Ra Côn Đảo mới biết ăn hạt bàng
Ai lần đầu đến Côn Đảo khi về đều nhớ hương vị bùi, béo, ngọt ngậy của hạt bàng.
Đầu tuần vừa rồi tôi có dịp đến thăm Côn Đảo, tháng 3 không phải mùa trái bàng nhưng vẫn đủ để tôi có dịp trải nghiệm về món ăn đặc sản của miền đất này.
Bàng được trồng khắp trên đảo, có lẽ đây là loài cây chịu được thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên. Ở Côn Đảo có rất nhiều cây bàng cổ thụ được trồng từ thời Pháp, Mỹ.
Bàng được trồng khắp nơi tại đảo – Ảnh: Đoàn Xuân
Chuyện từ những người già ở đây kể lại, thời xưa chiến sĩ cách mạng của ta bị đày ra Côn Đảo lao động khổ sai, không được biết ngày, biết tháng, quanh năm chỉ nhìn mùa lá bàng rụng để phân biệt được thời gian. Vào những ngày trở trời, thời tiết lạnh, các chiến sĩ nhặt từng chiếc là bàng dấu trong người mang về phòng giam lót dưới nền đất nằm cho ấm. Nhiều chiến sĩ cách mạng đói quá đã nghĩ ra hái lá bàng non, nhặt cả quả bàng chín để ăn…Sau giải phóng nhiều cựu tù tình nguyện ở lại Côn Đảo sống và làm việc…theo năm tháng…hạt bàng ngày nay đã là đặc sản của riêng miền đất này.
Bàng được phơi khô – Ảnh: Đoàn Xuân
Bàng ra hoa và đậu quả quanh năm, nhưng vào đúng vụ thì quả nhiều, khi chín vàng rụng đầy gốc. Mùa bàng chín khoảng từ tháng 7 – 8 dương lịch. Quả bàng chín sẽ được phơi khô từ 10 – 15 ngày tùy vào thời tiết nắng mưa, khi quả bắt đầu khô thì dùng dao chẻ ra lấy hạt. Mỗi quả bàng chỉ có một hạt nên có được 1kg hạt bàng phải mất rất nhiều công.
Video đang HOT
Chẻ quả ra lấy hạt – Ảnh: Đoàn Xuân
Hạt bàng đã được tách – Ảnh: Đoàn Xuân
Hạt bàng được phơi thêm nắng cho thật khô rồi mới rang. Muốn hạt bàng ngon thì phải rang trên than hoa quạt hồng. Khi hạt bàng gần chín tùy theo nhu cầu người ăn mà có thể thêm muối hay đường tùy thích. Nếu muốn ăn mặn thì cho muối vào đảo đều, vị mặn của muối sẽ thấm vào trong hạt bàng… Còn muốn ăn ngọt thì hạt bàng rang chín, đổ ra rổ chờ nguội. Cho đường và hạt bàng vào trong chảo đảo đều, khi thấy đường dính hết vào hạt bàng là được.
Các loại đặc sản hạt bàng – Ảnh: Đoàn Xuân
Những ai lần đầu đến Côn Đảo khi trở về đều nhớ hương vị bùi, béo, ngọt ngậy trong mỗi hạt bàng, để rồi trong vali của mình không thể thiếu chút quà “hạt bàng” là đặc sản nơi đây.
Theo 24h
Thơm ngon cá lóc nướng kho gừng
Cá lóc nướng kho gừng có vị ngọt của thịt cá, vị cay của gừng cùng màu vàng rất bắt mắt của nghệ.
Đây là món ăn đặc sản của người dân vùng đất Vĩnh Linh (Quảng Trị). Làm món cá lóc nướng kho gừng không quá cầu kì nhưng đòi hỏi thời gian và sự tỉ mỉ. Bắt đầu từ khâu chọn cá để nướng, nên chọn cá lóc cỡ vừa không quá to hoặc nhỏ. Thông thường cá lóc đồng sẽ cho thịt săn chắc, ngọt và ngon hơn cá lóc nuôi. Cá sau khi đánh vảy, bỏ ruột, rửa sạch, để nguyên con cuộn tròn lại, dùng một thanh tre vót nhọn đầu xuyên ngang qua để giữ chặt lại.
Cá lóc làm sạch, cuộn tròn lại và nướng chín trên bếp than.
Sau khi chuẩn bị xong thì cho cá lên vỉ và nướng chín trên bếp than hồng. Trong quá trình nướng, bạn phải chú ý trở đều tay để cá chín đều và không bị cháy. Khi cá gần chín, nhớ rút thanh tre để xuyên qua mình cá bỏ đi. Sau khi nướng cá xong, người dân ở đây thường phơi cá ngoài nắng cho khô và thịt cá được dai trước khi mang kho. Ngoài cá lóc, gia vị làm nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là gừng. Khi kho cá, chọn lấy một ít lá gừng, rửa sạch, củ gừng gọt vỏ, thái sợi chung với lá gừng.
Cá lóc nướng chín với lớp da màu vàng rất hấp dẫn.
Bên cạnh đó, để món ăn có màu vàng đẹp mắt và thơm ngon, người ta thường cho thêm một ít củ nghệ thái và bột nghệ. Xếp những con cá đã nướng vào nồi, cho vào một ít dầu ăn, nước mắm, muối, đường, cho gừng và nghệ đã thái vào, thêm một tí bột nghệ và ớt bột vào. Đậy nắp lại và xóc thật đều để cá ngấm gia vị. Sau khi cá đã thấ, gia vị thì cho nước chè xanh đặc vào ngập mặt cá, đây chính là điểm riêng biệt tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn.
Cá lóc nướng kho gừng hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon và lạ miệng.
Đặt nồi cá lên bếp và kho trong khoảng chừng 20 phút, khi thấy nước trong nồi gần cạn và sánh lại là được, không nên kho khô quá làm thịt cá cứng mà không ngon. Cá lóc nướng kho gừng ngấm gia vị sẽ có vị cay nồng và mùi thơm của gừng, có màu vàng hấp dẫn của nghệ và có vị ngọt nhất định. Cá lóc nướng kho gừng dùng với cơm nóng rất vừa miệng, ngoài ra, đây còn là món lai rai rất được ưa thích trong những buổi nông nhàn.
Theo VnExpress
Cá nhét nấu lá gừng Vùng lúa Tây Hòa (Phú Yên) có nhiều phù sa tươi tốt, nhiều món ngon vì đây là nơi hội tụ của các con sông: Ba, Đồng Bò, Bánh Lái, Bầu Quay, Trong... Các con sông vắt mình qua những cánh đồng cho nhiều loại cá đặc sản như cá sặc, cá đá, cá tràu..., mà ngon nhất, tuyệt vời nhất là món...