Ra đồng cào ốc bán, kiếm bộn tiền mà lại sạch ruộng
Từ cuối năm 2017 đến nay, tại một số địa phương của huyện Hải Lăng (tinh Quang Tri) xuất hiện nhiều điểm thu mua ốc bươu vàng để bán vào các tỉnh Nam Trung bộ phục vụ nuôi thủy, hải sản. Việc này đã mang lại “lợi ích kép” cho người nông dân, giúp họ vừa có nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống vừa góp phần bảo vệ, hạn chế tối đa sự tàn phá cây lúa của loài ốc ngoại lai này.
Từ cuối năm 2017 đến nay, chị Nguyễn Thị Hiền ở thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng ngày nào cũng tranh thủ thời gian rảnh rỗi là ra đồng bắt ốc để bán kiếm thêm thu nhập. Theo chị Hiền, ở vùng thuần nông như Phương Lang, ngoài trồng lúa và canh tác hoa màu trên vùng cát thì chẳng có thêm nghề khác để có thêm nguồn thu nhập…
Một người dân thôn Phương Lang bắt ốc bươu vàng bằng dụng cụ thủ công
“Từ khi có điểm thu mua ốc bươu vàng tại thôn, người dân có thêm việc làm và thu nhập. Cứ mỗi lúc làm việc đồng áng hay có thời gian rảnh là tôi, có khi có thêm các con phụ thêm tranh thủ đi dọc theo các tuyến kênh mương, mép ruộng, ao hồ… để nhặt ốc. Chăm chỉ thì một buổi cũng nhặt được 30 – 40kg ốc, bán được chừng 60 – 80.000 đồng, cũng có thêm tiền trang trải cuộc sống”, chị Hiền nói.
Là người theo nghề “ngao, sò, ốc, hến” từ vài chục năm qua, vợ chồng anh Lê Hữu Ly, ở thôn Phương Lang từ khi có điểm thu mua ốc bươu vàng cũng đã tích cực bắt loại ốc gây hại này. Vốn dân chuyên nghề nên vợ chồng anh Ly không dùng tay nhặt mà có hẳn dụng cụ là chiếc dũi làm bằng tre.
Ông Võ Văn Tâm, (70 tuổi) ở thôn Thi Ông, xã Hải Vĩnh vừa tranh thủ mang khoảng 20kg ốc bươu vừa bắt được sang bán cho chị Thúy, cho biết: “Vợ chồng tui đều lớn tuổi nên cũng không làm lụng được gì nhiều, chỉ tranh thủ bắt ốc bươu vàng nên có thêm đồng ra đồng vào để mua thức ăn”.
Video đang HOT
Bắt đầu khoảng 3 giờ chiều, tại địa điểm thu mua ốc bươu vàng quen thuộc của chị Nguyễn Thị Thúy nằm sát mép đê thủy lợi thôn Phương Lang đã có rất đông người dân đến bán ốc bươu vàng. Người bắt ốc bươu vàng chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và một số người lớn tuổi.
Khách hàng bán ốc cho “đại lý” thu mua của chị Thúy không chỉ trong xã Hải Ba mà còn ở nhiều xã lân cận như Hải Quế, Hải Xuân, Hải Vĩnh (huyện Hải Lăng); Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Lăng (huyện Triệu Phong)…
Chị Thúy cho biết: “Trước đây tôi làm công nhân may ở trên thị trấn Hải Lăng. Từ khi biết có người về thu mua ốc bươu vàng nên tôi nghỉ làm công nhân và mở điểm thu mua ốc cho người dân. Bình quân mỗi ngày tôi thu mua từ 3 – 4 tấn ốc, cao điểm lên đến 5 tấn. Đầu năm 2018, giá ốc 3.000 đồng/kg, đến nay thì giảm còn khoảng 2.500 đồng/kg. Khoảng 2 – 3 ngày là có xe ô tô tải đến thu gom một lần. Nói chung nghề này cũng nhẹ nhàng, hợp với nông dân và cũng có thêm nguồn thu nhập nên ai cũng thấy phấn khởi”.
Tiếp xúc với chủ xe tải mang biển kiểm soát tỉnh Bình Định đang thu gom ốc bươu vàng từ điểm của chị Thúy, người này cho biết, ốc thu mua sẽ bán lại cho những cơ sở nuôi thủy hải sản như tôm, cá và cả gia súc, gia cầm ở các tỉnh Nam Trung bộ làm thức ăn cho vật nuôi…
Có thêm nguồn thu nhập trên chính cánh đồng của mình, thời gian gần đây, nông dân vùng trũng huyện Hải Lăng tự giác bắt ốc bươu vàng mà không chờ chính quyền phát động như trước đây. Trước đây, ốc bươu vàng bắt được sau các đợt phát động, người dân thường rải lên đường để xe cán qua tiêu hủy hoặc chất đống ngoài đồng chờ phân hủy, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Nay việc thu mua ốc bươu vàng mang lại “lợi ích kép” khi vừa diệt được sinh vật ngoại lai, bảo vệ mùa màng vừa mang lại thu nhập khá cho người dân lúc nông nhàn. Hiện nay, nông dân tại nhiều xã ở huyện Hải Lăng có thời gian rỗi là lại ra đồng bắt ốc để có thu nhập cũng như góp phần tiêu diệt, hạn chế sự tàn phá đồng ruộng của ốc bươu vàng.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Ba Trần Ngọc Hoàng cho biết: “Trước đây, sau thời điểm gieo sạ chúng tôi thường chỉ đạo các HTX phát động người dân ra quân tiêu diệt ốc bươu vàng. Nhưng nay không cần phát động, nông dân cũng tự giác bắt vì họ có thu nhập khá từ công việc này. Hiện toàn xã có 4 điểm thu mua, bình quân mỗi ngày thu mua được trên 10 tấn ốc, đây là điều rất đáng mừng”.
Theo Danviet
Vụ tai nạn xe dâu 13 người chết: Chú rể cô dâu đã cưới ở Bình Dương
Sáng 30.7, chính quyền huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị lo hậu sự cho nạn nhân vụ tai nạn khiến 13 người chết, 4 người bị thương.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, chú rể Nguyễn Khắc Long (SN 1991, thôn Lương Điền, Hải Sơn, Hải Lăng) đã tổ chức lễ cưới với vợ mình tại Bình Dương vào ngày 22.7. Ngày 30.7 dự định cưới ở nhà cô dâu tại Bình Định, và ngày 2.8 cưới ở nhà chú rể.
Người dân, chính quyền giúp gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân xấu số.
Được biết, chú rể làm y tế tại một công ty tư nhân tại Bình Dương. Cô dâu làm công nhân tại Bình Dương. Cách đây khoảng 20 năm, bố của chú rể Long cũng bị tai nạn giao thông qua đời.
Ông Hoàng Văn Vinh - Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết, nhận được tin báo, chính quyền, công an, tất cả các đoàn thể lực lượng trên địa bàn huyện đã tập trung tại gia đình các nạn nhân xấu số thôn Lương Điền, xã Hải Sơn (Hải Lăng, Quảng Trị) để giúp đỡ chuẩn bị lo hậu sự.
Đại tá Trần Đức Việt - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị có mặt tại thôn Lương Điền (Hải Sơn) cùng tổ chức công tác chuẩn bị lo hậu sự cho các nạn nhân.
Đến 9h15 phút sáng nay (30.7), công tác chuẩn bị đón thi thể nạn nhân và lo hậu sự đã được chính quyền huyện Hải Lăng cơ bản hoàn thành. Theo ông Vinh, trước mắt chính quyền huyện hỗ trợ mỗi người chết 3 triệu đồng, người bị thương 2 triệu đồng. Chính quyền xã hỗ trợ 1 triệu đồng/người chết.
Ông Hoàng Văn Vinh - Chủ tịch huyện Hải Lăng cho biết công tác chuẩn bị lo hậu sự cho các nạn nhân cơ bản hoàn thành.
Sáng nay, ông Nguyễn Quân Chính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã dẫn đầu đoàn chính quyền tỉnh vào Quảng Nam đưa thi thể các nạn nhân về quê nhà. Dự kiến khoảng 10h sáng nay thi thể các nạn nhân sẽ được đưa về quê để lo hậu sự.
Sáng 30.7, ông Nguyễn Đức Chính- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh quyết định hỗ trợ mỗi người chết 5 triệu đồng, mỗi người bị thương 3 triệu đồng. Ông Chính cũng đang trên đường di chuyển vào thôn Lương Điền, xã Hải Sơn, Hải Lăng để đón thi thể các nạn nhân trở về quê hương.
Theo Danviet
18 năm tù cho kẻ dâm ô, định giết bé gái 8 tuổi để bịt đầu mối TAND tỉnh Quảng Trị ngày 28.12 đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Trần Viên (46 tuổi, trú thôn Văn Vận, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) về tội "Giết người" và "Dâm ô với trẻ em". Theo cáo trạng, ngày 10.6, bé gái L.T.K.A (8 tuổi, hàng xóm của Viên) sang nhà Viên tìm con gái Viên....