Quyết liệt bình ổn thị trường thịt lợn
Bộ Công Thương cho biết, từ tháng 6/2019, giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay (tăng khoảng 25-30% so với tháng 9) và hiện đang ở mức khá cao.
Bộ Công Thương cho hay, đã có văn bản gửi tới sở công thương các tỉnh, thành phố yêu cầu: Lập phương án hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn khi có có nhu cầu; Tăng cường truyền thông nhằm khuyến khích người dân tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn nóng.
Ảnh minh họa.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, giá từ cuối tháng 10 đến nay, đã tăng khoảng 25-30% so với tháng 9. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đàn lợn cả nước tháng 10/2019 giảm mạnh 20% so với cùng thời điểm năm trước, do chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Còn theo Bộ NN&PTNT, tổng lượng thịt các loại trong năm 2019 ước đạt 5,14 triệu tấn, giảm 4,1%. Thịt lợn là thực phẩm thiết yếu và chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%) trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm. Sản lượng thịt lợn giảm 380 nghìn tấn, tương đương 9-10% so với năm 2018 ảnh hưởng lớn đến thị trường thực phẩm trong nước.
Bộ Công Thương đã có văn bản gửi sở công thương các tỉnh, thành phố yêu cầu: Tăng cường truyền thông, khuyến khích người dân tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn nóng, nhằm giảm sức ép cho nguồn cung trong nước… “Các địa phương cũng cần định hướng cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn đưa ra các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn mới (như thịt kho tàu, nhân bánh chưng, chân giò muối…) được chế biến từ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường”, Bộ Công Thương cho hay.
Tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2 Bộ đã thống nhất sơ bộ số liệu cân đối cung cầu mặt hàng thịt lợn các tháng cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 như sau: dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm thiếu khoảng 200 nghìn tấn (tương đương mỗi tháng sẽ thiếu 70 nghìn tấn thịt hơi (tính cho 3 tháng gần Tết là tháng 11, 12, và tháng 1).
Trước đó, vào ngày 18/11 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương đánh giá đầy đủ, thực chất mức độ thiếu hụt nguồn cung mặt hàng thịt lợn và có kế hoạch tái đàn, đề xuất số lượng nhập khẩu thịt lợn cụ thể từ các đối tác thương mại có quan hệ hai chiều với nước ta để bù đắp phần thiếu hụt nguồn cung cho thị trường trong nước phục vụ nhu cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, minh bạch thông tin, bảo đảm hài hòa lợi ích của người chăn nuôi, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Video đang HOT
Hiện nay, theo chức năng nhiệm vụ được giao, việc công nhận thị trường được nhập khẩu thịt lợn và lợn thịt chính thức vào Việt Nam và việc kiểm soát nhập khẩu mặt hàng thịt lợn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 24 quốc gia được nhập khẩu thịt lợn chính ngạch vào Việt Nam gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Áo, Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hungari, Ấn Độ, Irelen, Litva, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Niuzelan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga, Mexico. Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp phân phối thực phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương nhập khẩu lượng thịt lợn thiếu hụt để bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Hoàng Mai
Theo Nguoiduatin
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Sớm công bố kết luận thanh tra giá điện, xử nghiêm sai phạm nếu có
Mặc dù theo kết quả kiểm tra ban đầu của Bộ Công Thương, cách tính và việc thu tiền điện của EVN chưa có sai phạm, nhưng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Thanh tra Chính phủ phải sớm công bố kết luận thanh tra, xử lý nghiêm các sai phạm nếu có.
Cuối phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường Quốc hội chiều 30/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã giải đáp những thông tin liên quan đến việc tăng giá điện được đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: TTXVN
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, từ việc rà soát tổng cơ cấu các nguồn điện từ điện than, thủy điện, điện mặt trời, điện gió... cũng như chi phí đầu vào như than, khí đều tăng giá theo thị trường, nhằm đảm bảo bù đắp chi phí đầu vào và đảm bảo lợi nhuận tối thiểu cho ngành điện là 3%, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương đã đề xuất 3 kịch bản tăng giá điện là 7,31%, 8,36% và 9,26%.
"Trên cơ sở cân nhắc nhiều mặt, Thường trực Chính phủ đã họp thảo luận kỹ với nhiều Bộ ngành và EVN, đi đến kết luận chọn mức điều chỉnh tăng 8,36% và chọn thời điểm điều chỉnh là khoảng ngày 15 - 30/3", Phó Thủ tướng cho biết.
Lý do là bởi thông thường, sau khi tăng trong tháng 1 và 2, thì CPI thường giảm trong tháng 3. Thực tế trong 10 lần điều chỉnh giá điện, đã có 4 lần điều chỉnh trong tháng 3. Nếu điều chỉnh muộn hơn thì CPI có thể tăng cao hơn.
Tiền điện tăng cao trong tháng 4, theo báo cáo kiểm tra của Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng, sơ bộ do 3 nguyên nhân: Giá điện tăng, số ngày ghi công tơ nhiều hơn 3 ngày và do thời tiết nắng nóng bất thường.
"Theo kết quả kiểm tra, cách tính và việc thu tiền điện của EVN chưa có sai phạm gì. Sắp tới, Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương và EVN phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan tiếp tục giảm chi phí, tiết giảm tổn thất điện năng, minh bạch các yếu tố đầu vào. Rà soát thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện phù hợp với điều kiện Việt Nam, hoàn thiện khung pháp lý", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.
Chính phủ cũng chỉ đạo EVN tiếp thu ý kiến chuyên gia và người dân, sớm trình Chính phủ sửa đổi biểu giá điện bậc thang hiện hành sao cho hợp lý hơn, theo hướng vừa hỗ trợ người thu nhập thấp, vừa đảm bảo nhu cầu đời sống tăng cao hiện nay với số hộ sử dụng trên 200 kWh/tháng ngày càng tăng lên; đảm bảo hài hòa lợi ích các hộ tiêu dùng điện.
"Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm nếu có của EVN và các cơ quan liên quan. Chúng tôi cũng đề xuất Kiểm toán Nhà nước sớm nghiên cứu để đưa vào kế hoạch năm 2019 chuyên đề kiểm toán về giá điện của EVN", Phó Thủ tướng đề nghị.
Trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 30/5, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội phản ánh tâm tư của cử tri cả nước về việc tăng giá điện của EVN.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: TTXVN
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho biết: Từ thuở khai sinh ra ngành điện Việt Nam, giá điện luôn tuân theo một quy trình bất biến là "tăng rồi, tăng nữa và tăng mãi". Người dân ủng hộ chủ trương chung về giá điện nhưng điều họ cần là sự công bằng, minh bạch và hợp lý. Kỳ tăng giá điện vừa qua có nhiều mập mờ cần phải làm rõ.
"Người dân hoàn toàn có lý khi nghi ngờ việc tăng giá điện 8,36% là không chuẩn xác bởi số tiền điện họ phải trả theo hóa đơn thực tế trong tháng đầu tiên sau khi tăng giá điện nhiều gấp đôi, gấp ba. Một số chuyên gia cho rằng, với việc chia bậc của EVN, bao gồm nguyên tắc khuyến khích tiết kiệm điện, bên có lợi vẫn là doanh nghiệp, không phải người dân", đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói.
Đại biểu đề nghị cho công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ để "thấy bức tranh đầy đủ về một doanh nghiệp độc quyền như EVN".
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) cho biết: Hiện giá điện đã được Bộ Công Thương rà soát, có sự giám sát của Chính phủ. Việc tăng giá điện mang lại tăng trưởng cho nền kinh tế, tuy nhiên những người có thu nhập thấp không đồng tình vì nó chưa đúng thời điểm.
"Đầu vào và đầu ra của ngành điện cần được xem xét kỹ để cân nhắc khi nào tăng giá và tăng ở mức nào mà người dân chấp nhận được. Ngành điện cũng không thể chủ quan nói rằng có bị lỗ hay không và việc tăng giá điện cần lựa chọn thời điểm thích hợp, đánh giá chi phí đầu vào để sản xuất ra 1 kWh điện, sau đó chuyển đổi và bán cho dân, công bằng giữa thu và chi mới tạo sự đồng thuận trong nhân dân", đại biểu Trần Tất Thế đề nghị.
Nam Hoàng - Viết Tôn - Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Theo Tintuc
Tiếp thêm sức mạnh cho người nghèo Tại chương trình Cả nước chung tay vì người nghèo năm 2019 do Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức vào tối 17-10 vừa qua, hình ảnh cụ bà 83 tuổi Đỗ Thị Mơ ở một làng...