Quyết liệt, khẩn trương, cầu thị để gỡ “thẻ vàng”
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU.
Theo đó, cần hành động một cách nhanh chóng, quyết liệt, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương để nỗ lực gỡ”thẻ vàng”
Vi phạm vẫn phức tạp
Theo ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NNPTNT, trong suốt 2 năm qua, Chính phủ, các bộ ngành chức năng và các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) trong khai thác thủy sản không theo quy định, không có báo cáo (IUU).
Hệ thống giám sát tàu cá tại Trung ương đặt tại Tổng cục Thủy sản (Trung tâm Thông tin thủy sản) đã được triển khai và vận hành thí điểm từ tháng 5/2019, đảm bảo quy mô giám sát được 31.541 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên. Đến nay, đã có 1.733/2.618 tàu cá có chiều dài từ 24 mét trở lên; 4.458/28.923 tàu cá từ 15 mét đến dưới 24 mét được lắp đặt giám sát hành trình.
Tuy nhiên, ông Phùng Đức Tiến cùng thừa nhận, tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép vẫn còn xảy ra. Từ đầu năm 2019 đến nay (tính đến ngày 10/9/2019) đã xảy ra 113 vụ/187 tàu/877 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ.
Toàn cảnh cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU.
Về cấp giấy chứng nhận, xác nhận nguyên liệu thủy sản, tính từ 01/01/2019 đến 30/9/2019 đã chứng nhận được 3.054 Giấy chứng nhận thủy sản khai thác với khối lượng đạt 38.859 tấn thủy sản. Đó là chưa kể, việc cơ sở hạ tầng giám sát tàu cá triển khai chậm dẫn đến hầu hết các tỉnh mới đang triển khai thí điểm lắp đặt giám sát hành trình, điều này dẫn đến chưa đủ căn cứ để triển khai các quy định về xử phạt đối với các vi phạm về thiết bị giám sát hành trình.
Công tác truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng được yêu cầu của EC về kiểm soát theo chuỗi tính hợp pháp của sản phẩm xuất sang thị trường Châu Âu (09 tháng đầu năm các nước đề nghị xác minh 33 trường hợp về các thông tin liên quan đến việc xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác vào thị trường EU).
Video đang HOT
“Tình hình trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực tháo gỡ “thẻ vàng”, đặc biệt là khả năng sẽ bị EC áp dụng biện pháp “thẻ đỏ” đối với ngành khai thác hải sản của Việt Nam sau đoàn thanh tra sắp tới (từ ngày 5-14/11/2019) do yêu cầu của EC là việc kiểm soát, giảm thiểu tàu cá Việt Nam vi phạm tại vùng biển nước ngoài là một điều kiện tiên quyết cần phải giải quyết trong nhóm các khuyến nghị của EC về khai thác IUU, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay EC đang phải chịu áp lực rất lớn trước cộng đồng quốc tế đối với việc tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài do các nước trong khu vực liên tục cung cấp” – ông Tiến nói.
Nguy cơ “thẻ đỏ”
Báo cáo về việc triển khai các giải pháp chống khai thác IUU, nhiều địa phương thừa nhận, trước thời điểm EC sang Việt Nam kiểm tra lần 2 nhưng những bất cập, tồn tại vẫn còn rất lớn.Ông Mai Anh Nhịn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thừa nhận “thực sự rất xấu hổ khi tình trạng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn chưa được khắc phục. Nguyên nhân là do, việc lắp thiết bị giám sát hành trình khó khăn.
Lực lượng chức năng tuyên truyền các chính sách về khai thác thủy sản cho ngư dân. Ảnh: I.T
“Dù tỉnh đã tước giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép thuyền trưởng nhiều trường hợp nhưng tình hình vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn diễn ra” – ông Nhịn nói.
Thậm chí, ông Nhịn còn thông tin, việc kiểm soát tàu cá thông qua thiết bị giám sát vô cùng khó khăn do nhiều tàu cố tình phá sóng, thậm chí gắn thiết bị sang tàu khác để vẫn định vị ở nơi được phép, sau đó lén lút ra khơi khai thác.Từ thực tế đó, ông Nhịn kiến nghị Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hỗ trợ địa phương trong xử lý đối tượng móc mối, câu kéo môi giới với đối tượng khai thác bên ngoài. Bộ Quốc phòng chỉ đạo bộ đội biên phòng và địa phương ven biển cùng nhau kiểm tra, kiểm soát phương tiện, kiểm soát chặt các cửa sông cửa biển.
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, đầu tháng 11 tới, EC sẽ tiến hành đợt kiểm tra lần 2 để quyết định hình thức tiếp theo. Kỳ này nếu không đáp ứng yêu cầu, không xóa được thẻ vàng, thậm chí trượt sang thẻ đỏ, điều này là rất nguy hiểm.
“Hai năm qua, xuất khẩu thủy sản sang EU đáng kể, lô nào cũng kiểm tra 100%. Vì vậy, đây là thời điểm quan trọng nhất, hoặc là xóa hoặc là giữ hoặc là trượt sang thẻ đỏ” – Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nói.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU sáng 15/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta cần hành động một cách nhanh chóng, quyết liệt, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác triển khai ngăn chặn, loại bỏ hoạt động khai thác IUU, gỡ cảnh báo ‘thẻ vàng” của EC đối với Việt Nam. Đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chuẩn bị đón tiếp và làm việc một cách chặt chẽ, hiệu quả với đoàn thanh tra của EC sang Việt Nam kiểm tra”.
Theo Phó Thủ tướng, tước hết, phải ngăn chặn, xử lý tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.
Về lâu dài, với mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản bền vững, phải cấu trúc lại ngành thuỷ sản theo hướng chuyển dần từ chủ yếu đánh bắt sang nuôi trồng biển; quy hoạch các vùng nuôi trồng hải sản, từ đó kế hoạch hoá đầu tư. Giao Bộ NNPTNT chủ trì để có đề án tổng thể, sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo Danviet
Giá heo hơi tăng "nóng", Bộ Nông nghiệp dự báo gì?
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, hiện nay giá heo hơi ở miền Bắc cao nhất cả nước, đạt từ 60.000-63.000 đồng/kg; tại miền Nam trung bình từ 58.000-60.000 đồng/kg.
Căn cứ vào tổng đàn và tình hình dịch bệnh, dự báo giá heo hơi từ nay tới cuối năm sẽ còn tăng, nhưng sẽ không tăng "nóng" và quá cao như thị trường Trung Quốc.
Chiều nay (14/10), Bộ NN&PTNT đã tổ chức buổi họp báo thường kì quý III/2019, do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì buổi họp báo.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi xảy ra từ tháng 2/2019, đến thời điểm này, cả nước đã bị thiệt hại khoảng 5,5 triệu con lợn, tương đương khoảng 8% tổng sản lượng thịt. Đỉnh điểm là hồi tháng 5, cả nước đã phải tiêu huỷ tới 1,2 triệu con lợn do nhiễm dịch bệnh, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các địa phương và bộ ngành liên quan, nhất là tăng cường các giải pháp chăn nuôi an toàn nên đến nay, dịch bệnh đã giảm dần, tiêu thụ thịt lợn đã trở lại bình thường, giá lợn hơi đang tăng cao nên người chăn nuôi rất phấn khởi.
Trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí về tình hình giá lợn hơi hiện nay và dự báo thị trường cuối năm, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện giá lợn hơi cả nước đang tăng và bình quân ở miền Bắc dao động từ 60.000 - 63.000 đồng/kg, trong đó cao nhất tại Bắc Giang, Vĩnh Phúc; giá heo hơi tại miền Nam đang dao động từ 58.000 - 60.000 đồng/kg, còn tại miền Trung từ 50.000 - 57.000 đồng/kg.
Cục Chăn nuôi đã yêu cầu các địa phương có báo cáo về tình hình chăn nuôi lợn và đến nay, đã có 56 tỉnh cung cấp con số, với tổng đàn lợn thịt hiện khoảng 22 triệu con. Cộng với con số từ 7 tỉnh còn lại, dự kiến tổng đàn lợn nước ta vào khoảng 24-25 triệu con, trong đó còn khoảng 2,7 triệu con lợn nái, 110 con cụ kị ông bà.
Tổng đàn nái này có thể chủ động được con giống để bà con nông dân tái đàn từ nay tới sau Tết Nguyên đán nhằm chủ động nguồn thực phẩm. Ngoài ra, với việc đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò, gia cầm, thuỷ sản thời gian qua, chúng ta đang có thêm sản lượng thực phẩm khá lớn bù đắp cho lượng lợn thịt lợn bị thiếu hụt. Nếu tiếp tục duy trì chăn nuôi an toàn sinh học (hiện thịt lợn chiếm trên 70% nhu cầu thực phẩm hàng ngày), thì chúng ta có thể chủ động được nguồn thịt 30-4 tháng cuối năm và không lo thiếu thịt dịp Tết Nguyên đán.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động từ 60.000-63.000 đồng/kg. Trong ảnh: Thương lái chọn mua lợn tại chợ đầu mối gia súc - gia cầm Hà Nam. Ảnh: Trần Quang
Về dự báo giá heo hơi từ nay tới cuối năm, ông Trọng cũng cho biết, khoảng 2 tuần qua giá heo hơi đang tăng cao, dự kiến giá heo hơi sẽ còn tăng trong thời gian tới do dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên chắc chắn sẽ không tăng "nóng" tới mức khủng khiếp như thị trường Trung Quốc (hiện giá heo hơi tại một số tỉnh giáp biên giới Việt Nam đã tăng hơn 104.000 đồng/kg).
"Diễn biến thị trường đang theo đúng kịch bản Bộ NN&PTNT đã lường trước. Lượng thịt lợn giảm nhưng đang được bù đắp bởi lượng thịt gia cầm, thịt bò, trâu...; có tỉnh tăng đàn gia cầm tới khoảng 40%. Cũng có ý kiến lo ngại chúng ta phải nhập khẩu thịt lợn, nhưng thực tế chúng ta chủ yếu nhập một lượng nhỏ thực phẩm phụ như chân giò, nội tạng, khấu đuôi, còn thịt thăn rất hiếm nhập vì giá cao, từ 380.000-400.000 đồng/kg thì làm sao bán được cho người tiêu dùng", ông Trọng nói.
Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Thời gian qua Bộ đã có những động thái quyết liệt để phòng chống dịch tả heo châu Phi, trong đó có 60 văn bản chỉ đạo. Đặc biệt là nhờ kiên quyết đẩy mạnh áp dụng an toàn sinh học nên đến nay, dàn lợn ở các tập đoàn lớn chưa hề xảy ra dịch như C.P, Greenfeed, Quế Lâm, Aovet Hải Phòng...
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y) khẳng định, chúng ta không thất bại trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi mà vẫn đang làm rất tốt công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, áp dụng triệt để các giải pháp chăn nuôi an toàn, đặc biệt có sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, chúng ta gặp khó khăn là do dịch tả heo châu Phi không có vaccine, thuốc chữa bệnh, ngay cả các nước có nền chăn nuôi tiên tiến hơn như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng bị "đại dịch" này gây thiệt hại lớn.
Theo Danviet
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Nỗ lực trước "giờ G" Trong chuyến kiểm tra tình hình triển khai các biện pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo (IUU) tại Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu trong 2 ngày 25 - 26/9 . Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã yêu cầu các địa phương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, khắc phục tồn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Y tế: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn khiến 33 người ở Đồng Tháp đau bụng, nôn

Tài xế vái lạy, van xin vẫn bị đập ô tô ở TPHCM

59 người chóng mặt, buồn nôn phải vào viện sau khi ăn cỗ cưới

Mặt đất nứt nẻ, bùn màu vàng phun trào ở Phú Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân"

Cứu người nhảy sông, phát hiện thêm thi thể dưới cầu ở TPHCM

Lễ diễu binh, diễu hành 30/4 tại TPHCM sẽ áp dụng công nghệ thực tế ảo

Việt Nam trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar

2 thanh niên đuối nước giữa lòng hồ

Lần đầu đấu giá biển số xe máy: Biển 29AC-555.55 trúng giá 317,5 triệu đồng

Sự thật clip bé trai bán hàng rong bị cô gái tát liên tục

4 ô tô đâm nhau trên đèo Bảo Lộc, hóa chất tràn mặt đường
Có thể bạn quan tâm

Nhóc tì hot nhất nhì Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế sau 10 năm: Visual dậy thì siêu đẹp trai, thành tích học tập càng gây choáng
Sao việt
06:42:43 09/04/2025
Đây mới là cách làm bông hẹ xào thịt bò mềm ngon, bổ dưỡng
Ẩm thực
06:05:07 09/04/2025
Phẫu thuật lấy khối sỏi san hô lớn ở thận của bệnh nhân 70 tuổi
Sức khỏe
06:04:40 09/04/2025
Hải quan Mỹ phát thông báo về thuế đối ứng
Thế giới
06:03:12 09/04/2025
Lý do Hồ Ngọc Hà gia nhập bộ ba quyền lực trong show âm nhạc của VTV
Tv show
06:02:30 09/04/2025
Johnny Trí Nguyễn tái xuất với dự án điện ảnh mới
Hậu trường phim
05:58:45 09/04/2025
Phim Hàn hay xuất sắc lập kỷ lục chấn động toàn cầu, nữ chính diễn xuất phong thần khiến ai cũng "lạnh gáy"
Phim châu á
05:56:08 09/04/2025
Màn ảnh Việt lại có thêm một phim cực đáng hóng, nam chính là "thánh hack tuổi" U40 trẻ đẹp không ngờ
Phim việt
23:38:12 08/04/2025
Hà Nội: Cô gái kể phút nam thanh niên vờ mua 2 lượng vàng rồi bỏ chạy
Pháp luật
23:23:34 08/04/2025
Hơn 345 nghìn lượt xem 1 streamer nổi tiếng: "Diss HIEUTHUHAI như này là quá nice rồi"
Nhạc việt
23:05:20 08/04/2025