‘Quỳnh búp bê’ không đối đầu ‘Gạo nếp gạo tẻ’ ở giải truyền hình
Vì “Quỳnh búp bê” không được gửi dự thi, “Gạo nếp gạo tẻ” và “ Ngày ấy mình đã yêu” trở thành hai ứng viên nặng ký cùng tranh giải tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 38.
Ngày 13/12, ban tổ chức Liên hoan Truyền hình toàn quốc (LHTHTQ) lần thứ 38 công bố các tác phẩm dự thi.
Theo đó, BTC tiếp tục lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất đã được phát trên hệ thống các kênh truyền hình của cả nước trong năm 2018 theo 9 thể loại: Chương trình dành cho thiếu nhi, Phim tài liệu, Phóng sự, Chương trình Chuyên đề – Khoa giáo, Chương trình Giao lưu – Đối thoại – Tọa đàm, Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Chương trình Ca múa nhạc, Chương trình Sân khấu và Phim truyện truyền hình.
Ngày ấy mình đã yêu là phim được chuyển thể từ kịch bản phim nước ngoài.
Trong đó, thể loại Phóng sự tiếp tục thu hút nhiều tác phẩm tham gia nhất với 148 tác phẩm.
Điểm mới đáng chú ý là từ kỳ Liên hoan lần này, những phim truyền hình có kịch bản chuyển thể hoặc phỏng theo tác phẩm văn học nước ngoài được tham gia dự thi.
Gạo nếp gạo tẻ chưa phát sóng hết vẫn được dự thi
Hạng mục phim truyền hình là “cuộc đua” của 7 ứng viên, bao gồm: Gạo nếp gạo tẻ (đạo diễn Võ Thạch Thảo), Ngày ấy mình đã yêu (Nguyễn Khải Anh), Khép lại quá khứ (Nguyễn Đức Nhật Thanh), Bên kia sông (Phạm Ngọc Châu), Ngậm ngùi (Trương Dũng), Mật mã hoa hồng vàng (Quách Khoa Nam) và Giọt nước của dòng sông (Trần Vịnh).
Nhà báo Nguyễn Hà Nam, Phó Trưởng BTC Liên hoan truyền hình toàn quốc.
Video đang HOT
Trong đó, hai bộ phim là Ngày ấy mình đã yêu phát sóng trên VTV3 và Gạo nếp gạo tẻ phát sóng trên HTV2 đều được Việt hóa và chuyển thể từ kịch bản phim của Hàn Quốc. Cả hai cùng chung thể loại tâm lý tình cảm, và được cho là hai ứng viên sáng giá nhất của hạng mục.
Trước thắc mắc của báo chí về việc phim Gạo nếp gạo tẻchưa phát sóng xong nhưng vẫn được dự thi, ông Nguyễn Hà Nam – trưởng ban biên tập của VTV, đồng thời là Phó trưởng BTC – cho biết điều này không vi phạm quy chế.
Theo đó, nhà sản xuất Gạo nếp gạo tẻ đã gửi dự thi phần 1 của bộ phim, dài 54 tập thay vì toàn bộ tác phẩm.
Dù gây bão mạng, Quỳnh búp bê vắng mặt tại liên hoan
Điều bất ngờ ở hạng mục phim truyền hình dài tập là sự vắng mặt của Quỳnh búp bê – bộ phim được đánh giá cao, thậm chí gây bão trong năm vừa qua.
Theo ông Nguyễn Hà Nam, lý do là mỗi đơn vị chỉ được gửi một tác phẩm dự thi cho hạng mục phim truyền hình. Và Trung tâm Sản xuất phim truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) cũng không ngoại lệ.
“VFC là đơn vị sản xuất phim Quỳnh búp bê. Trước khi gửi danh sách tác phẩm, đơn vị này đã thành lập hội đồng bình chọn tác phẩm đại diện tham gia. Cuối cùng họ chọn Ngày ấy mình yêu nhau. Đó là lựa chọn của VFC và ban tổ chức hoàn toàn tôn trọng, chứ không phải vì bộ phim thiếu tiêu chí”, ông Nguyễn Hà Nam nói.
Quỳnh búp bê là bộ phim truyện truyền hình dài 28 tập của đạo diễn Mai Hồng Phong. Phim đề cập trực diện đến đề tài hiếm khi xuất hiện trên màn ảnh nhỏ là mại dâm và vấn nạn buôn người.
Qua đó phim khắc họa số phận, góc khuất của những cô gái “làng chơi”. Đây cũng là phim truyền hình đầu tiên tại Việt Nam dán nhãn 18 .
Theo zing.vn
Những nhân vật phim truyền hình Việt gây bão năm 2018
Cảnh của "Quỳnh búp bê", bà Mai của "Gạo nếp gạo tẻ" hay Đức Cần Trô trong "Ngày ấy mình đã yêu" là những nhân vật phim truyền hình gây bão năm 2018.
Cảnh - Doãn Quốc Đam (Quỳnh búp bê): Cảnh là nhân vật được quan tâm nhất trong suốt 28 tập phim Quỳnh búp bê phần I của đạo diễn Mai Hồng Phong. Đây là một nhân vật đa diện. Những tập đầu, Cảnh gây bức xúc với những cảnh đánh, hành gái làng chơi. Nhưng càng về sau, nội tâm nhân vật lại hấp dẫn khán giả. Thực chất, Cảnh lại là một người đàn ông nặng tình, và tốt bụng.
Doãn Quốc Đam thực sự có một vai diễn gây bão, từng ánh mắt, cử chỉ, biểu cảm đều thuyết phục. Nét diễn nam tính của anh chinh phục hoàn toàn người xem. Đỉnh điểm của sự yêu mến là khi nhân vật Cảnh chết, nhiều khán giả đã kêu gọi dừng xem phim vì "đạo diễn quá tàn nhẫn".
Ngoài Cảnh qua diễn xuất của Doãn Quốc Đam, Quỳnh búp bê có nhiều nhân vật nữ gây ấn tượng như Lan (Thanh Hương), My Sói (Thu Quỳnh) và Quỳnh (Phương Oanh). Thế nhưng, xét tổng thế toàn bộ phim, hai nhân vật nữ được khán giả nhắc đến nhiều hơn cả, từ đầu đến cuối bộ phim là nữ chính Quỳnh "búp bê" và kẻ thù - My Sói.
My Sói - Thu Quỳnh (Quỳnh búp bê): My Sói là một gái làng chơi "say nghề", đàn bà, vừa đầy toan tính, thủ đoạn, mưu mô thấp hèn. Nhưng ẩn sau đó, My cũng là một phụ nữ với những đau khổ về tình yêu, số phận. Thu Quỳnh đã thể hiện tốt nội tâm đa dạng của nhân vật, cô cũng là diễn viên có phong độ diễn xuất ổn định từ đầu phim đến tập cuối cùng.
Quỳnh - Phương Oanh (Quỳnh búp bê): Quỳnh là nữ chính của bộ phim, và là một nhân vật có số phận bi đát. Quỳnh bị cha dượng hiếp bức khi mới 17 tuổi, sau đó bỏ nhà ra đi, và bị bán vào động mại dâm. Những tập đầu, diễn xuất của Phương Oanh nhận phản hồi trái chiều, nhưng càng về sau, cô càng gây ấn tượng, đặc biệt là những tập cuối của bộ phim.
Đức "Cần Trô" - Xuân Nghị (Ngày ấy mình đã yêu): Đức được cho là nhân vật "cứu" rating cho phim Ngày ấy mình đã yêu. Đức là một chàng cảnh sát giao thông có tính tình nghiêm nghị, chính trực. Yếu tố gây hài duy nhất của anh chính là ở chất giọng Phú Yên. Người xem ấn tượng nhất câu thoại của Đức với Sol: "Anh không nhất thiết phải khai báo với em. Đó không phải sự quan tâm, đó là cần-trô (control)".
Chia sẻ với Zing.vn, diễn viên Xuân Nghị (vai Đức) tâm sự rằng anh là người xin đạo diễn Khải Anh biến hóa giọng nói để tạo ấn tượng cho vai diễn. Hơn nữa, anh cũng cảm ơn đạo diễn vì đã gợi ý cụm từ "cần-trô", giúp vai Đức gặt hái hiệu ứng lớn từ khán giả.
Bà Mai - Hồng Vân (Gạo nếp gạo tẻ): Bà Mai không hẳn là một nhân vật phản diện, nhưng lại có những cư xử khiến đông đảo khán giả truyền hình bất bình. Bà Mai là một người chăm chỉ, tháo vát, lo toan, quán xuyến mọi việc trong nhà. Nhưng cũng như nhiều phụ nữ khác trong đời sống thực, bà Mai không giấu được tính cách thực dụng, "trọng giàu khinh nghèo". Và đáng trách hơn cả là luôn phân biệt đối xử với các con.
Là nhân vật có nhiều đất diễn, là đầu mối của rất nhiều mâu thuẫn, bất bình trong gia đình, vai diễn này, ngay từ khi mới là kịch bản đã được nhắm cho NSND Hồng Vân. Nếu không phải là Hồng Vân, khó ai có thể diễn "ngọt" với vai bà Mai như thế. Một nhân vật có sự ghê gớm đến mức khó hiểu nhưng ẩn sau đó vẫn có những tính cách hài hước mà có lẽ phải một gương mặt giỏi nghề trên sân khấu kịch như Hồng Vân mới có thể giúp vai diễn gây bão.
Hân - Thúy Ngân (Gạo nếp gạo tẻ): Hân cũng là một nhân vật gây chú ý trong phim Gạo nếp gạo tẻ. Hân là cô con gái thứ 2, được bà Mai hết mực chiều chuộng. Hân sống ích kỷ, "tham phú phụ bần", khi Kiệt sa cơ lỡ vận, Hân ngoại tình sau đó nằng nặc đòi bỏ chồng.
Diễn xuất của Thúy Ngân gây ấn tượng. Nữ diễn viên như nhập hồn vào nhân vật, đưa Hân trở thành nhân vật bị ghét nhất trong Gạo nếp gạo tẻ. Đến phần cuối của phim, khi Hân có sự thay đổi về cách ứng xử, Thúy Ngân thay đổi hoàn toàn về nét diễn, cô khiến khán giả cảm thấy thương xót, đồng cảm.
Diệu - Lan Phương (Cả một đời ân oán): Diệu có lẽ nân vật được chú ý nhất của phim Cả một đời ân oán. Diệu là nhân vật phản diện, đồng thời cũng là mấu chốt đưa mâu thuẫn của các nhân vật trong phim lên đến đỉnh điểm. Những âm mưu của Diệu góp phần vào sự kịch tính của bộ phim.
Lan Phương được đánh giá cao về diễn xuất và khả năng xây dựng nhân vật. Lan Phương quay phần 2 Cả một đời ân oán khi đang mang thai con đầu lòng. Đoàn làm phim thậm chí đã phải "dồn cảnh" cho nữ diễn viên quay trước để ứng phó với tình huống bất ngờ này. Tuy nhiên, nữ diễn viên đã có vai diễn ấn tượng. Nhờ Diệu, Lan Phương đoạt giải Nữ diễn viên ấn tượng tại VTV Awards 2018.
Theo zing.vn
5 cái tát trên màn ảnh khiến chị em hả hê: Một người tát một kẻ đau, cả cộng đồng cười "như được mùa" Có lẽ 5 cái tát gây chú ý này cũng đóng góp 1 phần không nhỏ cho sự thành công của những bộ phim đình đám thời gian gần đây. Thời gian gần đây 4 bộ phim này đều đã và đang là những cái tên gây sốt không chỉ với các mọt phim mà còn với cả cộng đồng mạng. Vì vậy...