể, theo đại diện VSEC, các nguy cơ an ninh mạng bao gồm: tấn công website, email lừa đảo, mã độc Cryptojacking (mã độc khai thác tiền ảo), mã độc tấn công thiết bị di động và mã độc tấn công APT (tấn công có chủ đích). Các cuộc tấn công này sẽ gây ra những tổn thất cho tổ chức, doanh nghiệp như mất mát dữ liệu, tổn thất tài chính hay thậm chí còn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, đại diện VSEC đã đưa ra các kiến nghị, cách thức phòng chống tấn công như việc tổ chức định kỳ nâng cao nhận thức về bảo mật của đội ngũ nhân sự trong đơn vị, có thể mời các chuyên gia đào tạo để cập nhật, áp dụng tiêu chuẩn ATTT mới. Bên cạnh đó, các tổ chức cần định kỳ nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ kỹ thuật, nhất là đội ngũ bảo mật. "Bởi vì, chúng tôi thấy rằng nhiều doanh nghiệp CNTT làm sản phẩm nhưng đội ngũ lập trình vẫn chưa đảm bảo ATTT ở mức cao nhất", đại diện VSEC nhấn mạnh.
Các tổ chức cũng cần sử dụng hạ tầng mạng của các đơn vị cung cấp uy tín để giảm thiểu rủi ro về ATTT, cần có danh mục xem các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn hay chưa cũng như thường xuyên rà soát lỗ hổng định kỳ mỗi năm 1 lần hoặc 2 lần.
Ngoài ra, các đơn vị cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật của thế giới như ISO 27008 hay tối thiểu là PCI DSS cho hệ thống của mình. "Cuối cùng các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư cho CNTT hàng năm cho dịch vụ bảo mật", đại diện VSEC kết luận.
Theo đại diện VSEC, các tổ chức nên dành tối thiểu 10% ngân sách đầu tư cho CNTT hàng năm cho dịch vụ bảo mật để giảm thiểu tổn thất khi bị tấn công mạng.
Cũng tại Hội nghị, chuyên gia CNTT Bùi Quốc Vinh đã điểm lại tình hình ATTT trên thế giới và khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC). Theo đó, ông Vinh khẳng định, 77% các doanh nghiệp, tổ chức bị ít nhất 1 cuộc tấn công an ninh mạng thành công trong năm 2018 và 2.100 tỷ USD là tổng thiệt hại ước tính của tội phạm mạng năm 2019, chiếm 2,4% trong 88.000 tỷ USD GDP toàn cầu.
Cũng theo ông Vinh, nếu so sánh tỷ lệ Dwell time (thời gian từ lúc hacker xâm nhập cho đến khi bị phát hiện), khu vực APAC đang ở mức tương đối cao so với trung bình toàn cầu. Cụ thể, trong năm 2018, Dwell time khu vực APAC là 204 ngày, cao hơn 2,5 lần so với con số trung bình của thế giới (78 ngày). Chưa dừng lại ở đó, năm 2018, tỷ lệ tấn công lần 2 của khu vực APAC cũng tương đối cao (78%), so với mức trung bình của toàn thế giới (64%). "Mức độ nhận thức và đầu tư ATTT của khu vực APAC còn thấp so với toàn cầu và để thay đổi cán cân, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn cho ATTT", ông Vinh nói.
Khu vực APAC có tỷ lệ Dwell time và tỷ lệ tấn công cao nhất so với các khu vực khác nhưng đáng chú ý là Việt Nam còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong khu vực này khi chỉ có 1% trong tổng dung lượng thị trường của thiết bị, 0,1% trong tổng dung lượng thị trường về dịch vụ với ít hơn 5% doanh thu đến từ dịch vụ ATTT. "Mức đầu tư cho ATTT của Việt Nam đang rất thấp, năm 2017 chỉ chiếm 0,04% GDP, trong khi con số trung bình của thế giới là 0,13%, trung bình của ASEAN là 0,06%", ông Vinh nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ Hội nghị, VSEC đã giới thiệu chương trình đánh giá website miễn phí để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có thể rà soát phát hiện các lỗ hổng tiềm ẩn, đưa ra các cảnh báo về nguy cơ tấn công cũng như đề xuất giải pháp, hướng dẫn những kỹ năng ATTT cần thiết để bảo mật, bảo vệ các trang web dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Theo ICTNews
Những rủi ro an ninh mạng đối với công nghệ vận hành Để xác định được liệu các ngành công nghiệp trọng yếu có đang gặp rủi ro vì việc kết hợp hệ thống IT và OT hay không, Fortinet đã tổng hợp bản Báo cáo về Hiện trạng Công nghệ vận hành và An ninh mạng. Các mối đe dọa an ninh đối với hệ thống mạng công nghệ vận hành (OT), đặc biệt...