Ra biển đóng lồng nuôi loài cá vây vàng, dân bán đắt hàng
Năm 2019 Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lý Sơn triển khai thực hiện mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong lồng bè tại xã An Hải, huyện Lý Sơn. Qua 6 tháng thả nuôi, cá phát triển tốt, đạt kích cỡ thương phẩm, mô hình đạt được các chỉ số theo kế hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi cá chim vây vàng thực hiện nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển, hải đảo, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhân dân.
Kiểm tra mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm trong lồng tại xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Mô hình đầu tư cho hộ ông Nguyễn Quốc Văn, với quy mô 90m3, thả 1.350 con cá giống chim vây vàng. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, thức ăn và thuốc phòng trị bệnh dịch.
Qua theo dõi sau gần 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống cá chim vây vàng đạt trên 98%, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, hộ nuôi tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, nên cá chim vây vàng sinh trưởng phát triển tốt, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Trọng lượng bình quân cá chim vây vàng đạt 0,5kg/con; sản lượng ước đạt 661,5 kg. Với giá bán cá chim vây vàng trên thị trường như hiện nay là 140.000 đồng/kg, mô hình cho doanh thu 92.610.000 đồng; sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu tư trực tiếp, hộ gia đình thu lãi gần 15.805.000 đồng.
Video đang HOT
Ông Ngô Đình Mẫn, Chủ tịch UBND xã An Hải, huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: Mô hình nuôi cá chim vây vàng rất phù hợp ở huyện đảo; cá chim vây vàng có tỷ lệ sống cao, dễ nuôi, yêu cầu quy trình nuôi không phức tạp. Mô hình nuôi cá chim vây vàng đạt hiêu quả sẽ được nhận rộng cho nhân dân trên đảo. Tuy nhiên đặc điểm của Lý Sơn là huyện đảo, thường xuyên bị gió bão nên cần xây dựng thời điểm nuôi cho phù hợp.
Như vậy, có thể khẳng định, mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thành công của mô hình có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi dần tập quán canh tác cũ, nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống cho bà con nông dân trên đảo Lý Sơn.
Đồng thời mô hình nuôi cá chim vây vàng bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh xen vụ với các đối tượng tôm, cua nhằm thay đổi môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh tiến tới phát triển nghề nuôi thủy sản bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nuôi.
Ngô Mùa
Tiền Giang: Có của ăn của để nhờ nuôi lươn đẻ bán con giống
Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đang hỗ trợ người dân vùng lũ sản xuất lươn giống nhân tạo để chủ động nguồn giống phục vụ nuôi lươn thương phẩm, tạo thành chuỗi sản xuất khép kín cho hiệu quả kinh tế cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.
Lươn là nguồn thủy sản tự nhiên cho giá trị kinh tế cao ở các huyện vùng lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân bất lợi, nguồn lươn giống tự nhiên dần cạn kiệt, trong khi nhu cầu tiêu thụ và giá bán lươn thương phẩm không ngừng tăng cao.
Hàng năm, đồng ruộng ở các huyện phía Tây tỉnh Tiền Giang đều phải chịu ngâm lũ vài tháng và người dân đã tận dụng cơ hội vàng này để khai thác thủy sản tăng thêm thu nhập, trong đó có đánh bắt lươn đồng. Thế nhưng, thời gian gần đây, nguồn lươn giống và cả lươn thịt trong tự nhiên không còn dồi dào như trước, đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân vùng lũ.
Khu nuôi lươn thương phẩm của ông Châu Văn Hồng.
Xuất phát từ thực tế khó khăn này, ông Châu Văn Hồng, ngụ ấp Cầu Dừa, xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh ương ép lươn giống nhân tạo với quy mô 200 cặp lươn bố mẹ trên diện tích nuôi 150m2, mỗi năm sản xuất trên 60 ngàn con lươn giống.
Với giá bán bình quân 6.000 đồng/con lươn giống có trọng lượng khoảng 200 con/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Hồng thu lãi trên 100 triệu đồng. Đặc biệt, so với lươn giống khai thác tự nhiên thì lươn giống sản xuất nhân tạo như thế này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn nên từ đầu năm 2019 đến nay, gia đình ông Hồng sản xuất bao nhiêu giống thì nông dân gần xa đã đặt cọc mua hết bấy nhiêu.
Từ kết quả sản xuất lươn giống nhân tạo thành công của ông Châu Văn Hồng, mỗi năm, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh thực hiện từ 2 đến 3 mô hình sản xuất lươn giống nhân tạo, giúp người dân vùng lũ có đủ nguồn giống chất lượng cao, chủ động trong nuôi lươn thương phẩm.
Hiện Trung tâm đã nhân rộng được 10 hộ sản xuất lươn giống, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 150.000 con giống và trên 30 hộ nuôi lươn thương phẩm, tạo thành chuỗi sản xuất khép kín, phát triển kinh tế gia đình cho người dân vùng lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang.
Khu nuôi lươn giống nhân tạo của ông Châu Văn Hồng.
Trao đổi về sản xuất lươn giống nhân tạo, kỹ sư Đặng Tấn Bá, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Cai Lậy lưu ý bà con muốn sản xuất lươn giống thành công cần phải thiết kế bể nuôi bằng xi măng có ngang 2m, dài 10m, phủ thêm đất xung quanh bể nuôi. Cuối mùa mưa, tiến hành thả lươn bố mẹ vào bể nuôi và khoảng một tháng sau thì lươn bắt đầu sinh sản.
Mục tiêu của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh là xây dựng mô hình sản xuất khép kín từ ương ép lươn giống nhân tạo đến nuôi lươn thịt thương phẩm trên bể không bùn, giúp người dân có thu nhập khá và ổn định, đồng thời kiểm soát được dịch bệnh và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm...
Cũng tại hộ ông Châu Văn Hồng, ấp Gò Dừa, đã thả nuôi 4.000 con lươn giống nhân tạo trong các bể xi măng để nuôi thịt. Sau 12 tháng chăm sóc, cho ăn thức ăn công nghiệp, ông thu hoạch trên 700 kg lươn thương phẩm. Với giá bán 190 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông Hồng thu lãi trên 200 triệu đồng.
Kỹ sư Nguyễn Thị Phương Dung, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đánh giá cao mô hình nuôi lươn thương phẩm của ông Châu Văn Hồng và khuyến khích nông dân gần xa mạnh dạn đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, tổ chức nuôi lươn thương phẩm vì hiện nay nhu cầu tiêu thụ lươn trên thị trường rất cao, không sợ xảy ra tình trạng dội chợ rớt giá.
Các mô hình nuôi lươn do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chuyển giao khoa học kỹ thuật là quy trình sản xuất khép kín, ít rủi ro, đặc biệt không tốn nhiều diện tích đất sản xuất và kinh phí đầu tư xây dựng bể nuôi không cao, phù hợp với nông dân vùng lũ.
Qua sản xuất thực tế, người nuôi lươn không những có thu nhập cao mà còn giải quyết việc làm trong những tháng mùa lũ. Đây là mô hình sản xuất "sống chung với lũ" đang được ngành nông nghiệp tỉnh chú trọng phát triển và nhân rộng trong thời gian tới.
Theo Danviet
Trồng thứ na ra trái lạ, thương lái cứ hỏi đã chín chưa Năm 2016, các kỹ sư của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng thực hiện cấy ghép cành cây na Đài Loan vào gốc na dai bản địa (Quảng Ninh). Qua 4 năm thử nghiệm, theo dõi, cây na sinh trưởng và phát triển rất tốt và bước đầu được nhân rộng. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông...