Quýt Tân An – góp phần vào mâm ngũ quả ngày tết
Cứ mỗi độ tết đến xuân về, trên bàn thờ của mỗi gia đình đều có mâm ngũ quả, tùy theo quan niệm, phong tục nên mỗi vùng miền đã chọn những loài quả khác nhau.
Cam quýt được xem là những loại cây trồng rất khó tính, bởi vậy để có vườn quýt đẹp, trĩu quả như thế này, thời gian qua vợ chồng anh Sỹ đã tốn nhiều công sức chăm sóc
Xuất phát từ nhu cầu đó mà nhiều hộ dân ở xã Tân An huyện Tân Kỳ (Nghê An) đã trồng loại quýt PQ1, thu hoạch vào đúng dịp tết nguyên đán để góp phần làm đẹp thêm mâm ngũ quả trong mỗi gia đình.
Gia đình anh Đậu Tiến Sỹ là hộ đầu tiên trên vùng đất Tân Kỳ đưa vào trồng giống quýt PQ1. Với diện tích 1.000 m2 đất màu, gia đình anh đã cải tạo trồng gần 70 gốc quýt, những ngày đầu do chưa nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc, lại gặp thiên tai mưa lũ nên đã làm cho cây trồng bị ngập úng và chết gần hết. Không chịu bó tay trước khó khăn, anh đã chăm sóc những cây quýt còn sót lại và tiếp tục mua cây giống về trồng. Sau 3 năm dày công chăm sóc vườn quýt của gia đình anh đã xanh tốt, cho quả và hàng năm đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Riêng năm nay anh rất vui mừng bởi vườn quýt rất sai quả, lại chín rộ đúng vào dịp tết nguyên đán. Hiện nay rất nhiều khách hàng khắp nơi trong và ngoài huyện đã tìm đến tận vườn nhà anh để mua trái cây.
Cam quýt được xem là những loại cây trồng rất khó tính, bởi vậy để có vườn quýt đẹp, trĩu quả như thế này, thời gian qua vợ chồng anh Sỹ đã tốn nhiều công sức chăm sóc, nhất là thường xuyên theo dõi và thực hiện các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hay gây hại trong từng giai đoạn. Qua thực tế trồng, chăm sóc, anh Sỹ đã chia sẻ, giống quýt PQ1 dễ trồng, thích nghi với chất đất pha cát, ít sâu bệnh, cho sai quả, quả to, mọng nước. Thời gian này vườn quýt đã chín vàng, gia đình anh đang tiến hành thu hoạch, bình quân mỗi gốc cây đạt từ 60 đến 70 kg quả, xuất bán với giá 25 nghìn đồng/ 1 kg, đem về cho gia đình nguồn thu nhập trên 100 triệu đồng.
Video đang HOT
Hiện nay rất nhiều khách hàng khắp nơi trong và ngoài huyện đã tìm đến tận vườn nhà anh để mua trái cây.
Anh Đậu Tiến Sỹ và chị Nguyên Thị Hà- xóm Quỳnh Lưu- xã Tân An huyện Tân Kỳ tâm sự cho biêt thêm: “ Tôi cứ đến dịp ngày mồng một, rằm, tết là đến vườn nhà anh sỹ mua cam về thờ đẹp, sang, sau khi ăn rất thơm ngon, chất lượng lại rất đảm bảo”.
Vườn quýt của gia đình anh Đậu Tiến Sỹ, giờ đây không chỉ được bà con trong huyện biết đến mà các khách hàng từ các huyện thành như Đô Lương, Yên Thành, Thành phố Vinh cũng đã tìm về đây mua. Bởi ngoài hình thức đẹp, loại quả này có thể để được dài ngày mà không bị hư hỏng quýt PQ1 còn có vị ngọt dịu của cam và hương thơm đặc trưng của quýt.
Ông Trần Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND xã Tân An huyện Tân Kỳ chia sẻ “Đến giờ phút này chúng tôi khẳng đinh được hiệu quả của quýt PQ1 với các ưu việt ít sâu bệnh, mẫu mã đẹp, cho hiệu quả kinh tế và đặc biệt chín vào dịp tết nên nhân dân rất ưa chuộng”.
Với những người trồng quýt ở Tân An, niềm vui trong những ngày tết càng được nhân lên khi chính loại trái cây này đã giúp gia đình họ đón một cái tết sung túc và đầm ấm từ chính thành quả lao động của mình, hơn thế quýt Tân An còn góp phần tô đẹp thêm cho mâm ngũ quả để dâng cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày lễ tết. Đây là một tục lệ đẹp, đậm tính nhân văn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt Nam từ bao đời nay, thể hiện lòng hiếu thảo và mong ước về những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới .
Theo xahoi
Những người đón Tết "lệch chuẩn"
Khi mọi người đang hối hả hoàn thành công việc của mình để chuẩn bị Tết sum họp gia đình thì vẫn có những con người đang cảm nhận không khí Tết điềm đạm hơn. Họ có lý do riêng để chọn cho mình một cách đón Tết "lệch chuẩn", khác mọi người.
Nghề không đợi Tết
Tết đối với nhiều ngành nghề chưa khi nào là "cái cớ" để họ lơ là hay rời bỏ nhiệm vụ của mình.
Cả năm đeo bám những con đường nhưng những ngày Tết lại khiến những chuyến taxi dồn dập hơn. Anh Tiến Đức (Taxi Hà Nội) cho biết: "Nhiều gia đình ở Hà Nội có thói quen đón giao thừa ở đây rồi sáng sớm mùng 1 về thăm gia đình, bạn bè ở quê nên chúng tôi hay có những chuyến đi sớm. Hiện tôi đã được đặt lịch cho một gia đình khách quen cho năm mới rồi."
"Không dồn dập như những chuyến xe ăn Tết, chúng tôi luôn ở vị thế sẵn sàng "đánh lái" mỗi khi có yêu cầu" - Anh Thanh Sơn (Lái xe BV Phụ sản HN) hồ hởi chia sẻ về công việc của mình.
Trải nghiệm đón không khí Tết ở một đất nước khác tự bao giờ đã trở nên hấp dẫn với nhiều nhóm gia đình. Kéo theo đó là sự vắng mặt của những người hướng dẫn viên du lịch tại gia đình của họ. Anh Trịnh Đức (Đống Đa, Hà Nội): "Năm nay mình sẽ đón giao thừa ở Singapore. Vài năm trở lại đây, mình thường xuyên có những chuyến đi vào những ngày gần Tết hay trong Tết. Đi vào dịp này thường là một nhóm các gia đình đi với nhau."
Không chạnh lòng như những hướng dẫn viên chuyên nghiệp, các bạn tour-guide trẻ cũng có những lời đề nghị thú vị từ những người bạn nước ngoài của mình. Các du khách du lịch tỏ ra khá phấn khích khi lựa chọn thời điểm Tết cho chuyến đi của mình. "Chương trình tình nguyện làm hướng dẫn viên cho khách nước ngoài của nhóm mình đã được sắp xếp ngừng nhận lịch cho Tết Quý Tị, nhưng mình cũng như nhiều bạn khác trong nhóm có nhận được nhiều lời ngỏ riêng cho dịp Tết này." Kiều Thủy (SV ĐH Mở) cho biết.
Tiếp viên hàng không, phi công - một trong những nghề không nghỉ Tết (Ảnh minh họa)
Tết dịch chuyển kéo theo những chuyến đi đều đặn, nhiều tiếp viên hàng không đã coi đó như một phần Tết của mình, một trải nghiệm của tuổi trẻ cho nghề của họ.
Tết ở nghề
Không chọn mốc thời gian "bị động", những người "đi vắng trong Tết" thường lựa chọn những bữa cơm sum họp gia đình sớm hơn. Tết của họ bắt đầu từ những ngày 27, 28 Tết cho gia đình, bạn bè.
Với Kiều Thủy và các bạn của mình, họ quyết định duy trì công việc tour guide của mình, nhưng thay vì điểm mặt gọi tên nhiều địa danh của Thành phố, "chúng mình sẽ đưa họ về gia đình để họ có thể cảm thấy được đúng không khí Tết cổ truyền của Việt Nam." - các bạn chia sẻ. Đón một Tết gia đình với nhiều người bạn mới là một trải nghiệm thú vị mà nhóm bạn đang chuẩn bị.
Không đón tết sớm nhưng những người công nhân vệ sinh môi trường của Thành phố là những người vội vã dời khỏi nhà nhất sau khi giao thừa. Chị Mai kể lại nhịp Tết hàng năm của mình: "Những ngày Tết, mọi người trong Tổ thay phiên nhau, giúp đỡ nhau để cùng có Tết, người làm đêm giao thừa, người sáng sớm mùng 1 đã có mặt để nối nhịp công việc."
Đối với Trọng Minh, những ngày Tết ngắn là khoảng thời gian Minh và đồng nghiệp có nhiều mong đợi dù không được rời công việc. Anh cho rằng, vào thời điểm này, nhiều bệnh nhân và gia đình không được về nhà nhưng họ bình tâm hơn để cảm nhận một năm mới, cầu chúc an lành. "Chúng tôi cũng cảm thấy bớt căng thẳng hơn với công việc của mình. Đón Tết ở nơi làm việc là đón tết với một gia đình lớn hơn. Chúng tôi có sự chuẩn bị và đón Tết riêng với mọi người ở đây."
Khi nhịp sống có nhiều thay đổi trong không gian ngày Tết, nhưng tại nhiều vị trí khác của đất nước, của nhiều ngành nghề khác, họ vẫn đang duy trì nhịp công việc của mình. Có nơi thầm lặng như những chiến sĩ biên phòng, công an, bác sĩ... có nơi vội vã, ồn ào như những người nghệ sĩ, phóng viên... nhưng họ có một điểm chung, họ là những người đón tết trong nghề.
Theo 24h
Xuân đã về trên khắp phố phường Mới là ngày 25 tháng chạp, nhưng không khí Tết xuân đã về tràn ngập trên khắp phố phường Thủ đô Hà Nội. Nơi nơi, người dân nô nức đi sắm Tết, cho dù vừa trải qua một năm 2012 còn nhiều khó khăn về kinh tế. Xuân đã về và không khó để nhận ra điều này với sắc đỏ ấm của...