Ra đường từ mờ sáng cho kịp giờ học mới
ni om, lạnh thấu xơ, sá sớm ngày 1/2, hà vạnc sinh phng, sinh viên… ic cho kịp khung gi mới: 7hp. Một số em cha theo kịp việc i g n trng muộn.
Video đang HOT
Hơn 7h, nhiều cán bộ cng nhân viên chứcn cơ quan
Quá tải
Đ Cha Bộcng thoá hơn ngày thng
Theo Dân Trí
Từ "chuyện tình cảm" trong lớp...
Mới đây rộ lên trào lưu quay cảnh học sinh hành xử nhau như xã hội đen, cảnh "nóng" học đường và đỉnh điểm là trong tuần qua, các trang mạng xã hội lan truyền một đoạn clip dài hơn 1 phút quay cảnh ôm hôn, vuốt ve của một đôi học sinh phổ thông ngay giữa lớp học một cách khá phản cảm, không thể chấp nhận được ở lứa tuổi học đường.
Hãy giữ mãi nét trong sáng của tuổi học trò
Ảnh: HOÀNG LONG
Học sinh thiếu kỹ năng sống, một bộ phận lệch lạc về tư duy, lý tưởng, nhận thức đang trở thành sự báo động nghiêm trọng hiện nay. Trong vòng một năm qua, những video clip quay cảnh học sinh đánh nhau, bạo lực học đường, khoe hàng hoặc tự chứng tỏ là những "hot girl", "hot boy" không phải hiếm. Điều gì sẽ xảy ra khi nhận thức, lý tưởng, suy nghĩ của một bộ phận học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường đã bị lệch lạc, mất đi sự hồn nhiên tuổi học trò vốn có? Các phương tiện truyền thông đã không ít lần gióng lên hồi chuông báo động về "yêu sớm" hiện nay.
Bàn về khía cạnh này, nhiều ý kiến cho rằng môi trường giáo dục nhà trường chưa thực sự thân thiện, chưa coi trọng dạy kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ quá nặng về kiến thức môn học, nặng về lý thuyết. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Vai trò gia đình trong quản lý, giáo dục, giám sát con em mình cũng là điều đáng nói.
Do guồng quay kinh tế, nhiều bậc phụ huynh không còn thời gian chăm sóc con cái, đành "phó thác" cho nhà trường, xã hội. Đôi khi, trẻ bị ảnh hưởng xấu từ chính những gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực, cha mẹ ly hôn, có lối sống không lành mạnh. Những "cậu ấm, cô chiêu" khi thoát khỏi sự giám sát của phụ huynh, như được "sổ lồng", rất dễ đi vào con đường sa ngã.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, không ít những bậc phụ huynh té ngửa khi biết con mình-ngoài cái mác đồng phục ngoan ngoãn khi về nhà-lại là những quái xế xa lộ, những game thủ, những "boy-girl" sành điệu trên sàn lắc. Hoặc bỏ nhà đi bụi theo một trào lưu quái đản nào đó, hoặc trở thành tội phạm tuổi "teen", hay những sản phụ tuổi học đường.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội vẫn còn khá mờ nhạt. Riêng trong năm học vừa qua (năm học 2010-2011), thống kê cho thấy toàn quốc có tới 1.598 vụ học sinh đánh nhau, 735 em bị buộc thôi học có thời hạn. Học sinh thiếu kỹ năng sống tới mức, chỉ trong 4 năm (từ năm 2005-2009) cả nước đã xảy ra 8.000 vụ học sinh, sinh viên vi phạm hình sự, trong đó gần 900 trường hợp tội phạm ma túy, 83 vụ giết người, gần 1.400 trường hợp cướp tài sản.
Vậy, khi trẻ sa vào sự lệch lạc, trước hết phải xem lại trách nhiệm người lớn! Đó là chúng ta-những bậc phụ huynh, những giáo viên, những người nắm giữ vai trò xã hội-chưa trang bị cho lớp trẻ một kỹ năng sống nhất định. Điều cần thiết là các em phải tự nhận ra bản thân phải làm gì; có nghĩa vụ, trách nhiệm gì? Các em phải có được lòng tự trọng, ý chí vượt khó, vươn lên; kỹ năng ứng xử xã hội, giữ gìn nét đẹp tuổi học đường. Kỹ năng sống chính là yếu tố căn bản đầu tiên của giáo dục nhân cách.
Theo ĐĐK
6 học sinh Trường THPT Hà Nội-Amsterdam thi Olympic khoa học trẻ quốc tế Sáu học sinh Trường THPT Hà Nội - Amsterdam cùng gần 600 thí sinh khác trên thế giới tham dự cuộc thi Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 8 tại Nam Phi. Ngày 5/12, cuộc thi Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 8 đã chính thức bắt đầu tại Trường Trung học Công nghệ George Cambell ở thành phố...