Ra khỏi UNCLOS: Thế giới sẽ quay lưng với Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Rút khỏi UNCLOS không giúp Bắc Kinh né được phán quyết của PCA, thoát khỏi những vụ kiện tương tự, hay có ích lợi trong trung và dài hạn.

Vụ Philippines kiện Trung Quốc (TQ) ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) phán quyết cuối cùng sắp được đưa ra. Trong một động thái mới nhất, theo hãng tin Kyodo, TQ lớn tiếng tuyên bố thẳng thừng với một số nhà ngoại giao của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng Bắc Kinh không loại trừ khả năng rút khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 nếu phán quyết của PCA “trái với nền tảng vị thế” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, có thể đó cũng chỉ là màn kịch.

Không thể chia để trị PCA

Trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông phải kể đến sự hiện diện của ASEAN và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Nhưng cho đến nay tất cả đều phát huy hiệu quả ở mức hạn chế, nếu không muốn nói là khó tạo ra những bước tiến lớn, trong khi quá trình định hình Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) vẫn quá ì ạch. Không dưới một lần tuyên bố chung của ASEAN về biển Đông không thành, thậm chí mới đây ASEAN đã đưa ra tuyên bố chung rồi nhanh chóng tháo bỏ mà tác nhân phía sau không ai khác chính là TQ. Trái với điều này, hành động leo thang căng thẳng của Bắc Kinh gia tăng nhanh chóng, tạo ra sự bất đối xứng giữa nhu cầu giải quyết mâu thuẫn và thực trạng gia tăng mâu thuẫn.

Giải quyết tranh chấp biển Đông bằng cách nếu chỉ thông qua vai trò của ASEAN là một chọn lựa mang tính lý tưởng nhưng lại thiếu tính thực tế, ít nhất là trong ngắn hạn, khi bên cùng ngồi vào bàn không ai khác ngoài một TQ lắm t.iền nhiều của và tìm nhiều cách để phá vỡ mối liên kết của khối này. Những gì diễn ra cho thấy TQ đã không ngừng vận động hành lang, tìm cách mua chuộc, thậm chí là đe dọa để hòng chia rẽ nội khối – hình thức chia để trị vốn không lạ lẫm gì.

ASEAN có thể và nên là một diễn đàn tìm kiếm phương án giải quyết tranh chấp trong trung và dài hạn. Nhưng khi TQ không có thiện chí nào ngoài những tuyên bố “đàm phán song phương” với bản chất bất đối xứng, bất bình đẳng thì tìm đến một cơ quan trung lập và có thẩm quyền như tòa trọng tài (để bổ trợ cho ASEAN) là một giải pháp khả dĩ. Khả dĩ bởi thực tế đã có những vụ xét xử tranh chấp tương tự được hoàn tất và khả dĩ bởi thực tế tòa hoàn toàn có đủ nền tảng pháp lý mang tính quốc tế để khẳng định thẩm quyền.

Ra khỏi UNCLOS: Thế giới sẽ quay lưng với Trung Quốc - Hình 1

Dự kiến ngày 7-7 tới đây, Tòa Trọng tài Thường trực sẽ ra phán quyết vụ Philippines kiện TQ và việc TQ nếu có rút khỏi UNCLOS cũng không tránh được các hệ quả pháp lý của phán quyết này. Ảnh: Internet

Thế giới quay lưng với TQ, nhìn về phía tòa

PCA hoàn toàn trung lập. Thẩm quyền, quy trình và nguyên tắc làm việc đều được quy định một cách cụ thể trong UNCLOS. Điều này không chỉ tạo ra giá trị pháp lý mà rộng hơn còn tạo ra hiệu ứng pháp lý, tức sự đồng thuận của đông đảo cộng đồng quốc tế. TQ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực một hay vài quốc gia để “mua phiếu” nhưng nếu mua chuộc hay bắt buộc phần đông thế giới phủ nhận vai trò và phán quyết của PCA là điều khó có khả năng.

Những công bố mới đây của TQ về số quốc gia ủng hộ nước này trong vụ kiện của Philippines lên đến vài chục nước và vùng lãnh thổ khiến nhiều người giật mình trước khi phát hiện ra TQ làm giả số liệu (thực tế chưa đến 10 nước ủng hộ TQ). Bắc Kinh cố tình “ăn không nói có” (ép uổng cả Nga) hoặc cố ý diễn giải lắt léo tuyên bố của các nước theo hướng chống đối PCA hòng khiến dư luận quốc tế hiểu rằng Bắc Kinh đang chiếm thế thượng phong. Việc xây dựng mặt trận “niềm tin ảo” có độ phủ rộng nhanh chóng bị vạch trần, lộ ra những gói t.iền không phải nhỏ mà TQ dùng để mua bài trên các báo và tạp chí, thậm chí “bẻ cong” không ít ngòi bút quốc tế theo quan điểm của họ. Đó không chỉ hạ thấp uy tín của Bắc Kinh mà còn tạo hiệu ứng tích cực cho phán quyết của PCA.

Video đang HOT

Mặt khác, việc TQ đặt bút phê chuẩn UNCLOS đồng nghĩa với việc nước này chấp thuận thẩm quyền của tòa, ngay cả khi nước này vắng mặt. Tòa cũng thận trọng xem xét những điều khoản mà TQ bảo lưu, thậm chí quan điểm pháp lý của Bắc Kinh trước khi phán quyết thẩm quyền vào năm ngoái. Như vậy, dù TQ vắng mặt và kêu gào bên ngoài tòa án thì Philippines vẫn an tâm về giá trị pháp lý của phán quyết. Phán quyết được dự báo có lợi cho Philippines, mở đường cho sự tự tin, quyết đoán hơn của Philippines lẫn bên thứ ba như các nước Indonesia, Malaysia, Việt Nam…, hay thậm chí là Mỹ trên diễn đàn ngoại giao lẫn hoạt động thực địa như phát triển ngư nghiệp, tuần tra tự do hàng hải.

Đường chín đoạn gồm các thực thể TQ chiếm hữu trái phép, bồi lấp, xây dựng hạ tầng và đơn phương gọi đó là đảo thích hợp cho con người sinh sống hoặc duy trì nền kinh tế độc lập. Thật không may cho TQ, tòa chỉ xem xét bản chất của các thực thể này trước khi TQ thay đổi hiện trạng. Cái mà TQ gọi là “chủ quyền lịch sử” với các vùng biển ở Trường Sa hay Hoàng Sa, về mặt pháp lý sau phán quyết của tòa, là hoàn toàn vô giá trị. Vậy nếu TQ rút khỏi UNCLOS thì sao?

Mọi chuyện e rằng cũng không tốt hơn cho Bắc Kinh. Theo Điều 317 của UNCLOS, TQ có thể rút khỏi UNCLOS bằng cách thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và đệ trình lên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trước khi TQ “dọa rút khỏi UNCLOS” vào giữa tháng này, đã có ý kiến cho rằng đó là một phương án thoái lui tích cực cho phía TQ, thậm chí giúp nước này không còn “đêm dài lắm mộng” với các vụ kiện tương tự từ các nước khác. Tuy nhiên, thực tế đây không phải là một quyết định khôn ngoan và hiệu quả.

Tara Davenport (nghiên cứu sinh ĐH Luật Yale) trên trang Thediplomat viện dẫn Điều 317 của UNCLOS giải thích việc từ bỏ UNCLOS sẽ không ảnh hưởng đến các quyền, nghĩa vụ hay các địa vị pháp lý của TQ bắt nguồn từ việc áp dụng công ước, trước khi công ước không còn hiệu lực đối với quốc gia đó. Nghĩa là TQ vẫn phải chịu ràng buộc bởi phán quyết tới đây của PCA trong vụ kiện của Philippines.

Evan Rees, biên tập viên Stratfor, nhận định việc rút khỏi UNCLOS chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày TQ chính thức tuyên bố, một thời gian đủ dài để các nước khác có thể tiến hành một vụ kiện tương tự chống lại Bắc Kinh. Nếu TQ muốn né tránh các vụ kiện khác, việc rút khỏi UNCLOS không phải là cách hay.

Ngoài ra, nếu rút khỏi UNCLOS, theo GS-TS James Kraska, chuyên gia chính sách và luật biển tại Trung tâm Nghiên cứu luật quốc tế Stockton – ĐH Hải chiến Mỹ, TQ không còn khả năng sử dụng UNCLOS cho một số mục đích nhất định. Ví dụ như khai thác đáy biển (được quy định trong phần XI của UNCLOS) và tài nguyên thềm lục địa (được quy định trong phần VI của UNCLOS) vốn đã làm hao tốn không ít vốn đầu tư, công nghệ của TQ suốt nhiều thập niên qua, hứa hẹn mang về nguồn lợi khổng lồ cho Bắc Kinh. Đó là chưa tính đến hậu quả TQ sẽ không còn được dùng UNCLOS để tiến hành yêu sách thềm lục địa đối với Nhật Bản trên biển Hoa Đông – đã được TQ đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa từ năm 2012. Rất có khả năng TQ “phóng lao lại kéo lao về” và tuyên bố rút khỏi UNCLOS cũng chỉ là màn kịch vốn đã bị hạ màn từ trước khi TQ lớn tiếng đe dọa các nhà ngoại giao ASEAN.

Chuyên gia luật TQ cũng chào thua Mới đây tờ South China Morning Post đưa tin khoảng ba tháng trước TQ đã tổ chức hội thảo với sự hiện diện của nhiều chuyên gia luật quốc tế về khả năng TQ chống lại phán quyết của PCA. Tuy nhiên, “hội thảo nội bộ” này nhận được cảnh báo từ các nhà phân tích “hình ảnh và uy tín của TQ đang bị đổ vỡ trầm trọng”. Chính các học giả TQ cũng thừa nhận rằng TQ chưa thể thuyết phục cộng đồng quốc tế và nếu muốn thắng trên mặt trận pháp lý là chuyện không thể, nhất là khi TQ thẳng thừng từ chối vai trò của PCA. GS Pang Zhongying (ĐH Nhân dân TQ) và nhiều chuyên gia hoài nghi việc TQ chi t.iền để lôi kéo dư luận chống PCA, gây áp lực lên Philippines vốn là nước nhỏ hơn nhiều sẽ mang lại tiêu cực hơn là tích cực cho TQ. GS Ling Bing (ĐH Sydney) cho biết việc TQ cứ lặp đi lặp lại giọng điệu chói tai gai mắt chỉ khiến thế giới càng tin vào sự thất bại đau đớn của Bắc Kinh.

Theo Pháp luật TPHCM

Những cuộc truy đuổi ngư dân Philippines của tàu Trung Quốc trên Biển Đông

Jonathan Almandrez hy vọng ông sẽ không còn bị tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi khi đ.ánh bắt cá trên Biển Đông nếu Manila chiến thắng trong vụ kiện Bắc Kinh.

Những cuộc truy đuổi ngư dân Philippines của tàu Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 1

Ngư dân vận chuyển đá lạnh lên tàu cá neo ngoài khơi thị trấn Infanta, tỉnh Pangasinan, Philippines, ngày 16/6. Ảnh: AFP.

Bãi cạn Scarborough nằm cách bờ biển Philippines khoảng 230 km. Đây là tâm điểm tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc thường xuyên triển khai tàu hải cảnh tới khu vực.

"Tôi tức tối khi họ trơ tráo đuổi chúng tôi đi dù chúng tôi rõ ràng ở trong lãnh thổ Philippines", người đàn ông 30 t.uổi, dùng biệt danh Jonathan Almandrez, cho biết. Ông nói không muốn sử dụng tên thật do sợ sự đáp trả từ Trung Quốc.

Almandrez cung cấp một đoạn video quay bằng điện thoại cho AFP. Ông kể lại các tàu tuần tra Trung Quốc bao vây một tàu gỗ chở khoảng 10 ngư dân Philippines suốt hai giờ liền hôm 7/6.

Tàu gỗ Philippines đ.ánh bắt cá ngay phía ngoài bãi cạn Scarborough trước rạng đông. Các tàu Trung Quốc áp sát con tàu gỗ, chỉ cách khoảng 2 m.

"Di chuyển đến khu vực khác! Không đ.ánh bắt cá trong này", quân nhân trên tàu Trung Quốc hét lớn bằng tiếng Anh, Almandrez kể lại.

"Các người hãy quay lại Trung Quốc vì đây là tài sản của Philippines", nhóm ngư dân đáp trả.

Nhóm ngư dân Philippines cuối cùng buộc phải dời đi vì một tàu Trung Quốc lớn hơn nhiều xuất hiện và sợ nó sẽ phun vòi rồng. Video cho thấy hai tàu hải cảnh treo cờ Trung Quốc và dòng chữ "CHINA COAST GUARD" (Tuần duyên Trung Quốc) ở thân.

Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát

Ngư dân địa phương cho biết họ đã đ.ánh bắt ở bãi cạn Scarborough suốt nhiều thế hệ. Bãi cạn cách đảo Hải Nam, cực nam của Trung Quốc, khoảng 650 km, nằm trong cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh tự vẽ ra để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông.

Tại các rạn san hô và vùng nước nông ở Scarborough, ngư dân có thể dễ dàng xiên được 200 kg cá chỉ trong vòng một giờ, Almandrez và các ngư dân khác ở Infanta, một thị trấn trên đảo Luzon có tàu đ.ánh bắt cá ở bãi cạn, cho biết. Scarborough còn là nơi tránh bão quan trọng với ngư dân.

Những cuộc truy đuổi ngư dân Philippines của tàu Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 2

Một ngư dân Philippines ngồi trên mũi tàu cá neo ngoài khơi thị trấn Infanta, tỉnh Pangasinan. Ảnh: AFP.

Trung Quốc kiểm soát Scarborough từ năm 2012, sau một cuộc đối đầu với tàu hải quân và tuần duyên Philippines. Những tàu cá không chịu rời khỏi bãi cạn có nguy cơ bị phun vòi rồng, thậm chí là đ.âm chìm, theo các ngư dân Philippines.

"Nước phun mạnh đến mức phá vỡ một khoang xốp", Felix Lavezores, 36 t.uổi, kể lại, nhắc đến vụ tấn công bằng vòi rồng hồi đầu tháng 5 ở gần cửa bãi cạn Scarborough làm vỡ thùng đá của ông, nơi lưu trữ sản lượng đ.ánh bắt được.

Một chuyến ra khơi đến bãi cạn tốn khoảng 90.000 peso (gần 2.000 USD), bao gồm nhiên liệu, vật tư và t.iền công thủy thủ. Chủ tàu không thể thu hồi số t.iền này nếu họ phải quay trở lại tay trắng.

Ngư dân ở Infanta và Masinloc, một thị trấn ngư nghiệp khác, còn tố phía Trung Quốc cắt dây neo, khiến tàu Philippines có thể bị mắc cạn. Khi được hỏi về những vụ việc xảy ra ở bãi cạn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tiếp tục nhắc lại lập trường của nước này.

"Chúng tôi đã nói bãi cạn Scarborough là lãnh thổ nội tại của Trung Quốc. Các hoạt động hành pháp của tàu Trung Quốc trong khu vực này là hợp pháp và không thể bị chỉ trích", bà Hoa phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua tại Bắc Kinh.

Tranh chấp chủ quyền tại khu vực kéo dài nhiều thập kỷ khiến Biển Đông là nơi có nguy cơ xảy ra xung đột. Căng thẳng gần đây tăng cao do Trung Quốc tìm cách tăng cường sự hiện diện trong khu vực.

Trung Quốc còn tiến hành cải tạo đất phi pháp quy mô lớn trên các đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo. Giới chuyên gia lo ngại Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo cho mục đích quân sự và thiết lập kiểm soát trên không, trên biển tại Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải quan trọng và trữ lượng khí đốt, dầu mỏ lớn.

Philippines đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ tháng 1/2013, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là không có căn cứ. Báo Philippines mới đây tiết lộ PCA có thể ra phán quyết vào ngày 7/7.

Trung Quốc, tham gia UNCLOS, tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết và cáo buộc Philippines làm gia tăng căng thẳng. Philippines hy vọng sẽ nhận được phán quyết có lợi, dù tối thiểu, giúp tăng áp lực ngoại giao lên Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất kể phán quyết từ PCA là gì, ngư dân Philippines dường như khó có thể trở lại bãi cạn Scarborough.

Như Tâm

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy
20:26:14 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024

Tin mới nhất

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng

05:02:20 04/07/2024
Mưa đến sẽ giải tỏa cơn khát cho những khu vực hạn hán trong nhiều tháng nhưng sấm sét đi kèm đang khiến tình hình ở Thassos trở nên tồi tệ hơn.

Nội các mới của Ai Cập tuyên thệ nhậm chức

05:00:26 04/07/2024
Chính phủ mới của Thủ tướng Mostafa Madbouly gồm 30 bộ trưởng và chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ. Bộ Công thương được chia thành các đơn vị để sáp nhập vào các bộ khác.

Có thể bạn quan tâm

Southgate vẫn đang đúng

Sao thể thao

10:32:19 04/07/2024
Đội tuyển Anh đang chơi thứ bóng đá buồn tẻ dưới thời của HLV Gareth Southgate, nhưng vẫn lọt vào vòng tứ kết Euro 2024.

Sau sinh, tôi mừng rỡ được 'trùng phùng' cùng vợ, vậy mà vừa nhìn thấy cơ thể em tôi vội vã bò khỏi giường

Góc tâm tình

10:29:08 04/07/2024
Vậy là chúng tôi cãi nhau. Ngày hôm sau, tôi vẫn đi làm như cũ, chiều về mới tả hỏa khi thấy tờ giấy trên bàn nói vĩnh biệt, vợ con thì không có nhà.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần lễ Du lịch Quảng Bình 2024

Du lịch

10:28:26 04/07/2024
Từ ngày 6 - 14/7 sẽ diễn ra Tuần Du lịch Quảng Bình năm 2024 với nhiều hoạt động du lịch, văn hóa và nghệ thuật hấp dẫn.

Loại sen rực rỡ được các chị em săn đón, cực khó chiều vì 'không tự nở' nhưng biết cách cắm thì ai cũng mê

Sáng tạo

10:13:56 04/07/2024
Sen Nghi Lương không chỉ là một loài hoa, mà còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn và lòng yêu mến cái đẹp mà các chị em phụ nữ ngày dành mỗi ra để chăm sóc và ngắm nhìn.

Bày trí phong thủy đơn giản mà vẫn "hút tài lộc"

Trắc nghiệm

10:09:55 04/07/2024
Ngoài việc bố trí nội thất đẹp không gian sống, việc đặt các đồ vật phong thủy dưới đây được cho là sẽ giúp vượng khí, mang lại nhiều tài lộc và may mắn

Dân dã mà ngon với 3 món từ tép khô thơm ngon, giúp mâm cơm hè trở nên hấp dẫn hơn

Ẩm thực

09:45:29 04/07/2024
Tép là một nguyên liệu gắn liền và truyền thống trong ẩm thực Việt Nam. Từ thời xa xưa, tép khô không chỉ được sử dụng để chế biến các món ăn ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.

Lớp học tiếng Anh miễn phí ở miền núi

Netizen

09:43:42 04/07/2024
Chiều Chủ nhật, cơn mưa vùng cao bất chợt giăng kín núi nhưng không ngăn được bước chân của nhiều em nhỏ tới Nhà Thiếu nhi huyện, kiên nhẫn chờ khai giảng lớp tiếng Anh miễn phí.

Vóc dáng yêu kiều của siêu mẫu Thanh Hằng

Người đẹp

09:16:55 04/07/2024
Trong mỗi bức ảnh, siêu mẫu Thanh Hằng đều thu hút mọi ánh nhìn bởi vóc dáng thon gọn, gợi cảm cùng thần thái của sao hạng A.

Mặc áo ren nữ tính, Anh Tú - chồng Diệu Nhi là tâm đ.iểm gây tranh cãi

Phong cách sao

09:15:54 04/07/2024
Ngày 2/7, chồng Diệu Nhi - Anh Tú Atus - khiến dư luận xôn xao với bộ ảnh mới độc lạ, táo bạo theo phong cách thời trang unisex (phi giới tính).

Peel da bị thâm phải làm sao để khắc phục?

Làm đẹp

09:15:51 04/07/2024
Peel da là phương pháp ngày càng trở nên quen thuộc trong cách làm đẹp của chị em. Nhưng không phải ai peel da cũng hiệu quả mà gặp tình trạng thâm sạm.