Ra chợ… tuyên truyền bảo hiểm tự nguyện
Trực tiếp ra chợ tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện cho các tiểu thương và người dân là một trong những cách làm mới mà nhiều đơn vị cơ sở của ngành BHXH Hà Tĩnh lựa chọn.
Thông qua sự thân tình trong trò chuyện, giải đáp thắc mắc, cán bộ BHXH Hà Tĩnh đã giúp người dân thay đổi nhận thức về BHXH tự nguyện và những chính sách nhân văn của Nhà nước
Chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 1/1/2008 nhưng số lượng người dân tham gia còn khá khiêm tốn. Bởi vậy, nhiều đơn vị cơ sở ngành BHXH đã lựa chọn chợ – nơi tập trung đông tiểu thương và người dân để tuyên truyền. Bước đầu, các cán bộ ngành BHXH đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều tiểu thương, người dân.
Là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện giải pháp này, ngay từ khi bắt đầu triển khai, BHXH huyện Can Lộc đã chủ động xây dựng chương trình phối hợp với Ban Quản lý chợ Nghèn, Bưu điện huyện.
Ông Trần Đắc Thiết – Phó Giám đốc BHXH huyện Can Lộc cho biết: “Để công tác tuyên truyền thực sự có hiệu quả, trước khi đến trực tiếp các ki-ốt, cửa hàng, BHXH huyện đã cung cấp các thông tin, đĩa tuyên truyền để Ban Quản lý chợ Nghèn phát trên hệ thống loa phóng thanh hàng ngày”.
Sau khi được tuyên truyền, thay vì thái độ thờ ơ, nhiều người dân đã thực sự quan tâm, tìm hiểu về BHXH tự nguyện để có kế hoạch tham gia.
Sau khi tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, cán bộ BHXH cùng nhân viên bưu điện huyện và cán bộ Ban Quản lý chợ Nghèn đến trực tiếp từng ki-ốt, cửa hàng, gặp từng người dân để phát tờ rơi và tuyên truyền cụ thể chính sách của Nhà nước đối với BHXH tự nguyện. Nhiều băn khoăn, thắc mắc của người dân về thủ tục tham gia, các quyền lợi và trách nhiệm, các chế độ được thụ hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện được giải đáp trực tiếp.
Chị Ngô Thị Bé – tiểu thương ở chợ Nghèn cho biết: “Trước đây, tôi bị nhầm lẫn BHXH với các hình thức bảo hiểm thương mại khác. Bây giờ được nghe tuyên truyền và hỏi trực tiếp mới hiểu đây là chính sách an sinh xã hội rất nhân văn. Vì vậy, tôi đã đăng ký tham gia BHXH tự nguyện ngay sau khi được tuyên truyền”.
Việc tuyên truyền, giải đáp thắc mắc có khi kéo dài cả tiếng đồng hồ nhưng cán bộ BHXH vẫn rất nhiệt tình, kiên nhẫn.
Video đang HOT
Cũng với cách làm trên, thời gian qua, cán bộ BHXH nhiều huyện khác như Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Vũ Quang đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền cho bà con tiểu thương ở các chợ trên địa bàn. Cán bộ BHXH đã giúp người dân hiểu rõ hơn về chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước thông qua sự hỗ trợ cho từng đối tượng tham gia. Đặc biệt, qua đó, bà con đã hiểu rõ BHXH là cơ quan nhà nước và do nhà nước tổ chức thực hiện.
Anh Nguyễn Mạnh Toàn – Phó trưởng phòng Khai thác và thu nợ BHXH tỉnh cho biết: “Ra chợ trực tiếp tuyên truyền là cách làm hay và rất hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức cho người dân về cơ quan BHXH và hình thức BHXH tự nguyện. Chúng tôi cũng thường xuyên hỗ trợ các đơn vị cấp huyện trong việc tuyên truyền, đối thoại, giải đáp cho người dân. Thực tế cho thấy, đa số nhân dân vẫn chưa hiểu rõ bản chất của BHXH và nhầm lẫn đây cũng là bảo hiểm thương mại nên không quan tâm”.
Nhiều người dân còn mang tờ rơi về nhà và chia sẻ với hàng xóm về BHXH tự nguyện.
Bằng cách tiếp cận, trò chuyện thân mật với người dân, cán bộ BHXH tỉnh đã tạo được niềm tin vững chắc trong nhân dân đối với chủ trương của Đảng, những chính sách về BHXH tự nguyện. Thay vì thái độ thờ ơ, họ đã thực sự quan tâm, tìm hiểu và có kế hoạch để tham gia các gói BHXH tự nguyện theo khả năng tài chính của mình.
Theo baohatinh
TP.HCM đã từng vận động giảm ăn thịt chó
Những điểm chuyên bán thịt chó trên địa bàn TP.HCM đã giảm đáng kể từ khi chính quyền vận động người kinh doanh chuyển ngành nghề.
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức để phòng, chống bệnh dại, nguy cơ và tác hại mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả... khi sử dụng thịt chó, mèo để một bộ phận người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo.
Còn TP.HCM thì sao?
"Chợ chó" đã thôi nhộn nhịp
Đầu năm 2018, UBND TP.HCM ban hành Quyết định 17/QĐ-UBND phê duyệt chương trình khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn TP giai đoạn 2017-2021.
UBND TP.HCM yêu cầu các quận, huyện chỉ đạo xử lý những trường hợp kinh doanh chó, mèo ở lòng lề đường. Đồng thời kiểm tra và xử lý các điểm giết mổ chó, mèo trái phép trên địa bàn.
Ở TP.HCM, địa danh "chợ chó" trên địa bàn phường Trung Mỹ Tây, quận 12 nổi tiếng khá lâu. Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây, cho biết thực hiện chỉ đạo của UBND quận 12, phường Trung Mỹ Tây thường xuyên tuyên truyền và kiểm tra các điểm kinh doanh thịt chó tại "chợ chó".
"Đầu tiên, phường mời các đảng viên có điểm cho thuê bán thịt chó để trao đổi và đề nghị không cho thuê bán thịt chó nữa. Kế đến, phường đề nghị vận động các hộ bán thịt chó chuyển đổi ngành nghề. Việc làm trên đã mang lại hiệu quả nhất định. Trước đây có bảy điểm bán thịt chó tại "chợ chó", hiện giảm còn năm điểm" - ông Tâm nói.
UBND phường Trung Mỹ Tây cũng tăng cường kiểm tra các cơ sở giết mổ chó trái phép. Mới đây, cơ quan chức năng của phường bắt hai người trộm chó và một người thu mua chó để giết mổ. "Kiểm tra tại cơ sở thu mua, phường phát hiện 57 con chó chưa giết mổ và 50 đầu chó. Ngoài tiêu hủy toàn bộ lô hàng nói trên, phường còn phạt chủ mua chó trên 9 triệu đồng" - ông Tâm nói thêm.
Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, cho biết thêm trước đây trên tuyến đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) có khá nhiều điểm bán thịt chó nhưng gần đây đã giảm hẳn.
Cơ quan chức năng phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM kiểm tra các điểm bán thịt chó tại "chợ chó". Ảnh: TRẦN NGỌC
Hy vọng thế hệ sau không ăn thịt chó
Quyết định 17/QĐ-UBND của UBND TP.HCM còn có nội dung: "Chủ nuôi phải đăng ký nuôi chó, mèo với UBND xã, phường thông qua hình thức khai báo với trưởng ấp, khu phố, tổ trưởng tổ dân phố. UBND xã, phường quản lý chặt chẽ đàn chó, mèo thông qua việc thống kê định kỳ hằng năm, thường xuyên cập nhật biến động đàn chó, mèo".
Cứu hộ chó bị bắt
Mới đây, hai thanh niên trộm chó chạy xe máy đụng người đi đường rồi bỏ chạy. Hai người này bỏ lại một bao tải.
Sau khi kiểm tra, chúng tôi phát hiện trong túi có sáu con chó đã chết nên tiêu hủy. Hai con chó còn sống hiện được chúng tôi chăm sóc.
Ông NGUYỄN ĐỨC TÂM, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM
Theo ông Phát, hầu như không chủ nuôi nào tự giác đăng ký việc nuôi chó, mèo với chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, nhân sự tại phường, xã còn mỏng nên việc cập nhật biến động chó, mèo khó thực hiện. "Thậm chí khi tiếp xúc, vài anh em nói rằng hiện quản lý người tạm trú, tạm vắng còn không xuể thì huống chi quản lý chó, mèo" - ông Phát nói.
Về việc hạn chế ăn thịt chó, ông Phát cho rằng hiện vẫn còn một bộ phận có thói quen dùng thịt chó. Do vậy không thể một sớm một chiều bỏ được mà phải dần dần chuyển đổi nhận thức.
"Giải pháp tốt nhất vẫn là tuyên truyền. Về lâu dài, cần vận động người dân không xem thịt chó như một loại thực phẩm. Hy vọng những thế hệ sau sẽ không ăn thịt chó" - ông Phát chia sẻ.
Cộng đồng kêu gọi nói không với thịt chó
Trên các diễn đàn hội yêu chó, mèo đã bắt đầu rầm rộ phát động phong trào hưởng ứng quyết định của TP Hà Nội. Không ít bạn ở các TP khác hy vọng rằng địa phương mình cũng sẽ ban hành quyết định tương tự. Bạn Bùi Thị Hằnggửi gắm: "Mong là cả nước chứ không riêng gì Hà Nội thực hiện việc này".
Nhiều bạn đọc chia sẻ lý do họ không ăn thịt chó để khẳng định đó không phải là lời kêu gọi suông, không có lý do.
Còn bạn Ngoan Hà tâm sự: "Tôi không ăn thịt chó vì tôi sợ ăn nhầm phải con chó đã giữ nhà cho người ta suốt nửa đời, sợ ăn nhầm phải bạn của một đứa trẻ, sợ ăn nhầm chó công vụ từng cứu mạng con người, sợ ăn nhầm "đôi mắt" của người mù nào đó... Và hơn thế nữa bởi vì tôi yêu chúng"...
Thịt chó còn được đem ra phân tích dưới góc độ khoa học để chứng minh rằng đây không phải là một món ăn có ích cho con người mà chính nó liên quan trực tiếp đến việc bùng nổ các dịch bệnh như giun xoắn, bệnh tả...
NHÂN CHÍNH
TRẦN NGỌC
Theo PLO
BĐBP Kon Tum ký kết chương trình phối hợp với Ty Công An tỉnh Rattanakiri Chiều 9-9, tại Kon Tum, đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum do Thượng tá Dương Thế Võ, Phó Chỉ huy trưởng Tham mưu-Tác chiến làm trưởng đoàn đã ký kết chương trình phối hợp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới với đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Rattanakiri, Campuchia do Trung tướng Nguôn Kươn, Giám đốc làm...