Quyết liệt vì Hoàng Sa

Theo dõi VGT trên

Ngày này cách đây đúng 39 năm, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảoHoàng Sa. Hành động phi pháp ấy đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của thế giới.

Ngày 25.11.2011, trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới hai thời điểm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: “Năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đán.h chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Chính quyền VNCH lúc đó đã phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này”. Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ của một đất nước Việt Nam thống nhất đã nhắc chúng ta nhớ tới một ngày bi tráng của 39 năm về trước, khi đất nước còn chia đôi. Đó là ngày 19.1.1974, Trung Quốc n.ổ sún.g cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Các chiến hạm cùng quân nhân VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng với một lực lượng mạnh hơn, Trung Quốc đã chiếm được cụm phía tây của quần đảo Hoàng Sa, sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950, qua đó chiếm đóng phi pháp toàn bộ quần đảo này từ đó đến nay.

Xâm lăng

Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra trong khoảng 30 phút vào ngày 19.1.1974, nhưng trước đó nhiều ngày, Trung Quốc đã bắt đầu những chuyển động cho hành trình xâm lược của mình. Ngày 10.1, tàu Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong khu vực cụm tây quần đảo Hoàng Sa. Sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao nước này phát đi từ Bắc Kinh tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và VNCH đang chiếm đóng phi pháp. Ngay lập tức, Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã bác bỏ luận điệu ngang ngược này và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc.

Lúc bấy giờ, về mặt quân sự, phía Việt Nam chỉ có một trung đội địa phương quân thuộc Chi khu Hòa Vang trú đóng trên đảo Hoàng Sa. Để tăng cường sức mạnh bảo vệ biển đảo, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải vào ngày 15.1 đã ra lệnh cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng, trực chỉ Hoàng Sa. Tiếp theo, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do trung tá Vũ Hữu San chỉ huy đang tuần tra vùng biển ngoài khơi Quảng Ngãi cũng được lệnh tức tốc tới bảo vệ Hoàng Sa. Sau đó, do diễn biến phức tạp, tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) cũng đã được điều động. HQ-5 là soái hạm, với hạm trưởng là trung tá Phạm Trọng Quỳnh còn HQ-10 do thiếu tá – Hạm trưởng Ngụy Văn Thà chỉ huy. Ban Chỉ huy công tác trên biển của chiến dịch bảo vệ Hoàng Sa được đặt trên tàu HQ-5, với đại tá Hà Văn Ngạc thừa lệnh Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên hải làm chỉ huy trưởng.

Trong thời gian này, phía Trung Quốc đã cho tàu cá chở quân lính giả dạng ngư dân tiến chiếm một số đảo. Công điện 50.356 của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải gửi HQ-4, HQ-5 và HQ-16 cho biết: “Trung Cộng đã bất thần tiến chiếm các đảo Robert (Cam Tuyền – NV), Duncan (Quang Hòa), Drummond (Duy Mộng) và Money (Vĩnh Lạc) thuộc quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 10.1.1974. Hiện có 2 tàu loại 100 tấn neo đậu tại đảo Robert… Trên đảo Duncan có 1 chòi quan sát… Tại đảo Money có 1 hầm còn mới…”. Công điện còn cho biết phi cơ của Sư đoàn 1 Không quân đang trực ở sân bay Đà Nẵng. Nhiệm vụ được giao cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa là trước hết sử dụng đường lối ôn hòa, yêu cầu kẻ địch rút khỏi lãnh thổ Việt Nam, trong trường hợp địch khai hỏa thì “tập trung khả năng để tiê.u diệ.t địch”, lệnh từ văn phòng chỉ huy ở Đà Nẵng truyền ra cho HQ-5 nêu rõ.

Video đang HOT

Lúc bấy giờ, lực lượng chiến đấu của phía Trung Quốc có 11 tàu, trong đó có 2 tàu chống ngầm Krondstadt, 2 tàu quét lôi, vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một số tàu chở quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một đội quân dự phòng ở Hải Nam, trong đó có nhiều tàu tên lửa Komar và Osa.

Quyết liệt vì Hoàng Sa - Hình 1
Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ) – Đồ họa: Hồng Sơn

N.ổ sún.g

Sáng sớm 19.1, một toán Biệt hải từ HQ-4 và một đội Hải kích từ HQ-5 chia làm hai mũi dùng bè cao su đổ bộ lên tái chiếm đảo Quang Hòa. Một cuộc đọ sún.g xảy ra giữa quân VNCH và quân Trung Quốc đã chiếm đảo này từ trước cùng với số mới đổ bộ từ các chiến hạm gần đấy. Cuộc giao tranh này khiến 2 quân nhân VNCH t.ử thươn.g và sau đó, do quân số ít hơn rất nhiều, hai toán đổ bộ của VNCH đã phải rời đảo, trở lại tàu.

Lúc này, các tàu chiến trên biển đã di chuyển theo đội hình chiến thuật, bộ chỉ huy trên soái hạm HQ-5 chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm thành viên để tiê.u diệ.t. Theo đó, HQ-5 đối đầu tàu Krondstadt 274 HQ-4 đối đầu Krondstadt 271 HQ-10 đối đầu trục lôi hạm 396 HQ-16 đối đầu trục lôi hạm 389. Lúc 10 giờ 22 sáng 19.1.1974, lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm Trung Quốc được ban hành từ HQ-5. Thông tin công khai trước đây cho rằng tàu Trung Quốc đã n.ổ sún.g trước. Tuy nhiên, mới đây, nguyên Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San xác nhận rằng, lúc bấy giờ, tàu chiến của VNCH đã “chủ động khai hỏa”. Ngay trong những phút đầu, một chiếc Krondstadt đã bị trúng đạn bốc cháy. Sau đó, chiếc Krondstadt thứ hai cũng hư hại và phải ủi vào rạn san hô gần đó để khỏi chìm. Phía VNCH cũng chịu tổn thất khi HQ-4 và HQ-5 đều trúng đạn nhưng vẫn còn chiến đấu được HQ-16 bị hư hại nặng hơn và phải dần rút khỏi vòng chiến. Riêng HQ-10, là tàu nhỏ nhất, b.ị bắ.n chìm và Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận.

Đến gần 11 giờ, có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng viện với các tàu tên lửa Komar xuất hiện từ phía xa. Nhận thấy tình thế bất lợi, chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc đã ra lệnh cho toàn bộ lực lượng rời vùng giao tranh. Trong cuộc chiến này, theo con số thống kê chưa đầy đủ, 53 quân nhân VNCH đã bỏ mình vì nước một số quân nhân và nhân viên khí tượng bị bắt làm tù binh và đã được trao trả sau đó. Phía Trung Quốc có 4 tàu b.ị bắ.n hỏng và 18 binh sĩ chế.t.

Sau trận chiến ngắn ngủi nhưng ác liệt, Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Dù thế, trận hải chiến 1974 một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất của người Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền. Trước một kẻ thù mạnh hơn và trong một tình hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi, các quân nhân đã kiên cường n.ổ sún.g vào kẻ xâm lăng. Cuộc chiến đó cũng một lần nữa làm nổi rõ tính phi nghĩa của Trung Quốc tại Hoàng Sa và trên toàn biển Đông về sau, như tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH số 015/BNG sau trận hải chiến 1974 đã vạch rõ: “Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ VNCH”. Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này.

Tư liệu cho bài viết này được lấy từ Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa (Vũ Hữu San, Trần Đỗ Cẩm), qua trao đổi với ông Vũ Hữu San và một số cựu quân nhân tham gia trận hải chiến cũng như tham khảo nhiều tài liệu khác.

Theo TNO

Sự phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông

Hôm qua 27-11, ngày thảo luận thứ 2 của Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 đã diễn ra vô cùng sôi nổi với điểm nóng vẫn xoay quanh vấn đề trên Biển Đông.

Sự phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 1

Đông đảo học giả trong nước và quốc tế dự hội thảo Việt Nam học lần thứ 4

Hầu hết các ý kiến đều tập trung vào việc đưa ra những chứng cứ, lập luận chứng tỏ sự vô lý trong các luận điểm của Trung Quốc khi đề ra đường lưỡi bò. TS. Nguyễn Minh Mẫn - Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đưa ra lập luận, Trung Quốc muốn gia tăng quyền kiểm soát của mình trên biển Đông nhằm mục đích đảm bảo nguồn cung năng lượng - điểm chính trong chiến lược "An ninh năng lượng" của Trung Quốc. Các học giả khẳng định, những chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra để độc chiếm Biển Đông đều rất mơ hồ.

Khẳng định thêm ý kiến này, GS. Sử học Đỗ Bang (Đại học Huế) cho biết, theo nghiên cứu của ông, từ thời Tự Đức tới thời Pháp thuộc, các tài liệu đều xác định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Ông và các cộng sự chưa tìm thấy một trang sử, một bản đồ chính thống nào nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc dưới thời nhà Thanh. Trước 1974 (thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa), tất cả tài liệu lịch sử đều chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Luận điểm này cũng được các nhà khoa học nước ngoài tán đồng, GS.TSKH Erik Franckx - Trưởng khoa Luật Quốc tế, ĐH Brussels, Bỉ cho biết, trong nhiều thập kỷ, các quốc gia không biết sự tồn tại của đường 9 đoạn. Lần đầu tiên Trung Quốc đính kèm bản đồ có đường lưỡi bò trình lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc là vào năm 2009. Tất cả những tranh chấp trên biển Đông thời gian qua đều xuất phát từ khu vực đường 9 đoạn này. GS. Erik Franckx cũng cho rằng, một đường biên giới phải được sự đồng thuận của ít nhất 2 bên chứ không thể do 1 bên đơn phương đưa ra. Để khẳng định cho luận điểm này, các nhà khoa học đã nêu lại Định ước Berlin năm 1885. Trong đó có 1 điểm rất quan trọng, đó là: Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó. Như vậy, những lý lẽ của Việt Nam có tính logic và đầy đủ căn cứ hơn nhiều những luận điểm mơ hồ phi lý của Trung Quốc.

Trong cuộc hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng cho rằng, giải quyết được những tranh chấp này không dễ. Đa số các tham luận đưa ra tại hội thảo đều thống nhất rằng, sẽ rất khó thực hiện khi Trung Quốc thể hiện thái độ không muốn làm theo luật pháp quốc tế, hay nói cách khác, không muốn "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông. Về vấn đề này, Tiến sĩ Lokshin Grigory, Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Viện Hàn lâm Liên bang Nga cho rằng vũ lực chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là chìa khóa để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. GS.TSKH Vladimir Kolotov - Viện Hồ Chí Minh ĐHTHQG St.Petersburg lại nhấn mạnh, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp để tránh chính sách tằm thực của Trung Quốc đang từ từ xâm lấn dần, trước khi mọi sự đã rồi.

Hội thảo sẽ đi đến những kết luận vào buổi sáng trước khi diễn ra phiên bế mạc vào trưa nay 28-11.

Hành vi bất chấp luật pháp quốc tế

Tôi cho rằng, việc in hình "lưỡi bò" vào hộ chiếu của công dân là âm mưu thâm độc, mang tính khiêu khích của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Qua việc này, tôi nhìn thấy hình ảnh một người khổng lồ nhưng lại nhỏ nhen, ích kỷ, và đầy thủ đoạn, bất chấp luật pháp quốc tế.

Việt Nam cần phản đối mạnh mẽ và có những biện pháp ứng xử nhất quán đối với các công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng loại hộ chiếu phi pháp này. Chúng ta cần từ chối cho nhập cảnh những người mang hộ chiếu có in hình "lưỡi bò". Khi cấp thị thực cho người Trung Quốc, các cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài nên ghi rõ là Việt Nam không thừa nhận "đường lưỡi bò" trên hộ chiếu, và dứt khoát không dán thị thực vào những cuốn hộ chiếu có hình "lưỡi bò".

Ông Nguyễn Bảo Khánh (Phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội)


Phải vạch rõ ý đồ xấu xa

Sự phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 2


Có thể thấy, việc Trung Quốc in "đường lưỡi bò" vào hộ chiếu là hành vi hết sức xảo quyệt, bộc lộ ý đồ xâm phạm quyền chủ quyền biển đảo của Việt Nam và của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Nếu các nước không tinh tường, lực lượng kiểm soát biên giới - cửa khẩu không phát hiện ra hình "đường lưỡi bò", đóng dấu vào hộ chiếu mới này, thì đương nhiên rơi vào bẫy toan tính của phía Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc sẽ có điều kiện rêu rao Việt Nam và những nước đã đóng dấu vào hộ chiếu có hình "đường lưỡi bò", là đã thừa nhận "bản đồ chín đoạn" - sự phi lý mà Trung Quốc tự công bố từ năm 2009.

Tôi mong muốn Đảng, Nhà nước và người dân phải đấu tranh kiên quyết, bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình, để khẳng định chủ quyền của Việt Nam, cũng như vạch rõ ý đồ xấu xa của phía Trung Quốc, qua việc phát hành hộ chiếu in hình "đường lưỡi bò".

Ông Hoàng Khắc Quý (Nguyên phóng viên Ban Tin thế giới, Thông tấn xã Việt Nam)

Cần có động thái kiên quyết hơn

Sự phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông - Hình 3


Trước thông tin về việc Trung Quốc cấp hộ chiếu in hình "đường lưỡi bò" cho công dân của họ, thành viên Hội Cựu chiến binh chúng tôi đã trao đổi và có chung tâm trạng hết sức phẫn nộ, bức xúc.

Tôi rất đồng tình với thái độ dứt khoát của Nhà nước ta, thể hiện qua việc Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trong hộ chiếu. Chúng tôi mong muốn Nhà nước ta có động thái kiên quyết hơn để yêu cầu Trung Quốc bỏ hộ chiếu in hình "đường lưỡi bò"; đồng thời cần thể hiện quan điểm, lập trường của Nhà nước ta trên các diễn đàn quốc tế; tranh thủ sự ủng hộ của dư luận trong nước, quốc tế về chủ quyền biển, đảo, về Hoàng Sa - Trường Sa.

Ông Trần Mạnh Hùng (Hội viên Hội Cựu chiến binh phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024

Tin mới nhất

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"

Sao việt

23:18:15 29/09/2024
Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ, không ai làm lại được anh ấy. Anh Hoài Linh thuộc lời quá nhiều bài hát, không ai thuộc nhiều như anh ấy.

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.