Quyết tìm cha đẻ sau nhiều năm ly biệt, người phụ nữ sốc với sự thật “ớn lạnh”
Sau khi biết được sự thật, người phụ nữ có lẽ đã hối hận về quyết định tìm kiếm cha đẻ của mình.
Chloe Wilkinson vô cùng sốc khi phát hiện sự thật về cha đẻ. Ảnh: Sunday Mirror
Tờ Mirror hôm 10/10 đưa tin, Chloe Wilkinson, bà mẹ hai con, 19 tuổi, sống tại thị trấn Bexhill, phía đông hạt Sussex, Anh, được nhận nuôi từ nhỏ và cô luôn khao khát tìm được cha mẹ đẻ.
“Tôi thường xuyên có cảm giác không muốn trưởng thành và luôn tò mò về quá khứ của mình. Tôi không có mối quan hệ tình cảm thực sự tốt với cha mẹ nuôi và luôn mường tượng về cha mẹ đẻ như là những người tuyệt vời dù họ đã mắc sai lầm lớn là bỏ rơi tôi”, Chloe, nhân viên hỗ trợ người khuyết tật, chia sẻ.
“Khi tôi hỏi mẹ nuôi về cha mẹ đẻ, câu trả lời tôi nhận được chỉ là mẹ sinh ra tôi lúc bà ấy 16 tuổi và cha đẻ tôi là một người tồi tệ. Tôi tự nhủ rằng mẹ nuôi đang nói dối và quyết định điều tra sự thật nhờ sử dụng máy tính thư viện ở trường học”, Chloe nói thêm.
Chloe phát hiện sự thật “ớn lạnh” năm cô 12 tuổi khi đọc được bản ghi chép của tòa án, thuật lại việc Gary MacManus, cha đẻ của Chloe, đã cho cô uống quá liều thuốc giảm đau và tát nhiều lần vào mặt cô vào tháng 11/2003. Lúc đó Chloe, mới 2 tuổi, còn Gary 21 tuổi.
Bạn gái của Gary thời điểm đó lập tức đưa Chloe tới bệnh viện cấp cứu. C ảnh sát phát hiện dấu vân tay của Gary trên hộp thuốc giảm đau. Gã đàn ông “máu lạnh” bị kết án 5 năm tù vì tội hành hung gây tổn thương thân thể người khác và đầu độc khiến người khác nguy hiểm tính mạng.
Gary MacManus, cha đẻ của Chloe, lúc 21 tuổi. Ảnh: Mirror
Video đang HOT
“Khi tôi đọc được ghi chép đó, tôi rất sốc. Thực tế khác xa những gì tôi tưởng tượng”, nhân viên hỗ trợ người khuyết tật nói.
Dù đau khổ nhưng Chloe vẫn không tin cha đẻ lại nhẫn tâm giết hại mình. Cô “bám víu” vào lời bào chữa của Gary để giữ lấy chút hy vọng mong manh. Gary nói rằng Chloe vô tình nuốt nhầm 16 viên thuốc giảm đau vì nghĩ đó là kẹo.
Mối quan hệ với cha mẹ nuôi của Chloe sau đó tan vỡ. Nhân viên hỗ trợ người khuyết tật vẫn khát khao tìm kiếm sự thật nên đã lần tìm được Facebook cá nhân của mẹ đẻ và sắp xếp để gặp mặt.
Cuộc đoàn tụ bắt đầu với những cái ôm và nước mắt, nhưng sau đó Chloe tỏ ra phẫn nộ khi mẹ đẻ nói bà trao quyền nuôi con cho Gary dù biết người đàn ông này tính khí thất thường.
“Tôi không cảm thấy vấn đề được giải quyết mà nhiều câu hỏi hơn lại ập đến. Khi bà ấy bảo cha đẻ vẫn liên lạc và hỏi thăm về tôi, tôi đã xin số điện thoại với hy vọng có được câu trả lời mình cần”, Chloe chia sẻ.
Với sự giúp đỡ của các dịch vụ xã hội, Chloe sắp xếp để gặp cha đẻ Gary tại một nhà hàng năm 2015 (khi đó Chloe 14 tuổi) và nhắc trực tiếp về cái đêm mà cô suýt bị cha đẻ giết chết.
Gary đã chấp hành nửa bản án 5 năm trước khi được ra tù sớm, kết hôn và có một người con khác.
“Ông ấy ngồi tại bàn ăn. Tôi không sợ hãi khi có người đi cùng và cũng không định nối lại mối quan hệ với ông ấy. Cha đẻ của tôi không quá nổi bật, nhưng có vẻ hiền lành khi chúng tôi trao đổi. Tôi cảm nhận ông ấy không phải loại người ngược đãi một đứa trẻ. Điều đó khiến tôi bối rối.
Khi tôi hỏi về chuyện gì đã xảy ra, ông ấy phủ nhận việc cho tôi uống thuốc quá liều và cho rằng tôi vô tình uống nhầm vì nghĩ đó là kẹo ngọt. Gương mặt của ông ấy không có vẻ gì là hối hận. Sau 2 tiếng nói chuyện, tôi cảm thấy bối rối hơn và tức giận vì sau những chuyện đó ông ấy vẫn tiếp tục cuộc sống riêng mà không quan tâm tới tôi”, nữ nhân viên hỗ trợ người khuyết tật nói.
Sau đó, Chloe gửi cho Gary một tin nhắn cầu xin cha đẻ nói ra sự thật. Gary chỉ nói rằng Chloe hãy tin vào những gì cô ấy tin về cha mình.
Mãi tới tháng 12/2017, Chloe mới nhận được bằng chứng về việc cha đẻ cố giết mình từ mẹ nuôi. “Khi đó tôi 16 tuổi và mẹ nuôi nói tôi có thể đòi bồi thường với tư cách là nạn nhân của Gary. Bà ấy đưa cho tôi giấy tờ về vụ án.
Khi mở nó ra, tôi đã khóc rất nhiều. Có một bức ảnh chụp khuôn mặt nhỏ xíu, đầy vết bầm tím của tôi. Đó là những bằng chứng tôi cần biết. Nó khiến tôi cảm thấy ghê tởm về người đàn ông tôi gọi là cha”.
Chloe giờ đã lập gia đình và khẳng định dù vết thương tinh thần khó phai mờ nhưng cô cuối cùng cũng tìm được sự thật. Ảnh: Sunday Mirror
3 năm trôi qua kể từ khi sự thật được phơi bày, Chloe giờ đã cưới một người đàn ông 31 tuổi và có 2 con. Nhưng nữ nhân viên hỗ trợ người khuyết tật không thể quên được vết thương tinh thần. Cô ước giá như mình chưa từng tìm hiểu về cha đẻ.
“Tôi khao khát một gia đình tràn ngập yêu thương và giờ tôi đã có. Tôi nhìn chồng mình chơi đùa cùng lũ trẻ để thấy thế nào là một người cha thực sự. Buồn vui vẫn đan xen nhau. Tôi không bao giờ có được câu trả lời thật từ cha đẻ của mình. Nhưng giờ, tôi chẳng cần thiết phải quan tâm tới ông ta nữa”, Chloe nói.
Mỹ áp hạn chế visa nhiều quan chức Trung Quốc
Ngoại trưởng Pompeo cho biết các quan chức Trung Quốc "phá hoại mức độ tự chủ cao" của Hong Kong sẽ bị Mỹ hạn chế thị thực.
"Tôi tuyên bố hạn chế thị thực đối với các quan chức Trung Quốc đương nhiệm và đã nghỉ hưu, những người chịu trách nhiệm hay đồng lõa phá hoại mức độ tự chủ cao của Hong Kong, vốn được bảo đảm trong Tuyên bố chung Anh-Trung 1984, hoặc làm suy yếu quyền con người và tự do cơ bản ở Hong Kong", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong thông cáo ngày 26/6.
"Thành viên gia đình của những người này có thể phải chịu những hạn chế trên", Pompeo cho biết nhưng không nêu danh tính người chịu lệnh hạn chế thị thực của Mỹ.
Quyết định trên được đưa ra khi Mỹ tăng chỉ trích Trung Quốc trong bối cảnh chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump bước vào giai đoạn then chốt. Các cuộc thăm dò dư luận cho biết cử tri Mỹ ngày càng phẫn nộ với Trung Quốc, đặc biệt về đại dịch Covid-19.
Ngoại trưởng Mike Pompeo trong buổi họp báo tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, thủ đô Washington, ngày 24/6. Ảnh: Reuters.
"Tổng thống Trump hứa sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc, những người chịu trách nhiệm cho việc tước đi tự do của Hong Kong. Chúng tôi hôm nay ra quyết định để thực hiện điều đó", Pompeo cho biết trong thông cáo.
Pompeo cáo buộc Bắc Kinh tăng cường nỗ lực "làm suy yếu tính tự chủ của Hong Kong" bằng dự thảo luật an ninh quốc gia và gây áp lực lên giới chức đặc khu, buộc họ bắt những nhà hoạt động và ứng viên dân chủ.
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng cam kết cho phép Hong Kong "tự chủ ở mức độ cao". "Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi chính quyền Trung Quốc để phản ứng trước các mối lo ngại này", Pompeo cho biết.
Trước đó, thượng viện Mỹ thông qua dự luật Quyền tự chủ Hong Kong, do thượng nghị sĩ Van Hollen đề xuất, giúp chủ Mỹ tăng khả năng trừng phạt cá nhân, tổ chức thực thi dự luật an ninh Hong Kong của Trung Quốc. Mỹ tuyên bố dự luật an ninh này vi phạm cam kết của Trung Quốc với Hong Kong theo Tuyên bố chung Anh - Trung và Luật Cơ bản của đặc khu.
Trung Quốc cuối tuần trước hé lộ các điều khoản chính thức của dự luật an ninh Hong Kong, cấm các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài hoặc bên ngoài để đe dọa an ninh quốc gia. Trung Quốc đại lục được phép thành lập một cơ quan về an ninh quốc gia ở Hong Kong, hỗ trợ chính quyền đặc khu thực thi luật an ninh. Trưởng đặc khu Hong Kong được chỉ định thẩm phán xét xử các vụ án an ninh, nhưng Bắc Kinh bảo lưu quyền xử lý các vụ vi phạm an ninh quốc gia nghiêm trọng.
Các mức phạt cụ thể với tội danh liên quan đến luật an ninh quốc gia mới chưa được Trung Quốc công bố.
Dự luật làm dấy lên mối lo ngại về số phận chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
39 thi thể trong xe tải ở Anh: Thêm một nghi phạm nhận tội Alexandru Hanga nhận tội thông đồng hỗ trợ hoạt động nhập cư trái phép khi xuất hiện thông qua đường link video tại Tòa án Hình sự Trung tâm Lodon. Ngày 26/6, Alexandru Hanga, 28 tuổi, đã nhận tội vi phạm các quy định về nhập cư liên quan đến cái chết của 39 người Việt Nam trong xe container ở Anh, vụ...