Quyết liệt thực hiện các lộ trình 2 Dự án Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp, quản lý CCCD
Quyết liệt thực hiện các lộ trình 2 Dự án Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư Đến hết tháng 12-2020 từng đơn vị, từng cấp phải hoàn thành việc đối chiếu, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, kiểm tra đường truyền thông suốt đến cấp xã, đảm bảo tính bảo mật cao; triển khai tập huấn cho CBCS ở các đơn vị địa phương…
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến kiểm điểm kết quả thực hiện Dự án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và Dự án Sản xuất cấp, quản lý Căn cước công dân (CCCD) tháng 11-2020 do Bộ Công an tổ chức, tiến độ vận hành 2 Dự án tiếp tục được nhắc đến.
Hội nghị nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ trong triển khai, thực hiện 2 dự án và chỉ rõ các biện pháp, nhiệm vụ, phân công lực lượng khi chuyển trạng thái từ giai đoạn 1 là các bước chuẩn bị sang giai đoạn thực hiện.
Hội nghị nêu rõ: Dự án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và Dự án Sản xuất, cấp và quản lý CCCD được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của toàn lực lượng CAND trong năm 2020 và năm 2021. Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt các nhiệm vụ với lộ trình các bước đi cụ thể kèm theo các mốc thời gian phải hoàn thành tính theo từng ngày (gồm 8 nhóm nhiệm vụ và 48 công việc cụ thể đối với dự án dân cư và 9 nhóm nhiệm vụ đối với 55 công việc của dự án CCCD), đến nay đã hoàn thành công việc rất lớn góp phần thực hiện đúng các mốc thời gian đã đề ra.
Công an các địa phương đã điều tra số người từ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CCCD để báo cáo đề nghị cấp
Video đang HOT
Việc thu thập bổ sung cập nhật các thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được cập nhật biến động hàng ngày, hàng giờ; yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương phải hoàn thành các dữ liệu để đến 26-2-2021 chạy thử, đúng 1-7-2021 sẽ chia sẻ dữ liệu với các cấp, các ngành trong toàn quốc.
Bởi vậy từ nay đến hết tháng 12-2020 từng đơn vị, từng cấp phải hoàn thành việc đối chiếu, đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, kiểm tra đường truyền thông suốt đến cấp xã, đảm bảo tính bảo mật cao; triển khai tập huấn cho CBCS ở các đơn vị địa phương.
Trong tháng 11 Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai quyết liệt, có hiệu quả, bám sát chương trình, kế hoạch, mục tiêu đề ra để đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 dự án. Việc thu thập dữ liệu vân tay tròn qua thiết bị kỹ thuật rút ngắn thời gian từ 10 phút trước kia xuống còn 3-5 phút. Công an các địa phương đã điều tra số người từ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CCCD để báo cáo đề nghị cấp.
Bộ Công an: Lộ, lọt bí mật nhà nước ngày càng nghiêm trọng
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho hay tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước trên không gian mạng ngày càng nghiêm trọng.
Sáng 14-9, tiếp tục phiên họp thứ 48, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020.
Vi phạm hành chính phổ biến nhưng xử lý chưa nghiêm
Trình bày báo cáo của Chính phủ, Thượng tướng Lê Quý Vương (Thứ trưởng Công an) cho hay năm 2020, công tác phòng ngừa tội phạm được chú trọng hơn. Việc kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và tấn công trấn áp tội phạm đạt được kết quả tích cực...
Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương. Ảnh: quochoi.vn
Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp.
"Công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn một số tồn tại, thiếu sót chưa theo kịp với sự phát triển của tình hình, còn sơ hở cho tội phạm lợi dụng hoạt động. Công tác phòng ngừa tội phạm chưa mang lại hiệu quả thực chất, phòng ngừa xã hội ở một số địa phương còn hình thức, phòng ngừa nghiệp vụ hiệu quả chưa cao" - Thượng tướng Lê Quý Vương nói.
Thứ trưởng Công an cũng thừa nhận tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố chưa đạt chỉ tiêu đề ra, một số loại tội phạm xảy ra nhiều nhưng tỷ lệ điều tra khám phá thấp.
Đặc biệt, còn để xảy ra vi phạm trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Vi phạm hành chính diễn ra phổ biến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng việc xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe, đã ảnh hưởng đến kỷ cương, phép nước trong một số lĩnh vực...
Tình hình lộ, lọt bí mật trên mạng ngày càng nghiêm trọng
Liên quan đến tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên lĩnh vực an ninh quốc gia, ông Vương cho hay Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đã chủ động nắm, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo sát tình hình thế giới, khu vực.
Bộ đã tham mưu và thực hiện các giải pháp giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Đồng thời ngăn ngừa âm mưu bạo loạn, khủng bố, phá hoại, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước.
Việc bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh thông tin, truyền thông, an ninh mạng, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh các địa bàn chiến lược, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội đảng bộ các cấp, Hội nghị cấp cao ASEAN, các mục tiêu, sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại quan trọng của đất nước.. Kịp thời khởi tố điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, ông Vương cho hay các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá trên nhiều lĩnh vực. An ninh nội địa còn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây bất ổn; an ninh kinh tế diễn biến phức tạp.
"Tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước trên không gian mạng ngày càng nghiêm trọng"- Thứ trưởng Công an nhấn mạnh.
Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ Trong tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Ngoài kiểm tra giám sát, việc ứng dụng khoa học công nghệ để hạn chế tối đa sự tác động của con người, giảm bớt số CSGT phải ra đường làm nhiệm vụ...