Quyết liệt “Nói không với thuốc lá” trong bệnh viện
Cho đến nay, nhiều đơn vị đã xây dựng thành công môi trường cơ sở Y tế không khói thuốc lá như: bệnh viện đa khoa khu vực Hải Hậu- Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu…
Trên thế giới mỗi năm có 8 triệu người tử vong do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3%.
Hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 70.000 người/năm.
Sử dụng thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, cộng thêm tổn thất do giảm hoặc mất khả năng lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại cho môi trường. Trên toàn thế giới, ước tính mỗi năm sử dụng thuốc lá gây thiệt hại khoảng 500 tỷ đô-la Mỹ.
Để nâng cao nhận thức của người dân, thời gian qua Công đoàn Y tế Việt Nam đã phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y Tế triển khai nhiều nội dung về phòng chống tác hại thuốc lá.
Các đại biểu thể hiện quyết tâm xây dựng môi trường cơ sở Y tế, trường học Y dược không khói thuốc lá tại Lễ phát động thi đua nhân Tuần lễ quốc gia PCTHTL hàng năm
Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền và các hình thức khác nhau trên toàn quốc để làm thay đổi từ nhận thức đến hành động của học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên chức và người lao động.
Bên cạnh đó, kể từ khi Luật phòng, chống tác hại thuốc lá ra đời và có hiệu lực, Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đã tổ chức 11 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá, các qui định của Luật PCTH thuốc lá và các văn bản hướng dẫn thi hành với sự tham dự của gần 2.000 đại biểu là thành phần Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá các đơn vị.
Chung kết Hội thi tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá
Từ năm 2013 đến nay, Công đoàn Y tế Việt Nam đã sản xuất và cấp phát 8.000 tờ gấp, 4.000 sổ tay, 8.000 biển cấm hút thuốc mica, 12.500 biển cấm hút thuốc giấy, 8.600 tranh ảnh áp phích PCTHTL, 50 pano treo tại cổng ra vào các bệnh viện và 3.000 đĩa truyền thông tuyên truyền về phòng chống tác hại thuốc lá.
Video đang HOT
Nhiều bệnh viện, cơ sở Y Tế trên cả nước nỗ lực thực hiện “Bệnh viện không khói thuốc”
Đặc biệt, trong năm 2016-2017, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Hội thi tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá thu hút hơn 12.000 bài dự thi của cán bộ, công nhân viên chức ngành Y tế trong cả nước. Hội thi không chỉ là cơ hội để các cán bộ y tế rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tuyên truyền về tác hại của thuốc lá mà cũng là dịp để người dân, bệnh nhân thấu hiểu hơn nỗi vất vả, khó khăn trong ngành.
Một tấm bảng trích Luật PCTH thuốc lá được treo trong khuôn viên bệnh viện
Bên cạnh việc tuyên truyền, Công đoàn Y tế Việt Nam thường xuyên tổ chức các Đoàn kiểm tra giám sát việc xây dựng môi trường cơ sở Y tế, trường học Y dược không khói thuốc từ Trung ương tới địa phương. Cho đến nay, nhiều đơn vị đã xây dựng thành công môi trường cơ sở Y tế không khói thuốc lá, là nơi để các đơn vị đến học tập và chia sẻ kinh nghiệm, điển hình như: bệnh viện đa khoa khu vực Hải Hậu- Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu…
PGS. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, nhờ tác động tích cực của truyền thông, sự nỗ lực vào cuộc của các Bộ, ban ngành trên cả nước, nhận thức về tác hại của hút thuốc và hút thuốc lá thụ động của người dân được nâng cao.
Theo báo cáo điều tra GATS năm 2015, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động giảm đángkể so với năm 2010 ở hầu hết các địa điểm: tại gia đình (từ 73,1% xuống còn 59,9%), tại nơi làm việc (từ 55,9% xuống còn 42,6%), tại các trường đại học, cao đẳng (từ 54,3% xuống còn 37,9%), trên phương tiện giao thông công cộng (từ 34,4% xuống còn 19,4%) và tại trường học (từ 22,3% xuống còn 16,1%).
Cho đến nay, cả nước có 1.560 cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc; 10 nghìn trường học thực hiện cấm hút thuốc lá trong trường học; 4.442 nhà máy, xí nghiệp thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá nơi làm việc; 508 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá.
P.V
Theo Dân trí
Cái chết tức tưởi vì khói thuốc của em bé 1 tháng tuổi rúng động Indonesia, bố mẹ đứa trẻ yêu cầu chính phủ đóng cửa ngành công nghiệp thuốc lá
Sự ra đi đột ngột của em bé 1 tháng tuổi đã khiến cha mẹ của em đã yêu cầu Chính phủ đóng cửa ngành công nghiệp thuốc lá đang giết dần giết mòn hàng triệu người.
Vào năm 2017, đất nước Indonesia đã rúng động bởi cái chết của bé Muhammad Hafizh, 1 tháng tuổi. Đứa trẻ qua đời vì bị viêm phổi sau hít phải khói thuốc lá. Cha mẹ của cậu bé không thể ngờ rằng, việc tiếp xúc với khói thuốc lá trong một thời gian ngắn như vậy lại có thể cướp đi sinh mạng của đứa trẻ.
" Tôi hy vọng Chính phủ sẽ đóng cửa các nhà máy sản xuất thuốc lá. Nó còn tệ hơn cả ma túy. Ma túy chỉ giết chết người sử dụng nó nhưng những người nghiện hút thuốc lá lại giết chết những người xung quanh họ", cô Fitria Lestari, mẹ của đứa trẻ lên tiếng.
Được biết, cậu bé Hafizh trước khi qua đời đã tiếp xúc với khói thuốc lá trong một bữa tiệc để chúc mừng em bé mới sinh. " Thuốc lá chính là thủ phạm. Chúng tôi tin rằng, hút thuốc là yếu tố chủ chốt. Mọi thứ đều ổn trước đó", Hegidi Ichwanur, cha của đứa trẻ cho hay.
Cậu bé 1 tháng tuổi đã nhập viện sau khi hít phải khói thuốc lá.
Fitria và chồng cô cho biết những người hút thuốc đều là người thân trong gia đình và họ đều từ chối việc bỏ hoàn toàn thuốc lá. Người mẹ nói rằng cậu bé có dấu hiệu bị khó thở và vợ chồng cô đã đưa con đến bệnh viện nhanh chóng.
" Thằng bé ở trong phòng cấp cứu 10 tiếng đồng hồ liền. Bác sĩ nói tình trạng của Hafizh đã được cải thiện. Tuy nhiên sau đó, tình hình chuyển biến xấu đi. Hafizh bị ho, mạch đập ngày càng yếu và bác sĩ động viên chúng tôi hãy cầu nguyện.
Cuối cùng, tôi cũng chịu thua trước thần chết. Tôi đã nói với con rằng, chúng tôi đã rất hạnh phúc khi có Hafizh trên đời và rồi thằng bé rời xa chúng tôi mãi mãi", Fitria nói.
Cha mẹ Hafizh rất đau lòng về sự ra đi đột ngột của cậu con trai.
Indonesia là quốc gia có tỷ lệ đàn ông hút thuốc ở trong top cao nhất thế giới. Khoảng 60% nam giới trên 15 tuổi hút thuốc hàng ngày và 2% phụ nữ là người hút thuốc. Trung bình mỗi ngày, một người hút thuốc tiêu thụ khoảng 3 bao thuốc lá.
Tỷ lệ người trẻ hút thuốc tăng cao ở Indonesia, một phần bắt nguồn từ việc giá những gói thuốc rất rẻ và dễ dàng có thể mua chúng ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, trước những tác hại do khói thuốc lá gây ra cho cộng đồng, một chiến dịch cấm hút thuốc lá trong gia đình đã diễn ra, bắt đầu từ khi vực phía đông Jakarrta.
Người dân đã ký cam kết chống hút thuốc trong nhà của họ, và đã sơn tất cả các ngôi nhà trong khu vực bằng màu sáng để làm nổi bật những nỗ lực của họ. Điều này đã tác động không hề nhỏ đến tinh thần cộng đồng.
Những ngôi nhà sáng màu trong chiến dịch chống hút thuốc lá ở Indonesia.
" Tôi cảm thấy xấu hổ vì hút thuốc lá trong khi hàng xóm của tôi thì không", một người đàn ông địa phương tên Adi cho hay.
Adi chia sẻ rằng ông đã từng hút 3 bao thuốc lá mỗi ngày và hiện tại ông đã giảm xuống còn nửa bao và sẽ cố gắng từ bỏ hoàn toàn. " Hình phạt xã hội khiến chúng tôi thay đổi tự nguyện", ông Adi cho hay.
Ở Indonesia, hiếm có cá nhân hay tổ chức nào chống lại các công ty thuốc lá. Quảng cáo thuốc lá ở Indonesia có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ ở trong rạp chiếu phim, trên truyền hình mà còn ở các áp phích dán ở trên xe tải hoặc nhà ở.
Quảng cáo thuốc lá có mặt ở khắp mọi nơi tại Indonesia.
Mẹ của bé Hafizh đã kêu gọi Chính phủ phải chống lại ngành công nghiệp thuốc lá. " Khó khăn ở đây là có rất nhiều thứ được tài trợ bởi các công ty thuốc lá, như các sự kiện thể thao. Nếu Chính phủ không thể đóng cửa được họ thì cần áp dụng biện pháp tăng thuế thuốc lên lên cao gấp nhiều lần", mẹ của bé Hafizh lên tiếng.
Nguồn: ABC News
Theo Helino
Ung thư phổi ở nữ giới và nguyên nhân ít ai ngờ tới Nhắc tới ung thư phổi, đa số sẽ nghĩ ngay rằng chỉ có nam giới mới mắc bệnh. Nhưng sự thật không hẳn như vậy, nữ giới cũng có thể mắc ung thư phổi và nguyên nhân đằng sau khiến nhiều người ngạc nhiên. Ung thư phổi - Bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở nữ giới Ung thư phổi là bệnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Thế giới
16:46:17 30/04/2025
BLACKPINK gây tiếc nuối, 1 ông lớn công khai "kiếm chuyện", Jisoo phát hành phim
Sao châu á
16:14:02 30/04/2025
Alexander-Arnold có thể 'quay xe' với Real Madrid
Sao thể thao
15:56:29 30/04/2025
Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?
Sao việt
15:05:54 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025
Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ
Tin nổi bật
13:53:33 30/04/2025