Quyết tâm làm trong sạch đảng: Mệnh lệnh từ cuộc sống
Quyết tâm làm trong sạch Đảng chỉ có thể thực hiện khi người đứng đầu thực sự trong sạch, đạo đức, vững như bàn
Trong suốt tuần qua, những quyết định dồn dập liên quan đến công tác cán bộ, đến kỷ luật Đảng đã được công khai đến toàn dân. Điều đó cho thấy một thực tế: Quyết tâm làm trong sạch đảng đang đi từng bước vững chắc. Nói đi đôi với làm, tuần tự, đúng quy trình. Những cá nhân, tổ chức Đảng có những vi phạm “nghiêm trọng” hoặc “rất nghiêm trọng”, lần lượt phải chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình.
Điều đáng tiếc là tất cả những sai phạm đó đều không “xa lạ” với 27 biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Nghị quyết TW4 khóa XII đã chỉ ra. Với đa số dư luận, một mặt cảm thấy vững tâm, nhưng cũng không ít người cảm thấy chua xót khi những tướng lĩnh cao cấp trong ngành công an, quân đội đã chót “dính chàm”.
Quyết tâm làm trong sạch Đảng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang được hiện thực hóa.
Sai phạm chung, dễ nhận thấy của những cán bộ bị kỷ luật vừa qua là “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ”- nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt Đảng. Với vai trò là người đứng đầu hoặc giữ vị trí cao trong Tổ chức đảng, lẽ đương nhiên, họ phải nắm rõ nguyên tắc này nhưng vẫn cố tình vi phạm. Thực hiện dân chủ hình thức, lấy lệ, núp dưới bỏ bọc tập trung để đề cao vai trò cá nhân hoặc thiếu tôn trọng tập thể, nhân danh tập thể đưa ra những quyết định trái với nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoặc vượt quá thẩm quyền…
Nghị quyết TW4 khóa XII đã khẳng định, vi phạm hoặc xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ tạo môi trường cho những tư tưởng xa lạ với đường lối của Đảng tồn tại và hoành hành, thực chất là hủy hoại Đảng cả về tổ chức và tư tưởng; là một nguyên nhân dẫn đến suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Điểm chung thứ hai trong những sai phạm vừa qua là sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, thực hiện dự án kinh tế, sai phạm trong điều hành sản xuất, kinh doanh, làm thất thoát tài sản của nhà nước … Dư luận không khỏi đau lòng khi hàng ngàn tỷ đồng vốn ngân sách, hàng vạn mét vuông nhà đất công sản đã bị sử dụng sai mục đích, tạo điều kiện cho những kẻ cơ hội có điều kiện biến “của chung” thành “của riêng”.
Điều đáng nói, những người vi phạm các nguyên tắc hoạt động của Đảng lại chính là cán bộ cấp ủy đảng, trong đó có cả Ủy viên T.Ư; người vi phạm điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, lại chính là người đứng đầu doanh nghiệp; người bảo kê cho các hoạt động phi pháp lại là người được giao trọng trách thực thi luật pháp; người vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước lại là người đứng đầu trong lĩnh vực tình báo… Những sai phạm trên, được Ủy ban kiểm tra Trung ương kết luận là “gây hậu quả nghiêm trọng”, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của ngành và cá nhân, gây dư luận xấu và bức xúc trong xã hội. Một trong 27 biểu hiện suy thoái được Trung ương chỉ ra là: Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.
Sau kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương, các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Lần lượt các cán bộ sai phạm đã bị xử lý như: Khai trừ Đảng, cách tất cả các chức vụ trong Đảng, giáng chức, giáng cấp bậc hàm, bị truy tố trước pháp luật… Ai vi phạm đến đâu, trong bất kể lĩnh vực nào, cũng bị xử lý, bình đẳng trước các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Video đang HOT
Quyết tâm làm trong sạch Đảng chỉ có thể thực hiện khi người đứng đầu thực sự trong sạch, đạo đức, vững như bàn thạch, hành động vì sự tồn vong của Đảng, của dân tộc. Không một lực cản nào có thể ngáng trở, chùn bước, dù biết rằng, đấu tranh với đồng chí, đồng đội của mình là cuộc đấu tranh cam go nhất. Quyết tâm làm trong sạch Đảng cũng là để gìn giữ uy tín, thanh danh của Đảng và cao hơn nữa là giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng. Quyết tâm làm trong sạch Đảng cũng là mệnh lệnh của thế hệ hôm nay đối với thế hệ đi trước, giữ gìn và bảo vệ những thành quả đã phải đổi bằng xương, bằng máu của bao thế hệ người Việt Nam.
Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên, khi hay tin những cán bộ cao cấp, những tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang bị xử lý kỷ luật, có cựu chiến binh đã cười trong nước mắt. Ông mừng lắm, tin tưởng lắm nhưng cũng không giấu nổi sự chua xót. Tâm trạng của ông cũng là tâm trạng chung của nhiều người.
Nhiệm kỳ khóa XII đã đi quá nửa chặng đường. Hơn 50 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã bị xử lý, kỷ luật. Đó là con số không ai mong muốn. Giữa công đường, một vị từng là Ủy viên Bộ Chính trị khi được nói lời sau cùng, đã gửi lời xin lỗi đối với Đảng, với nhân dân. Nhưng giữa công đường, lại có cán bộ từng là lãnh đạo địa phương, từng trúng cử đại biểu Quốc hội nghẹn ngào “xin lỗi Bác Tổng Bí thư” và mong được đoàn tụ với vợ con nơi xứ người!
Trên đỉnh cao của quyền lực, người ta rất dễ bị ru ngủ bởi tiền tài, danh vọng và những cám dỗ vật chất. Bởi vậy, để không “mất cán bộ”, không mất mát niềm tin trong nhân dân, cái mà dư luận mong chờ nhất là những quy định của Đảng, những chính sách, pháp luật của Nhà nước phải được thực thi nghiêm minh trên thực tế. Việc kiểm soát quyền lực, “nhốt” quyền lực trong cái “lồng pháp luật” phải được đẩy mạnh hơn nữa. Và trên hết, việc chọn lựa cán bộ, dứt khoát phải đề cao chữ Đức, đề cao sự liêm chính. Có như vậy, chúng ta không hổ thẹn khi nói rằng, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”./.
Theo Sông Hương/VOV.VN
Một năm "ngã ngựa" của nhiều quan chức xứ Thanh
Năm 2017, Thanh Hóa tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tuy nhiên cũng xảy ra nhiều "sóng gió" khi hàng loạt quan chức "ngã ngựa", trong đó nóng nhất là vụ việc liên quan đến bà Trần Vũ Quỳnh Anh.
Trong năm 2017, mặc dù Thanh Hóa chịu khá nhiều thiên tai, bão lũ nhưng địa phương này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn ở trong top đầu của cả nước.
Theo đó, năm 2017, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 13.000 tỉ đồng (đạt 97,3%) dự toán và tương đương cùng kỳ, trong đó thu nội địa đạt 10.744 tỉ đồng, vượt 15,4% dự toán. Về chỉ số thu hút vốn FDI với vốn đăng ký 3,15 tỉ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư của cả nước, Thanh Hóa là địa phương đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau TP HCM.
Biển Sầm Sơn - Thanh Hóa một năm bội thu về du lịch
Đặc biệt, trong năm 2017, Thanh Hoá đã thành lập mới hơn 3.000 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 18.690 tỉ đồng so cùng kỳ. Tính đến đầu tháng 12-2017, địa phương này đã thu hút được 249 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 10 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 32.656 tỉ đồng và trên 3 tỉ USD, tăng 65 dự án và gấp 4,8 lần vốn đăng ký so cùng kỳ.
Mặc dù kinh tế tiếp tục phát triển ở mức cao nhưng trong năm qua, tại Thanh Hóa cũng ghi nhận nhiều vấn đề nóng về "quan chức" tỉnh này khi có hàng loạt lãnh đạo từ xã, huyện đến tỉnh "ngã ngựa" với nhiều nguyên do khác nhau.
Quan hệ bất chính
Đầu tiên phải kể đến một loạt cán bộ xã, huyện quan hệ bất chính phải nhận cái kết đắng khi người mất chức, người bị cách hết các chức vụ, khai trừ Đảng do có lối khống không lành mạnh, làm những điều trái quy định của Đảng.
Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân bị cách hết các chức vụ, khai trừ Đảng do quan hệ bất chính với nữ điều dưỡng
Ông Lương Thế Tài, Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân (Như Xuân, Thanh Hóa), bị cách chức cho thôi việc cũng liên quan đến quan hệ trai gái không lành mạnh
Cụ thể, vào tháng 10-2017, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) xôn xao bàn tán về hàng chục bức "ảnh nóng" của ông Lương Thế Tài lúc đó đang làm Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân với 1 nữ cán bộ trẻ Đ.Th.S. - công chức văn phòng thống kê của xã. Sự việc sau đó được cả 2 người thừa nhận là của mình do 1 lần "qua đêm" tại một nhà nghỉ trên địa bàn thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân).
Sự việc sau khi được làm rõ, ông Lương Thế Tài đã bị cách hết các chức vụ gồm: Đảng ủy viên, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2015-2020; miễm nhiệm tư cách đại biểu HĐND xã Thanh Xuân nhiệm kỳ 2016-2021 và sau đó cho thôi việc do không sắp xếp được công việc. Bà Đ.Th.S., cũng bị cảnh cáo về đảng và chính quyền, miễn nhiệm tư cách đại biểu HĐND xã Thanh Xuân.
Cũng trong năm này, vào trung tuần tháng 6-2017, ông Trần Văn Minh, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), cũng dính vào "lùm xùm" chuyện trai gái với một nữ điều dưỡng khiến quan hệ vợ chồng nữ cán bộ này tan vỡ. Vụ việc được người chồng nữ điều dưỡng theo dõi bắt quả tang, sau đó trình báo cơ quan chức năng, yêu cầu làm rõ.
Ông Minh bị Huyện ủy Thường Xuân cách chức Phó bí thư Đảng bộ, khai trừ Đảng do quan hệ bất chính; Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cũng ra quyết định cách chức Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân đối với ông này.
"Nâng đỡ không trong sáng
Vụ bổ nhiệm "thần tốc" bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng) Thanh Hóa, đã gây bất bình trong dư luận Thanh Hóa từ năm 2016 nhưng thực sự "nóng" trong năm 2017. Sau nhiều tháng Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vào cuộc đã đưa ra hình thức xử lý khai trừ Đảng bà Quỳnh Anh khi bà này đã thôi việc tại Sở Xây dựng từ tháng 9-2016. Hàng loạt lãnh đạo, các phòng, ban liên quan của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã bị xử lý kỷ luật, nhắc nhở rút kinh nghiệm.
Sai phạm trong bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh là vấn đề nóng suốt năm 2017 tại Thanh Hóa
Liên quan đến việc bổ nhiệm "thần tốc" bà Trần Vũ Quỳnh Anh, ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã bị Ban Bí thư đưa ra hình thức kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng do đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ, trong đó có việc nâng đỡ không trong sáng với bà Quỳnh Anh.
ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bị kỷ luật do "nâng đỡ không trong sáng" bà Trần Vũ Quỳnh Anh
Cụ thể, cố ý làm trái các quy định của Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Thanh Hóa năm 2011; ban hành quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn cán bộ, công chức của Sở Xây dựng không đúng thẩm quyền nhằm ưu ái, nâng đỡ trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh từ nhân viên lao động hợp đồng vào làm công chức chuyên môn; trong thời gian rất ngắn sau đó đã bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng; đề nghị quy hoạch chức danh Phó Giám đốc Sở và kết nạp Đảng, tham gia Đảng ủy Sở Xây dựng đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh trái quy định.
Ban hành quyết định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ không đúng thẩm quyền, vi phạm tiêu chuẩn cán bộ do cấp có thẩm quyền quy định; bổ nhiệm nhiều trưởng phòng, phó trưởng phòng chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó điển hình là trường hợp bà Trần Vũ Quỳnh Anh...
Theo Tuấn Minh (Người Lao Động)
Nóng trong tuần: Bộ Chính trị kỷ luật tướng công an, quân đội Bộ Chính trị kỷ luật tướng công an, quân đội; Máy bay Su-22 rơi ở Nghệ An, hai phi công hy sinh... là những tin đáng chú ý nhất trong tuần. Bộ Chính trị kỷ luật tướng công an, quân đội Trung tướng Bùi Văn Thành bị cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng Sau khi xem xét đề nghị của...