‘Quyết tâm giữ thành quả chống dịch để nhân dân đón Tết’
Quán triệt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 phải nâng lên một mức, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định quyết tâm giữ thành quả chống dịch để nhân dân đón Tết an toàn.
Chiều 25/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống dịch Covid-19, chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban chỉ đạo.
Tại cuộc họp, Thường trực Ban chỉ đạo, các bộ ngành đã thảo luận về giải pháp quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, siết chặt phòng chống dịch trong nước, nhất là trong điều kiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh và dịch diễn biến phức tạp trên thế giới, trong khu vực.
Nâng biện pháp phòng chống dịch lên một mức
Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại quãng thời gian 11 tháng cả hệ thống cùng chung tay phòng, chống dịch Covid-19. Với rất nhiều nỗ lực, cố gắng, Việt Nam đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và có kết quả như ngày hôm nay.
Phó thủ tướng lưu ý công tác phòng, chống dịch đang bước vào một thời gian rất quan trọng khi mùa đông đã đến, hơn một tháng nữa là Tết Nguyên đán. Trong khi đó, dịch bệnh tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới và khu vực, xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thể hiện quyết tâm bảo vệ thành quả chống dịch để nhân dân yên tâm đón Tết. Ảnh: VGP.
“Sau một thời gian dài an toàn không có ca nhiễm cộng đồng thì dễ xuất hiện tâm lý nơi lỏng, chủ quan. Vì vậy, trong nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này, quan trọng nhất là các lực lượng chức năng phải tăng cường kiểm tra, đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông”, Phó thủ tướng nhắc nhở.
Video đang HOT
Quán triệt các biện pháp phòng chống dịch phải được nâng lên một mức, Phó thủ tướng cho rằng từ lực lượng chuyên trách phòng, chống dịch đến toàn thể hệ thống trong cả nước, các doanh nghiệp và người dân phải cùng nhau thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch, khuyến nghị của ngành y tế.
“Chúng ta quyết tâm giữ thành quả chống dịch để nhân dân đón tết an toàn, ấm cúng, vui tươi”, ông nhấn mạnh.
Quản chặt bên ngoài, giữ chặt bên trong
Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong khu vực, các thành viên Ban chỉ đạo nhấn mạnh phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ đường biên giới trên bộ, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.
Cùng với lực lượng biên phòng, công an cửa khẩu, cần phát huy trách nhiệm của chính quyền cơ sở, người dân ở vùng biên vì thực tiễn cho thấy, có rất nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép vào được chính quyền, người dân địa phương phát hiện, vận động để cách ly. Những trường hợp không tự nguyện thì người dân báo cáo với cơ quan chính quyền để xử lý.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống Covid-19 yêu cầu các viện nghiên cứu khẩn trương làm rõ biến thể mới của virus SARS-CoV 2 đã vào Việt Nam hay chưa. Ảnh: VGP.
Với người nhập cảnh hợp pháp, Ban chỉ đạo yêu cầu chấn chỉnh công tác cách ly. Tất cả đối tượng là nhà ngoại giao, công vụ, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài và những người Việt Nam về nước trên các “chuyến bay giải cứu” phải có phương án cách ly trước khi nhập cảnh.
Song song với đó, phải siết chặt các biện pháp phòng chống dịch trong nước khi thời gian tới diễn ra nhiều hoạt động, lễ hội đón năm mới, lễ hội văn hoá, tôn giáo dịp đầu năm.
Thực tế tâm lý chủ quan đã xuất hiện nhiều trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thể thao & Du lịch Trịnh Thị Thủy thông tin hiện có tới 56% cơ sở lưu trú đóng cửa, nhưng trong 13.000 cơ sở lưu trú đang hoạt động, mới chỉ có 3.600 cơ sở thực hiện tự đánh giá phòng chống dịch và cập nhật thông tin.
Trước tình trạng nhiều trung tâm thương mại, chợ chưa tự đánh giá biện pháp phòng chống dịch và cập nhật thông tin do chưa có hướng dẫn, Ban chỉ đạo đề nghị Bộ Công Thương ban hành ngay văn bản chỉ đạo các đơn vị quản lý trung tâm thương mại, chợ thực hiện việc này; kiểm tra, nhắc nhở từng cửa hàng, hộ kinh doanh.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, gia tăng mạnh tại Mỹ, một số quốc gia châu Á và các quốc gia khu vực châu Âu. Đặc biệt, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vừa phát hiện tại Anh khiến nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia khu vực châu Á cấm các chuyến bay đến từ Anh.
Ông Hoàng Minh Đức, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết biến thể mới làm tăng khả năng lây lan tới 70%. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy thời gian ủ bệnh của người nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ngắn hơn, khởi phát sớm hơn, khả năng bám dính bề mặt lớn hơn…
Ban chỉ đạo yêu cầu các viện nghiên cứu khẩn trương lấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân Covid-19 gần đây và kết hợp đối tác bên ngoài để làm rõ biến thể mới của virus SARS-CoV 2 đã vào Việt Nam hay chưa.
Sức khoẻ 3 người tiêm vắc xin Covid-19 Việt Nam sau 72 giờ
Sau 3 ngày tiêm vắc xin Nanocovax, sức khoẻ các tình nguyện viên không có bất thường, tuy nhiên sẽ cần theo dõi hết hôm nay.
Trao đổi với VietNamNet , đại diện Học viện Quân y cho biết, sau tiêm vắc xin Nanocovax ngừa Covid-19 của công ty Nanogen, các tình nguyện viên bị đau nhẹ ở vị trí tiêm, có người sốt nhẹ. Tuy nhiên đây đều là những biểu hiện thông thường giống như tiêm nhiều loại vắc xin khác. Hiện sức khoẻ cả 3 tình nguyện viên đều tốt, tinh thần thoải mái.
Trong chiều 20/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có mặt tại Học viện Quân y hỏi thăm sức khoẻ 3 tình nguyện viên.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Bộ trưởng Y tế thăm tình nguyện viên tiêm vắc xin Nanocovax
Dù cùng tiêm ngày 17/12 nhưng mỗi tình nguyện viêm tiêm cách nhau 3,5 tiếng nên người cuối cùng phải đợi hết chiều nay mới đủ 72 giờ sau tiêm, sau đó có thể về nhà tự theo dõi. Song để đảm bảo an toàn, cả 3 tình nguyện viên sẽ tiếp tục ở lại Học viện Quân y thêm 1-2 ngày.
Hiện Học viện Quân Y cũng đang trình Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia cho ý kiến trước khi tiêm cho 17 người tiếp theo ở nhóm 1 liều 25 mcg.
Sáng 17/12 vừa qua, Học viện Quân y bắt đầu tiêm thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19 trên tình nguyện viên đầu tiên. Buổi chiều tiêm thêm 2 tình nguyên viên. Cả 3 đều được tiêm liều thấp nhất 25 mcg với mục đích đánh giá độ an toàn của vắc xin và dò tìm liều tối ưu.
Ông Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế cho biết, trong giai đoạn 1 không có nhóm đối chứng. 60 tình nguyện viên sẽ chia làm 3 nhóm tương ứng tiêm 3 hàm lượng 25 mcg, 50 mcg và 75 mcg.
Giai đoạn 2 sẽ chia thành nhóm sinh miễn dịch và nhóm tiêm giả dược với tổng số lượng khoảng 200-400 tình nguyện viên. Giai đoạn 3 sẽ cần 1.500- 3.000 tình nguyện viên và mở rộng đến 10.000 người. Thử nghiệm được thực hiện theo hình thức gối đầu. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, dự kiến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ hoàn tất cả 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Bộ Y tế và Học viện Quân y khẳng định, mục tiêu tối thượng của nghiên cứu là phải đảm bảo an toàn cho tình nguyện viên tham gia. Nếu phát hiện có bất thường, nhóm nghiên cứu sẽ ngừng thử nghiệm ngay lập tức.
Phó thủ tướng: 'Covid-19 ở TP HCM cơ bản được kiểm soát' Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, dù cần tiếp tục theo dõi, đến nay tình huống lây nhiễm Covid-19 ở TP HCM cơ bản được kiểm soát. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) chiều 7/12, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương nỗ lực của TP HCM, Bộ Y tế, các lực...