Quyết liệt ngăn chặn ‘nạn’ phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông
Liên quan đến bài viết “ Nóng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk”, do phóng viên TTXVN phản ánh vào ngày 21/11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản 4920/SNN-CCKL ngày 10/12/2024 phản hồi thông tin báo chí, đồng thời cho biết sẽ triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn “nạn” phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông.
Cây rừng bị đốn hạ tại tiểu khu 1138, lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông.
Văn bản phản hồi nêu rõ, để chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật trên địa bàn huyện Krông Bông, đặc biệt tại lâm phần do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Krông Bông quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai đồng bộ nhiều biện pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Krông Bông.
Tuy nhiên, trước áp lực về dân số tăng nhanh, nhu cầu về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn diễn biến phức tạp trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các đối tượng phá rừng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để đối phó lại các lực lượng chức năng, như: sử dụng hóa chất để đầu độc cây rừng; phát luỗng cây nhỏ, ken chết cây lớn một thời gian sau thì cưa cắt cây lớn và để nhiều năm mới tiến hành canh tác. Việc phá rừng, lấn chiếm rừng thường được thực hiện vào ban đêm tại khu vực tiếp giáp với nương rẫy cũ, thực hiện mỗi năm một ít. Các đối tượng sử dụng cưa điện, cưa tay để cắt cây không phát tiếng động, cây được cắt ba phần tư thân rồi chờ gió thổi đổ cây mới đến đốt dọn, trồng tỉa; rải chông đinh, căng dây cước ngang tầm mặt nhằm cản trở, gây thương tích cho lực lượng chức năng…
Mặc khác, năng lực của chủ rừng còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tận gốc, dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt và rừng vẫn bị xâm hại.
Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Krông Bông, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Krông Bông tăng cường các giải pháp quyết liệt để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp nói chung, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn huyện Krông Bông nói riêng.
Trong đó, Sở tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Krông Bông triển khai các biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, đặc biệt phối hợp với các lực lượng chức năng, chủ rừng tổ chức mật phục, tuần tra, truy quét tại các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại các tiểu khu 1138, 1140,1141,1148… thuộc lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Krông Bông quản lý. Sở lập hồ sơ xử lý, bảo vệ, xác minh hiện trường, phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Sở đề nghị UBND huyện Krông Bông chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện các biện pháp cấp bách về quản lý, bảo vệ rừng…
Video đang HOT
Sở chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tham mưu Chủ tịch UBND các xã họp dân nhằm tuyên truyền, ký cam kết với các hộ dân sống gần rừng, ven rừng, vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Một mặt của ngọn đồi thuộc tiểu khu 1138, lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông bị “cạo trọc” để làm nương rẫy.
Trước đó, phóng viên TTXVN đã phản ánh về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn biến phức tạp tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Krông Bông. Theo đó, tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2024, công ty phát hiện và lập hồ sơ 478 vụ vi phạm.Trong số đó, có 341 vụ phá rừng với diện tích 90,819ha; 118 vụ lấn, chiếm rừng trái phép với diện tích 44,520ha. Đây là những con số đáng báo động về tình hình phá rừng trên lâm phần do công ty quản lý. Năng lực của chủ rừng còn hạn chế, trong khi số vụ phá rừng liên tục tăng. Thực tế này khiến tài nguyên rừng tại huyện Krông Bông luôn đứng trước nguy cơ bị xâm hại.
Nhiều hécta rừng bị thiêu rụi do một quả bom phát nổ
Chiều 18/5, Công an xã Linh Trường, huyện Gio Linh (Quảng Trị) bước đầu xác định nguyên nhân nhiều hécta rừng thuộc Tiểu khu 592A nằm trên địa bàn xã bị ngọn lửa lớn thiêu rụi là do nắng nóng khiến một quả bom lân tinh sót lại sau chiến tranh ở đây phát nổ, gây cháy.
Rừng trên do Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (trụ sở tại huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) làm chủ sở hữu, quản lý và bảo vệ. Trong số 18,3ha, có 5,6ha rừng 7 năm tuổi, 12,7ha là đất rừng và cây rừng vừa khai thác chỉ cháy thực bì.
Cây rừng và thảm thực vật bị ngọn lửa thiêu rụi.
Trước đó, vào khoảng 12h trưa 17/5, cán bộ quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị này và người dân địa phương phát hiện ngọn lửa lớn cùng khói đen bao trùm một vùng rừng ở đây, nên nhanh chóng kiểm tra, dập lửa. Tuy nhiên, do ngọn lửa quá lớn, cùng với gió Tây - Nam (gió Lào) thổi mạnh, nên đám cháy lan rất nhanh, không thể dập tắt được.
Nhận được tin báo, BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện Gio Linh và Công an xã Linh Trường huy động gần 80 người để chữa cháy. Song, do đường rừng hiểm trở, việc đi lại, tiếp cận khu vực bị cháy rất khó khăn, bên cạnh là phương tiện chữa cháy thô sơ, nên đến 18h cùng ngày, ngọn lửa mới cơ bản được khống chế.
Ông Quang cho biết rừng bị cháy là 7 năm tuổi.
Ngày 18/5, PV Báo CAND cùng với lãnh đạo và cán bộ BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải "đánh vật" hơn 20km đường rừng đầy đèo dốc quanh co, hiểm trở ấy trên một chiếc ôtô duy nhất và đã hết... hạn sử dụng hơn 10 năm của đơn vị này để vào hiện trường.
Kiểm tra tình trạng rừng và dập lửa những nơi còn cháy âm ỉ.
Quan sát cho thấy, cây rừng 7 năm tuổi nhưng độ lớn rất chậm, được đào, trồng trên các ngọn đồi khô cằn phía Tây huyện Gio Linh. Ngoài thảm thực vật trên diện tích rừng vừa khai thác và đất rừng 12,7ha, 5,6ha cây rừng với mật khá dày nhưng chậm lớn này đã bị thiêu đen hoàn toàn phần gốc, lá cây đang dần rũ rượi và quéo lại.
Nguyên nhân được xác định do nắng nóng khiến bom lân tinh phát nổ.
Cùng ngày, các lực lượng nói trên tiếp tục có mặt tại hiện trường để kiểm tra tình trạng rừng và dập lửa những nơi còn cháy âm ỉ. Đồng thời, phối hợp xác minh, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Theo đó, tại một điểm cây rừng vừa được khai thác, nằm cạnh một khu rừng chưa khai thác ở đây, các lực lượng phát hiện dấu vết gây cháy của một quả bom lân tinh sót lại sau chiến tranh nằm vùi trong đất. Nguyên nhân được xác định, do nắng nóng khiến quả bom này phát nổ, ngọn lửa lớn lan nhanh ra xung quanh.
Theo ông Hoàng Duy Quang, Phó Giám đốc BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải, thiệt hại do vụ cháy trên gây ra ước tính khoảng 390 triệu đồng. Hiện, đơn vị đã báo cáo vụ việc lên Sở NN-PTNT và UBND tỉnh Quảng Trị, đồng thời đề xuất sớm tận thu cây rừng bị cháy nhằm giảm bớt một phần thiệt hại.
Hàng chục tảng đá lớn lăn xuống ngôi làng ở Quảng Nam sau động đất tại Kon Tum Dư chấn động đất tại tỉnh Kon Tum đã gây rung lắc tại khu vực huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, khiến hàng chục tảng đá lớn lăn từ trên núi xuống một ngôi làng. Ngày 1/12, UBND xã Trà Don (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, vừa kiểm tra hiện trường vụ sạt lở do động đất khiến hàng chục...