Rã cẳng trên đảo Thổ Chu
Muốn vừa đi du lịch vừa luyện cho đôi chân rắn chắc hãy đến đảo Thổ Chu bởi ở đây, muốn đi tắm biển phải lội bộ cả đi và về 10 km.
Quần đảo Thổ Chu thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Gồm 8 đảo nhỏ trong đó hòn lớn nhất là hòn Thổ Chu với diện tích khoảng 13,95 km. Trên đảo Thổ Chu có 4 bãi biển, trong đó có 2 bãi lớn là bãi Ngự và bãi Dong. Trong đó, cư dân sinh sống chủ yếu tập trung ở bãi Ngự. Riêng những người mua bán các nguyên vật liệu phục vụ cho nghề cá thì mỗi năm chuyển nhà 2 lần theo hướng gió. Vào mùa gió đông bắc từ tháng 9 đến tháng 3, họ sống ở bãi Ngự. Vào mùa gió tây nam từ tháng 4 đến tháng 8, khi tàu thuyền chuyển bến qua bãi Dong thì họ lại dời nhà qua đó.
Chúng tôi đến Thổ Chu vào tháng 11, thời điểm mà bãi Ngự lúc nào cũng tấp nập còn bãi Dong thì tịnh vắng không một bóng người. Vậy là, suốt 5 ngày trên đảo, ngày nào chúng tôi cũng qua bãi Dong tắm biển, tận hưởng cảm giác chỉ mình ta với ta.
Thổ Chu là một đảo nhỏ, dân cư sống chuyên về nghề biển và mua bán nên mọi dịch vụ du lịch hầu như không có. Vì vậy, để đi lại quanh đảo chỉ có cách duy nhất là cuốc bộ.
Từ bãi Ngự sang bãi Dong dài khoảng 5 km. Có 2 đường đi, hoặc men theo con đường chạy quanh đảo với một mặt giáp biển, hoặc con đường xuyên rừng, xẻ dọc đảo. Trong khi đường biển không một bóng cây, nắng đến ngây người thì đường xuyên rừng có những con đốc cao ngất làm chân cẳng rụng rời.
Tuy nhiên, đó là cảm giác lần đầu tiên cuốc bộ quanh đảo. Trong gần 1 tuần ăn dầm nằm dề trên hòn đảo này với mỗi ngày đi lại 10 km, chúng tôi nhận ra tắm biển sướng 1 còn được lê la trên hai con đường sướng 10.
Mát lạnh con đường rừng xuyên đảo
Thi thoảng chúng ta sẽ gặp được những gốc cổ thụ to mấy người ôm không xuể
Hay những chú bò đi lơ thơ
Con đường chạy xuyên đảo mùa gió đông bắc hầu như không có ai qua lại nên hai bên vệ đường bám đầy rêu xanh và điểm trên đó là đủ thứ cỏ dại có hoa li ti rất xinh. Dù sáng sớm, trưa đứng bóng hay xế chiều con đường cũng mát rượi vì xuyên qua một cánh rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ mấy người ôm không xuể. Sớm đi thì nghe chim hót, chiều về thì nghe công trùng rỉ rả, thi thoảng lại gặp một đàn bò bẽn lẽn gặm cỏ bên lối đi.
Video đang HOT
Không được màu sắc, phong phú như đường rừng, con đường ven biển thì chỉ có một màu chủ đạo là xanh: Biển xanh, trời xanh, những đám dây leo ven gềnh đá cũng xanh. Đi gữa cái xanh mênh mông bất tận đó, ta như nghe một âm diệu du dương của sóng vỗ nhẹ vào bờ, của tiếng gió vi vút và cả những tiếng vỗ cánh đột ngột của một chú chim rừng đang đậu trên ngọn cây cao ven sườn núi.
Bãi Ngự, nơi tập trung dân cư đông nhất ở quần đảo Thổ Chu
Con đường ven biển rợp bóng dừa ở đảo Thổ Chu
Và có những đoạn chỉ có trời và biển chói chang dưới nắng
Xanh, màu chủ đạo trên con đường ven biển ở đảo Thổ Chu
5 ngày trên đảo, ngày nào chúng tôi cũng thức dậy sớm, ra chợ ăn sáng, mua mớ trái cây, dưa leo và vài món ăn vặt rồi cuốc bộ ra bãi Dong. Ở đây chẳng có gì để giải trí ngoài tắm biển, lặn ngắm san hô nhưng không ai trong chúng tôi thấy chán vì biển quá hoang sơ, quá đẹp mà khó có bãi biển du lịch nào tìm thấy được.
Bãi Dong hoang sơ
Gần 1 tuần cách biệt với thế giới phồn hoa, gần 1 tuần lê la trên Thổ Chu không chỉ khiến não bộ, tâm hồn chúng tôi được gột sạch bong mà làm đôi bắp chân trở nên khỏe mạnh, rắn chắc hơn rất nhiều.
Theo tapchilamdep
Hải chiến với Pol Pot trên đảo Thổ Chu: Chuyện bây giờ mới kể
Ngày 10/5/1975, Khmer Đỏ dùng tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Chu, dồn hơn 500 người dân Việt Nam trên đảo đưa về Campuchia và tàn sát toàn bộ.
Sơ đồ (phỏng đoán) trận đánh giải phóng đảo Thổ Chu của lực lượng hỗn hợp HQNDVN và Quân khu 9 (24-27/5/1975)
Một số người dân trên đảo dùng xuồng máy chạy trốn vào bờ và báo tin cho chính quyền. Không thể nhún nhường được nữa, Việt Nam quyết định dùng sức mạnh quân sự để tái chiếm lại đảo Thổ Chu.
Lúc bấy giờ, lực lượng hải quân ta còn gặp rất nhiều khó khăn. Tám ngày sau khi Khmer Đỏ đánh chiếm đảo Thổ Chu, căn cứ hải quân An Thới, Phú Quốc mới được Quân khu 9 bàn giao cho Quân chủng Hải quân. Nhưng với quyết tâm bằng bất cứ giá nào cũng phải bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, Đoàn Hải quân Phú Quốc vẫn dốc toàn bộ lực lượng, phối hợp cùng bộ binh của Quân khu 9 tiến hành giành lại đảo Thổ Chu, trả nợ máu cho hàng trăm đồng bào bị quân Khmer Đỏ tàn sát.
Các tàu thuyền của chế độ cũ được nhanh chóng sửa chữa để sẵn sàng tham gia chiến đấu. Cũng trong ngày 18/5/1975, hội nghị quân sự Phú Quốc được tiến hành, hạ quyết tâm giành lại đảo Thổ Chu bằng sức mạnh quân sự.
Quần đảo Thổ Chu cách bờ trên 200km, gồm 8 đảo, trong đó Thổ Chu là đảo lớn nhất, rộng khoảng 10km2, các đảo còn lại có diện tích khoảng 1km2.
Lúc bấy giờ, thông tin về lực lượng địch còn rất sơ lược, chủ yếu thông qua những người dân trốn thoát về cho biết: Trên đảo Thổ Chu có khoảng 1 tiểu đoàn địch được tăng cường hỏa lực mạnh, có 3 trọng liên 12,7mm, 3 súng cối 60, 81 và 82mm, 1 khẩu ĐKZ 75mm và 1 khẩu ĐKZ 106,7mm.
Ở bãi Ngự phía tây nam đảo Thổ Chu có 1 trung đội địch, ở bãi Mun và bãi Giang phía đông nam đảo có 1 trung đội, ở bãi Cao và Hòn Từ có 2 trung đội.
19 giờ 35 phút ngày 23-5-1975, lực lượng tham gia chiến đấu tái chiếm đảo Thổ Chu đã tập hợp đội hình ở Bãi Cao Cát - chuẩn bị xuất phát đổ bộ. Hải quân Nhân dân Việt Nam tung vào trận 2 tàu vận tải (T-643 và T-657) của Đoàn 125, chở theo một phân đội đặc công 39 người, cùng với đó là 3 tàu tuần tiễu PCF (lượng giãn nước 16 tấn, trang bị trọng liên 12,7mm và súng cối 81mm).
Lực lượng đổ bộ là 2 đại đội (140 người) của tiểu đoàn bộ binh 410, trung đoàn 95, Quân khu 9, cùng 1 trung đội địa phương (25 người) của đảo Phú Quốc và 11 cán bộ và dân địa phương đi cùng để dẫn đường. Lực lượng này được chở trên hai tàu đổ bộ cơ giới LCM-8 (lượng giãn nước 113 tấn, trang bị 2 trọng liên 12,7mm) của Rạch Giá. Do các tàu PCF, tàu LCM-8 mới tiếp thu được của chế độ cũ, nên ta phải sử dụng lái tàu và pháo thủ của Hải quân VNCH trước đây.
Trên mỗi tàu tuần tiễu PCF có 4 lính chế độ cũ và 3 chiến sĩ đặc công đi kèm. Theo kế hoạch, quân ta sẽ bí mật đổ bộ lên đảo, sau đó đồng loạt nổ súng tấn công các vị trí phòng ngự của quân Khmer Đỏ, dưới sự yểm hộ của hỏa lực trên tàu chiến.
21 giờ 15 phút, tàu vận tải T-643 bắt đầu tiến vào bờ biển phía đông bắc đảo Thổ Chu, đưa phân đội đặc công lên chiếm bãi đổ bộ. 15 phút sau, đặc công chiếm bãi đổ bộ thành công, 2 tàu đổ bộ LCM-8 bắt đầu đưa bộ binh tiến vào. Sau 45 phút, các phân đội bộ binh đổ bộ xong. Tuân thủ kế hoạch đã được vạch ra, phân đội đặc công sẽ tiến công bãi Mun, trung đội địa phương Phú Quốc sẽ chiếm bãi Giang, còn tiểu đoàn 410 sẽ giải quyết hai mục tiêu là bãi Ngự và bãi Nhất.
Biên đội tàu tuần tiễu K-62 của HQNDVN
3 giờ 45 phút sáng 24-5-1975, Sở Chỉ huy lệnh cho 2 tàu đổ bộ LCM-8 ở lại cảnh giới phía bắc đảo Thổ Chu, cách bãi đổ bộ chừng 1 hải lí. 3 tàu tuần tiễu PCF vòng qua hướng tây, dừng lại ở Hòn Khô, sẵn sàng chi viện cho mũi tiến công bãi Ngự. 2 tàu vận tải quân sự vòng qua hòn Cao Cát sang phía đông nam.
5 giờ 15 phút sáng 24-5-1975, tiểu đoàn 410 nổ súng đánh chiếm bãi Ngự. Các mũi khác cũng đồng loạt nổ súng theo hợp đồng. Ba tàu tuần tiễu PCF tiến vào trước bãi Ngự, dùng hỏa lực trên tàu chi viện cho bộ binh tiến công địch. Từ trên bờ, quân Khmer Đỏ bắn trả tàu hải quân ta bằng súng cối và ĐKZ, song hỏa lực không mạnh.
Ngay từ những phút đầu trận đánh, phân đội đặc công đã làm chủ bãi Mun. Đến 7 giờ sáng, trung đội địa phương đảo Phú Quốc cũng đã làm chủ được một phần bãi Đông, buộc địch phải co cụm trong công sự chống trả.
7 giờ 15 phút sáng, hai tàu LCM-8 cảnh giới ở phía bắc đảo phát hiện thấy một tàu lạ tiến tới. Lập tức, 3 tàu tuần tiễu PCF được lệnh vòng lên phía bắc để kiểm tra, nắm tình hình, sẵn sàng đánh địch. Từ hướng đông nam, tàu T-643 cũng chở theo một tổ đặc công đến chi viện. 3 tàu PCF tăng tốc tiếp cận và báo cáo: Trên tàu lạ có nhiều người, có vũ khí và treo cờ đỏ. Hải quân ta lập tức tổ chức vây bắt. Dưới sự yểm hộ của đồng đội, tàu T-643 và một tàu LCM-8 cập sát tàu lạ, bắt sống tàu cùng 40 tên địch. Tàu T-657 tiến về bãi Đông cũng phát hiện một thuyền máy của địch đi từ hòn Từ sang, lập tức nổ súng tiêu diệt. Đến 8 giờ 30 phút sáng, quân ta làm chủ bãi Đông. Nhưng cuộc chiến đấu vẫn diễn ra rất quyết liệt ở bãi Ngự trong suốt buổi sáng 24-5-1975. Quân địch dựa vào hai điểm tựa ở phía bắc và phía đông nam bãi Ngự để chống trả bộ đội ta.
14 giờ 30 phút chiều, tàu T-643 và 3 tàu tuần tiễu PCF bắt đầu nổ súng chi viện hỏa lực cho tiểu đoàn 410 trên bãi Ngự. Quân địch vẫn ngoan cố bắn trả tàu ta bằng súng cối và ĐKZ. Đến 16 giờ chiều, để nhanh chóng giải quyết trận đánh, Sở Chỉ huy tăng viện thêm cho lực lượng tái chiếm đảo 2 tàu tuần tiễu K-62 (lượng giãn nước 135 tấn, trang bị 2 pháo 37mm 2 nòng và 2 pháo 25mm 2 nòng). Tàu T-657 lập tức đi đón hai tàu tuần tiễu.
9 giờ sáng 25-5-1975, quân ta tiếp tục tấn công bãi Ngự. Được tăng cường thêm hai tàu tuẫn tiễu, hỏa lực yểm hộ bộ binh mạnh lên rõ rệt. Hải quân ta kiên quyết dùng pháo 37mm khống chế cao điểm đông nam bãi Ngự, và dùng 25mm bắn bộ binh địch. Kinh hoàng trước hỏa lực của tàu ta, quân Khmer Đỏ nhanh chóng tan rã. Điểm tựa phía bắc bãi Ngự bị chiếm, hơn 100 tên địch ra hàng. Đến 12 giờ trưa, điểm tựa phía đông nam cũng bị hạ, 56 tên địch ra hàng. 18 tên khác chạy ra bãi Mun cũng đã phải đầu hàng bộ đội đặc công ta ở đây. Quân ta giành lại đảo Thổ Chu, và sau đó triển khai đánh chiếm nốt các đảo còn lại. Đến ngày 27-5-1975, trận đánh kết thúc.
Như vậy, sau 3 ngày chiến đấu, lực lượng hỗn hợp của Hải quân Nhân dân Việt Nam và Quân khu 9 đã loại khỏi vòng chiến 1 tiểu đoàn tăng cường của địch, thu toàn bộ vũ khí, khí tài và trang thiết bị. Phía ta hi sinh 4 người, bị thương 14 người.
Trong hoàn cảnh vừa hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mới tiếp quản các tàu chiến, căn cứ hải quân của chế độ cũ, nhưng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thể hiện tinh thần kiên quyết tiến công, thực hiện hàng loạt các trận đánh tái chiếm các đảo trên vùng biển Tây Nam, bước đầu làm thất bại âm mưu xâm lược của bè lũ diệt chủng Polpot - Khmer Đỏ.
Theo Infonet
Thủy phi cơ Cảnh sát biển VN phát hiện mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Thông tin từ hiện trường gửi về cho biết, còn có vật thể được nghi là mảnh vỡ của đuôi máy bay. Tuy nhiên, do trời tối, máy bay chưa thể tiếp cận để trục vớt. Thủy phi cơ của Cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích,...