Ra đề đánh giá mà như cố đánh trượt!
Một đề thi hay phải thể hiện sự phân hóa cao trong việc đánh giá trình độ học sinh vừa phải bảo đảm tính chính xác về từ ngữ và tư liệu; kích thích sự hứng thú, sáng tạo.
Đề thi là một trong những phương tiện quan trọng kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục. Đề thi phải đánh giá và phân loại được trình độ học sinh về năng lực thông hiểu, kỹ năng vận dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Hiện nay, ở các trường phổ thông, tình trạng ra đề thi về môn văn đang có nhiều bất cập.
Chỉ có thể… “cắn bút”!
Rất nhiều thầy cô đã cố gắng ra đề theo tinh thần đổi mới nhưng cũng có tình trạng đề mở quá dẫn tới tình trạng mơ hồ thậm chí tối nghĩa: “Mơ không chỉ là giấc mơ mà còn là mơ của giấc mơ” – Hãy trình bày giấc mơ của em. Hay yêu cầu trình bày suy nghĩ qua những câu như: “Cuộc sống là một hành trình em chọn bước đi hay dừng lại”, “Hãy gõ vào trái tim em, hãy cho biết trái tim em đang nói gì?”. Những đề này thuộc loại đề mở nhưng rất mông lung, học sinh khá trở xuống khó xác định hướng đi, hiểu được đề cũng không phải dễ. Học sinh cũng khó xác đinh bố cục cho bài viết.
Đề thi văn cần giúp học sinh yêu môn văn hơn. Trong ảnh: Học sinh lớp 9 tại một trường THCS ở TP HCM trong giờ học văn. (Ảnh: Tấn Thạnh)
Có những đề vừa khô khan, trừu tượng lại quá cao so với trình độ của học sinh trung học giống như một đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH: “Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng học phương pháp học… Bởi những kiến thức bạn có ngày hôm nay sẽ trở thành lỗi thời nhanh hơn bạn tưởng nhiều” – Từ lời khuyên của Phrit-men, hãy bàn về vai trò của “học phương pháp học” đối với mỗi con người trong thế giới hiện đại.
Một đề thi khác: “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của mình” (Gớt) – Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Hoặc một đề thi yêu cầu: Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý kiến của đại thi hào Lỗ Tấn: “Ước mơ không phải là cái gì có sẵn, cũng không phải là cái gì không thể có”.
Đây là những đề thi có đủ 3 khó: khó làm, khó điểm lại khó xơi. Rõ ràng, với những đề văn như thế này các em chỉ có “cắn bút”. Đề khó làm mất cảm hứng của người học, càng học càng thấy rối, lại không đánh giá đúng trình độ thật sự của học sinh.
Video đang HOT
Khổ vì quá dài rồi… quá ngắn
Đề thi về văn nghị luận xã hội thường phong phú và rộng hơn nghị luận văn học. Chính vì vậy, đề về nghị luận văn học thường khó làm mới. Đề vẫn quay đi quay lại phân tích nhân vật, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện, phân tích một bài, đoạn thơ. Lỗi thường gặp trong đề văn nghị luận văn học là đề không đáp ứng tiêu chí về thời gian và chất lượng: quá dài hoặc quá ngắn.
Ví dụ: Cũng là câu 4 điểm và cùng trong một thời gian như nhau (90 phút, đề gồm 3 câu) nhưng lại có sự nghich lý đến vô lý. Đây là đề thi học kỳ lớp 9 tại một quận ở TP HCM: “Đọc đoạn trích sau: “Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên… Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lào xào trong miệng. Nhưng quả bom nổ… (trích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê). Dựa vào đoạn trích trên, hãy nêu những cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê”.
Đây là một đề thi của trường THCS khác: “Cảm nhận của em về chân dung nữ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê”.
Một đề quá dài và một đề quá ngắn, lại cùng một thời lượng như nhau. Với đề quá dài, các em không đủ thời gian vì trong tác phẩm không chỉ chân dung của 1 nhân vật mà tới 3 nhân vật. Đề quá ngắn kia thì sa vào “chẻ sợi tóc làm tư”, học sinh không biết viết gì, chắc hẳn nhiều em “chém gió” với tâm trạng bực bội, học nhiều nhưng không áp dụng được bao nhiêu, không biết mình có đáp ứng đúng yêu cầu của đề hay không…
Những kiểu đề như thế này vẫn thường hay gặp trong các kỳ thi học kỳ ở một số trường THCS. Hiện tượng này cũng được lặp lại trong những đề phân tích thơ. Cùng một trường, cùng làm bài kiểm tra một tiết, cùng làm chung một bài thơ nhưng lớp này thì chỉ bình một khổ thơ, lớp kia lại phải phân tích cả bài thơ…
Đề hay phải khơi gợi cảm xúc Đề văn nghị luận hay vừa phải kiểm tra được kỹ năng làm văn của học sinh vừa đánh giá được sự hiểu biết về các vấn đề xã hội của học sinh lại vừa có đất cho những học sinh giỏi dụng võ. Em Nguyễn Thiên Kim, Trường Phổ thông Năng khiếu – ĐHQG TPHCM, giải nhất kỳ thi học sinh giỏi TP, phát biểu: “Khi cầm đề trên tay, em có cảm giác như đề này đã chờ sẵn em từ lâu, em cắm đầu viết liền một mạch sợ không ghi hết cảm xúc đang tuôn trào”. Đối với nghị luận xã hội, đề thi nên là những vấn đề quen thuộc gần gũi không nên “đao to, búa lớn”, không nên quá mơ hồ. Đề thi là sự đánh giá tổng hợp kiến thức sự hiểu biết về các vấn đề xã hội của học sinh, cũng như quan điểm chính kiến thật sự của các em trong cuộc sống, không nên buộc học sinh phải ép lòng nói những điều không phải là suy nghĩ thực và liên hệ theo kiểu hô khẩu hiệu: “Em cố gắng chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng thầy cô, ba mẹ”.
Theo Hoàng Thị Thu Hiền
Người Lao Động
Người lao động phải chấp nhận làm bất cứ việc gì để mưu sinh
Đây là nhận định Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi nêu ra tại diễn đàn Kinh tế Mùa xuân khi đề cập đến thực tế trên thị trường lao động, người lao động phải chấp nhận làm bất cứ việc gì để mưu sinh thay vì đợi việc tốt hơn.
TS. Bùi Sỹ Lợi nêu con số thống kê, đến thời điểm 31/12/2014, dân số cả nước là 90,7 triệu người; số người từ 15 tuổi trở lên là 70,06 triệu (chiếm 78,0% tổng dân số), trong đó có 54,4 triệu người thuộc lực lượng lao động. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 53,4 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013.
Ông Bùi Sỹ Lợi nhận định, vì cuộc sống mưu sinh, người lao động đang không có sự lựa chọn trong công việc của mình.
Cả nước đã có khoảng 1,2 triệu lao động thiếu việc làm (chiếm tỷ lệ 2,45%) và gần 1 triệu lao động thất nghiệp chiếm 2,08%. Tỷ lệ thất nghiệp chung theo điều tra ở mức rất thấp (1,81%).
Năng suất lao động xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 3.515 USD/lao động. Dù năng suất lao động thực tế liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005-2014 nhưng xếp hạng chung, Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore; bằng 1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.
Ông Lợi nhận xét, quy mô lực lượng lao động có xu hướng tăng chậm làm giảm áp lực việc làm, trong khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khôi phục nên tỷ lệ thất nghiệp biến động không nhiều. Nhưng vấn đề đáng lưu ý đối với thị trường lao động Việt Nam là năng suất lao động thấp và tiền lương, tiền công không cao.
Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập giảm sút của người lao động sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xã hội nghiêm trọng, nếu không có những giải pháp đối phó hiệu quả sẽ tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội. Đặc biệt, hiện nay, khu vực nông nghiệp, nông thôn không còn là "bà đỡ" có thể hấp thụ được số lượng người mất việc làm ở thành phố trở về thì nguy cơ bất ổn xã hội càng hiện hữu.
Điều này phần nào được giải thích bởi Việt Nam là một nước nông nghiệp, do kinh tế phát triển còn thấp nên mức sống của người dân chưa cao và an sinh xã hội chưa đầy đủ. Vì vậy, người lao động thường chấp nhận làm bất cứ loại công việc gì, kể cả những công việc có mức thu nhập thấp, bấp bênh, điều kiện làm việc không đảm bảo (việc làm không bền vững) nhằm nuôi sống bản thân và gia đình hơn là thất nghiệp dài để chờ đợi công việc tốt hơn.
Ông Lợi dẫn chứng vụ tai nạn sập giàn giáo tại dự án Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) vừa qua là một biểu hiện của việc người lao động không có lựa chọn công việc nào cho mình.
vụ tai nạn sập giàn giáo tại dự án Formosa là một biểu hiện của việc người lao động không có lựa chọn công việc nào cho mình. (Ảnh: Văn Dũng)
Đo lường giá trị lao động từ chuyện tiền lương, tiền công, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội đề cập, dù đã qua 2 đợt cải cách tiền lương năm 1993 và 2004, bước đầu tách bạch tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh và khu vực hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới chính sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường, nhưng mức tiền lương tối thiểu thấp vẫn mới chỉ đáp ứng đươc 70% nhu cầu cơ bản của người lao động. Mức lương này thấp hơn mức lương tối thiểu thực tế trên thị trường khoảng 20% và hiện nay mới đạt khoảng 45% mức tiền lương tối thiểu trung bình của khu vực ASEAN.
Năm nay, ngay từ quý I/2015 kinh tế đã có tín hiệu khởi sắc với tăng trưởng GDP đạt 6,03%, TS. Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc này sẽ tác động nhanh, làm tăng tính cạnh tranh trong thu hút nhân lực. Tuy nhiên, dù cơ hội việc làm xuất hiện ở nhiều ngành nhưng sự thiếu vắng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là một thách thức, nhiều công ty có xu hướng tìm kiếm lao động Việt Nam từ nước ngoài trở về.
Cùng quan điểm đánh giá năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất của Châu Á - Thái Bình Dương, PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Khoa học lao động và xã hội) cũng hi vọng kinh tế phục hồi sẽ giúp tạo việc làm tốt hơn. Tuy nhiên, ít lạc quan hơn, nữ chuyên gia cảnh báo, chuyển dịch cơ cấu việc làm vẫn rất chậm và tỷ lệ việc làm có thu nhập thấp vẫn sẽ chiếm tỷ lệ rất cao.
Bà Lan Hương phân tích, năm 2014, nền kinh tế tạo ra 53 triệu việc làm, tăng 801.000 việc so với năm 2013 (tương đương 1.53%). Thời kỳ 2010-2014, bình quân mỗi năm thị trường tạo thêm được 879.000 việc làm (1,69%), cao hơn tốc độ tăng lực lượng lao động. Sau 2 năm trì trệ do khủng hoảng kinh tế, việc gia tăng số việc làm của nền kinh tế trong năm 2014 cho thấy những tác động của quá trình phục hồi nền kinh tế.
Dù vậy, thời kỳ 2010-2014, trái với xu thế tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân thang từ công việc chính của lao động tăng rất chậm, chỉ tăng 0,5%/năm (đạt 4,362 triệu đồng/người/tháng). Thu nhập bình quân thang từ công việc chính của lao động nữ thấp hơn của lao động nam và khoảng cách chênh lệch tiền lương của nữ/nam có xu hướng gia tăng (từ 91,2% năm 2010 so với 90,5% năm 2014).
Quý II/2014, trong số những người làm công ăn lương, 18,6% có thu nhập thấp (dươi 2,7 triêu đông/thang, tương ứng 2/3 mưc thu nhâp trung vi). Quy IV năm 2014, thu nhập binh quân thang của lao động nhóm ngành "nông-lâm nghiệp và thủy sản" vẫn thấp nhất, chỉ đạt 2,852 triệu đồng/người/tháng, bằng 58% so với ngành "công nghiệp-xây dựng" (là 4,242 triệu đồng/người/tháng) và bằng 64% của nhóm ngành "dịch vụ" (là 4,907 triệu đồng/người/tháng).
P.Thảo
Theo Dantri
Cảnh đời bi đát của cậu học sinh lớp 11 trước cảnh "bà liệt, cha tâm thần" Tuổi thơ sớm vất vả, thiếu thốn tình thương của mẹ, cậu học sinh lớp 11 Nguyễn Anh Nhân vẫn không gục ngã, vươn lên trở thành cậu học trò giỏi của Trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nhưng lần này, Nhân đang thực sự bế tắc, em phải bỏ học giữa chừng để dành sức cứu người cha...