Quyết sách kịp thời của Quốc hội
Ngay trước ngày khai mạc Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19.10.2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Cử tri và Nhân dân, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp, vui mừng khi quyết sách “còn thơm mùi mực”, có hiệu lực ngay, đã góp thêm nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm hơn 2 tháng cuối năm chạy đua mở cửa lại nền kinh tế, phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Ảnh: Quang Khánh
Nghị quyết 406 là tin vui đối với cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân, bởi thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Đảng, Nhà nước tới những khó khăn của người dân và doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và vừa, bằng hành động chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và cụ thể hóa các giải pháp ứng phó với tình hình dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28.7.2021 của Quốc hội.
Tôi muốn nhấn mạnh sự nỗ lực của Nhà nước bởi dự thảo Nghị quyết này mới được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9. Trước đó, giữa tháng 8, các cơ quan của Quốc hội, mà “chủ công” là Ủy ban Tài chính – Ngân sách mới được tiếp cận Tờ trình của Chính phủ. Để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã khẩn trương thực hiện các bước thẩm tra, giải trình, trao đổi, hoàn thiện nội dung Dự thảo Nghị quyết qua nhiều cuộc họp với các cơ quan của Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết số 30/2021/QH15 về thẩm quyền của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, trong đó có chính sách thuế trong thời gian đại dịch.
Các chính sách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành tại Nghị quyết này là cố gắng lớn của Nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn toàn diện, tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến không đạt kế hoạch và ở mức thấp, khoảng 3%. Ngân sách Trung ương dự kiến hụt thu. Đời sống của đại bộ phận Nhân dân đặc biệt khó khăn. Các chính sách về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV.2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh; giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa và dịch vụ chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch, rồi miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020, theo tính toán của Chính phủ, có thể làm giảm thu ngân sách hơn 21 nghìn tỷ đồng.
Video đang HOT
Một số chính sách thực chất là kéo dài chính sách đã áp dụng trong năm 2020 có hiệu quả tích cực, góp phần hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tích tụ vốn để phục hồi và phát triển sản xuất. Kinh nghiệm của quốc tế cũng cho thấy, giải pháp gia hạn thời gian nộp thuế và giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là cách làm chủ yếu.
Một điều đặc biệt nữa trong Nghị quyết là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ có biện pháp triển khai chính sách để người tiêu dùng được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng, sắc thuế gián thu, quy định tại Nghị quyết. Đồng thời tiếp tục rà soát, thực hiện các giải pháp theo thẩm quyền để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức giảm chi phí đầu vào và nghiên cứu phương án hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên chi phí lao động, phương án sử dụng ngân sách cấp bù lãi suất tiền vay cho doanh nghiệp, tổ chức bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Cộng đồng doanh nghiệp, các hộ, cá nhân kinh doanh và người dân tin tưởng vào hiệu ứng tích cực, thiết thực, có tác dụng ngay của Nghị quyết 406, cùng với hiệu lực, hiệu quả của hệ thống các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp đã ban hành trước đó (kể cả đối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thua lỗ), nền kinh tế nước ta sẽ dần phục hồi, đem lại sinh khí mới, tinh thần lạc quan để bước vào năm thứ 2 của kế hoạch 5 năm 2021 – 2025 với nhiều kỳ vọng mới.
Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân: Sự hỗ trợ cần thiết
Chính phủ đã có Tờ trình số 289/TTr-CP (ngày 13-8-2021) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động bởi dịch Covid-19, trong đó có 3 nhóm chính sách lần đầu được đề xuất.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, sự hỗ trợ trên là cần thiết, cấp bách nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.
Việc miễn, giảm thuế sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra. Trong ảnh : Sản xuất sản phẩm cơ khí tại Công ty TNHH Tâm Hợp (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Ảnh: Viết Thành
3 nhóm chính sách lần đầu được đề xuất
Theo nội dung dự thảo Nghị quyết, tiếp tục giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác như đã áp dụng năm 2020. Đặc biệt có đến 3 nhóm chính sách lần đầu tiên được cơ quan quản lý đề xuất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện gồm: Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong các quý III, IV-2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, địa bàn; giảm 30% thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các dịch vụ (vận tải, lưu trú, ăn uống; du lịch, giải trí; sáng tác, nghệ thuật; báo chí, truyền hình; thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác...); miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, 2019, 2020. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Nguyễn Quốc Hưng cho biết, việc thực hiện các chính sách đề xuất tại dự thảo Nghị quyết có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Tính chung, các chính sách đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện từ đầu năm 2021 và các chính sách đề xuất bổ sung trên, số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là hơn 138 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, từ năm 2020 đến ngày 30-6-2021, chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp các khoản thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí đã được triển khai, với tổng giá trị khoảng 148,7 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền thuế, thuê đất được gia hạn khoảng 122,1 nghìn tỷ đồng. Giải pháp trên đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh và đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2021.
Chính sách miễn, giảm thuế được thông qua và đi vào thực tiễn sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trong ảnh : Người nộp thuế giao dịch tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy (ảnh chụp tháng 3-2021).
Giải pháp mang tính đột phá
Chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cấp cao của Học viện Tài chính nhìn nhận, dự thảo Nghị quyết cho thấy sự lắng nghe, đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân.
"Đây là giải pháp mang tính đột phá khi giảm 50% thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các quý III, IV-2021. Gói hỗ trợ này bảo đảm bất cứ người nộp thuế nào cũng nhận được hỗ trợ. Trong đó, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chú trọng, bởi đây là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua", ông Đinh Trọng Thịnh đánh giá.
Cùng quan điểm, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc cho rằng, việc giảm thuế cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết và cấp bách. Gói hỗ trợ khi được thông qua sẽ giúp doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, có thể giữ được sự ổn định và phục hồi nhanh sau khi dịch bệnh được đẩy lùi.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội Mạc Quốc Anh cho hay, trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, các chính sách miễn, giảm thuế được ban hành và thực thi có ý nghĩa rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp. Đây sẽ là dòng tiền giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà không phải vay vốn.
Còn bà Trần Thị Ngọc Lan, quản lý cơ sở sản xuất lụa cao cấp Lan Sơn (quận Hà Đông) thông tin, cơ sở sản xuất lụa cao cấp Lan Sơn gặp không ít khó khăn, doanh thu sụt giảm mạnh. Chính sách hỗ trợ mới về thuế được thông qua sẽ góp phần giúp cơ sở cầm cự, vượt qua khó khăn, hồi phục sau khi dịch bệnh qua đi. Trong khi đó, bà Đinh Thị Hải Yến, chủ hộ kinh doanh thực phẩm sạch Từ Tâm (quận Thanh Xuân) chia sẻ: "Tôi rất mừng khi biết thông tin về chính sách miễn, giảm thuế, bởi trong các chính sách về giảm thuế, đối tượng hộ kinh doanh đã được Chính phủ quan tâm, chú trọng".
Để các chính sách sau khi được thông qua, đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao nhất, chuyên gia kinh tế - tài chính Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cần đơn giản hóa tối đa các thủ tục thực hiện. Đặc biệt, cần tính đến việc nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân ở khu vực cách ly, giãn cách rất khó để có các giấy tờ xác nhận.
Tại Thông báo số 209/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 5-8-2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, Thường trực Chính phủ đã lưu ý Bộ Tài chính với tinh thần: Các giải pháp khi được ban hành cần phát huy hiệu quả cao nhất, hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết để có thể thực hiện ngay.
Phó Chủ tịch TP.HCM: Sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh về vốn vay, hoàn thuế Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho biết, TP đã có chương trình để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh về vốn vay cũng như hoàn thuế để khôi phục kinh tế. Tối 8/10, trong chương trình livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" với chủ đề "Khôi phục kinh tế trong điều kiện bình thường mới", người dân...