Ra biển nuôi loài cá “bá đạo”-tự chuyển giới từ đực thành cái
Theo nhân viên kỹ thuật Công ty TNHH Australis Việt Nam trụ sở đặt tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), so với các loài cá khác thì cá chẽm là loài cá rất đặc biệt. Khi được sinh ra, cá chẽm đều là cá đực, 2 – 3 năm tuổi cá tự động “chuyển giới” thành cá cái và có thể đẻ trứng.
Những ngày đầu xuân mới, chúng tôi có dịp đến thăm một khu vực nuôi cá chẽm quy mô lớn nằm ở phía nam vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
Chiếc cano cao tốc rời bến tàu của Công ty TNHH Australis Việt Nam nằm ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chưa đầy nửa giờ sau đó, chúng tôi đã tiếp cận khu vực thả các lồng bằng vật liệu đặc biệt để nuôi cá chẽ.
Hàng ngày, cá chẽm được cho ăn bằng máy
Vừa tiếp cận chiếc lồng lớn nhất (có diện tích hơn 370m2), chúng tôi thấy những công nhân đang cho cá ăn. Trên chiếc ghe 24CV, máy “phun” thức ăn được lắp đặt trên mạn đều đặn phóng thức ăn xuống mặt biển. Nhờ đó, thức ăn được rải đều khắp mặt nước trong lồng, thuận tiện cho việc tiếp cận thức ăn của đàn cá.
“Lúc này, nhiệt độ nước biển chỉ 25 độ. Nhiệt độ này với cá chẽm được coi là lạnh và vì thế cá sẽ ít ăn hơn so với mùa hè nóng bức”, ông Bùi Xuân Đoan – nhân viên quản lý nuôi cá thương phẩm của công ty cho biếtr.
Công ty TNHH Australis Việt Nam trụ sở đặt tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa; văn phòng đại diện ở TP. Nha Trang và có nhà máy chế biến đặt tại phường Phước Long, TP. Nha Trang.
Video đang HOT
Theo nhân viên kỹ thuật công ty, so với các loài cá khác thì cá chẽm là loài cá rất đặc biệt. Khi được sinh ra, cá chẽm đều là cá đực, 2 – 3 năm tuổi cá tự động “chuyển giới” thành cá cái và có thể đẻ trứng.
Vùng nước phía nam Vân Phong được công ty phân bổ làm 4 vùng và đặt nhiều lồng nuôi cá với tổng diện tích hơn 2.700m2. Mỗi vùng nước có tới 3 loại lồng nuôi cá chẽm có kích thước khác nhau. Theo các nhân viên kỹ thuật, cá chẽm từ khi được sinh ra trong bể (trên bờ) và được chăm sóc tỉ mỉ, tăng trưởng có trọng lượng 50g mới được chuyển ra lồng ngoài vịnh Vân Phong. “Sau đó, cá được nuôi có trọng lượng từ 1,2 đến 1,5kg mới thu hoạch, tùy từng yêu cầu của khách hàng”, anh Đoan nói.
Cá chẽm bố mẹ được nuôi trên bờ.
Để kiểm tra, theo dõi quá trình tăng trưởng của cá, mỗi sáng, các nhân viên kỹ thuật phải lặn kiểm tra từng lồng. “Việc làm này được chúng tôi duy trì mỗi ngày, kể cả khi có gió mạnh hoặc nước lạnh, để phát hiện cá có bị bệnh, chết hay không”, anh Đoan cho biết.
Đến giai đoạn nhất định, cá chẽm còn được “tắm” bằng dung dịch đặc biệt. Ngoài ra, các công nhân còn phải thay lưới định kỳ cho mỗi lồng cá. Công việc này nhằm đảm bảo dòng nước luôn được luân chuyển, tránh cá bị mắc bệnh.
Cá chẽm được nuôi ở đây được xoay vòng liên tục trong năm. Vì thế, cứ mỗi ngày có từ 8 đến 15 tấn cá được khai thác, đưa vào nhà máy chế biến. Tìm hiểu được biết, để không ngắt quãng nguồn hàng cho các đối tác nước ngoài, tại công ty thường xuyên có hơn 250 cán bộ, công nhân làm việc mỗi ngày.
“Chúng tôi có cả một dây chuyền làm việc xuyên suốt. Từ việc cá bố mẹ được chăm sóc thế nào để đẻ trứng và thụ tinh. Khi cá con được nở ra, các công nhân làm việc suốt ngày đêm để dõi theo quá trình sinh trưởng cá con. Tất cả đều phải tuân theo một quy trình khoa học hết sức nghiêm ngặt”, ông Yedod Snir – Giám đốc điều hành của công ty cho biết.
Theo các nhân viên kỹ thuật của công ty, theo chu kỳ 45 ngày, lại có một đợt cá con được sinh ra tại công ty với số lượng lên đến hơn 1,2 triệu con.
Làm việc với những nhân viên kỹ thuật, công nhân địa phương trong hơn 8 tháng qua, ông Yedod Snir đánh giá, họ là những người hết sức chăm chỉ, thông minh và tận tụy hết mình vì công ty. Cũng theo ông Yedod Snir, trước đây cá thành phẩm của công ty chỉ được xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, còn hiện nay đã lan tỏa sang các thị trường khó tính khác như: Nhật Bản, Úc, châu Âu và thị trường trong nước.
Theo Thành Long (Báo Khánh Hòa)
Nuôi cá chẽm răng sắc trong ao đất, lãi to, ít rủi ro
Trước đây, bà con xã Hòa Đông, TX. Vĩnh Châu (Sóc Trăng) chủ yếu nuôi tôm thẻ, nhưng thời gian gần đây, do giá cả thị trường bấp bênh nên nhiều bà con đã mạnh dạn chuyển một phần diện tích nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cá chẽm hay nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ cá chẽm và đã có thu nhập khá cao.
Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Đông Dương Hoàng Vĩnh phấn khởi thông tin: "Hiện nay, trên địa bàn xã Hòa Đông có khoảng 40ha nuôi cá chẽm, tăng 50% so với năm 2017. Đến thượng tuần tháng 6-2018, bà con đã thu hoạch được hơn 70% diện tích, ước tính sản lượng gần 500 tấn. Hiện với giá dao động từ 75.000 đồng/kg đến 80.000 đồng/kg, bà con phấn khởi vì năm nay giá cá chẽm cao hơn năm ngoái từ 15.000 đồng đến 18.000 đồng/kg".
Gia đình ông Lý Phước Mộc ở ấp Cảng Buối đang thu hoạch cá chẽm.
Tuy là vụ nuôi đầu, còn ít kinh nghiệm, nhưng ông Lý Phước Mộc, ấp Cảng Buối rất thành công với mô hình nuôi cá chẽm thương phẩm. Hôm chúng tôi đến, ông Mộc đang thu hoạch số cá chẽm còn lại. Được biết, trước đây gia đình ông Mộc chủ yếu nuôi tôm thẻ nhưng khoảng 1 năm nay, ông đã chuyển 3 ao (diện tích khoảng 14.000m2) sang nuôi cá chẽm.
Ông Mộc thả 62.000 con giống cá chẽm, kích cỡ khoảng 1,5cm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Ông Mộc chia sẻ: "Tùy theo kích cỡ của cá chẽm giống mà thời gian và mật độ nuôi cũng khác nhau. Nuôi càng lâu thì cá càng lớn, nhưng khoảng 10 tháng là phù hợp nhất, trọng lượng trung bình khoảng 1,2kg. Vụ này, ước tính sản lượng khoảng 20 tấn cá thương phẩm. Với giá bán 75.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi cũng lời gần 400 triệu đồng".
Cũng theo ông Mộc, nuôi cá chẽm đòi hỏi nguồn vốn cao nhưng lại ít rủi ro hơn so với nuôi tôm, hơn nữa cá chẽm có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi do có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường, với các loại thức ăn. Tuy nhiên, cá chẽm cần nhiều ôxy nên lúc nào cũng phải có máy phát dự phòng dùng khi cúp điện để tránh thiệt hại.
"Nếu so sánh với một số đối tượng thủy sản khác tại địa phương thì hiệu quả từ mô hình nuôi cá chẽm là khá cao. Thu hoạch vụ này xong, tôi cải tạo lại ao rồi thả luân canh một vụ tôm để thay đổi môi trường nước và dưỡng đất. Sau đó, thả cá gối vụ mở rộng thêm một số ao nữa" - ông Mộc cho biết thêm.
Không chỉ giá giữ ở mức ổn định từ đầu năm đến nay, mà đầu ra của cá chẽm thương phẩm hiện nay tương đối thuận lợi. Bà con chủ yếu bán cho thương lái ở tỉnh Cà Mau và TP. Hồ Chí Minh để chế biến xuất khẩu. Đây cũng là tín hiệu khả quan giúp bà con yên tâm hơn khi phát triển mở rộng mô hình này.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Hoàng Vĩnh cho biết thêm: "Mặc dù mô hình nuôi cá chẽm mở ra hướng phát triển kinh tế cho địa phương, góp phần đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi nhưng chúng tôi khuyến cáo bà con không nên phát triển ồ ạt để tránh tình trạng "cung vượt cầu"".
Có thể khẳng định, thành công từ mô hình nuôi cá chẽm thương phẩm của ông Mộc cũng như nhiều nông dân khác trên địa bàn xã Hòa Đông sẽ giúp TX. Vĩnh Châu đa dạng đối tượng vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích mặt nước, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Theo K. Thoa (Báo Sóc Trăng)
Vietjet nói gì vụ tàu bay hỏng lốp sau khi hạ cánh Tân Sơn Nhất? Sau khi tàu bay hạ cánh và đưa vào bãi đỗ, kiểm tra sau chuyến bay, nhân viên phát hiện một lốp bị hỏng. Nhân viên kỹ thuật của Vietjet phát hiện một lốp bị hỏng - Ảnh minh hoạ Liên quan đến thông tin một lốp tàu bay của Vietjet bị hỏng sau khi hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất,...