Quyết không để nghiện ngập tái diễn
Ông Trần Ngọc Du, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội ( Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP HCM), khẳng định như vậy khi đề cập tình trạng người nghiện xuất hiện trở lại tại một số vùng ven TP HCM
Phóng viên: Cuối năm 2014, khi TP HCM thực hiện đề án đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội, tệ nạn xã hội giảm rất nhiều. Hiện nay, nhiều đối tượng nghiện ma túy trốn ở địa phương khác quay lại hoạt động ở một số vùng ven khiến người dân lo sợ. Ông đánh giá vấn đề này như thế nào?
- Ông Trần Ngọc Du:
Sau khi TP HCM thực hiện đề án đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội, từ chỗ người nghiện tràn lan, ngang nhiên mua bán, hút chích nơi công cộng thì sau đó đã không còn những tụ điểm công khai ở trung tâm TP. Ở các tụ điểm “ nóng” vùng ven như Bến xe An Sương, ngã tư Ga, ngã tư Bình Phước…, tệ nạn giảm nhưng vẫn còn. Hiện nay, không còn tụ điểm “chết”, đối tượng thay đổi địa điểm thường xuyên để đối phó với cơ quan chức năng. Mặt khác, đối tượng lợi dụng địa bàn giáp ranh để hoạt động nên gây khó khăn cho cơ quan quản lý, khi tiến hành tập trung thì họ chạy sang tỉnh khác nên nhiều lúc “bó tay”.
Làm thủ tục tiếp nhận người cai nghiện ma túy tại một cơ sở xã hội ở TP HCMẢnh: Hoàng Triều
Trước tình trạng này, TP HCM phải làm gì, thưa ông?
- TP HCM rất quyết liệt trong xử lý các tệ nạn xã hội. Thành ủy – UBND TP liên tục có những chỉ đạo để xử lý. Ngoài đề án đã nêu, TP đang tích cực đẩy mạnh cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng đối với người nghiện có nơi cư trú ổn định tại địa phương. Tuy nhiên, việc này còn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân. Đó là phần lớn người nghiện và gia đình chưa tự giác khai báo tình trạng nghiện và đăng ký cai nghiện tại gia đình, cộng đồng nên gây trở ngại cho việc triển khai. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng chưa đáp ứng yêu cầu. Có thêm nguyên nhân khách quan là các quy định chưa đồng bộ, chưa phù hợp thực tiễn.
Video đang HOT
Những văn bản đề cập công tác quản lý người nghiện ma túy có một số quy định chồng chéo. Người nghiện ma túy cùng một lúc chấp hành 2 quyết định của chính quyền địa phương (giáo dục tại phường/xã/thị trấn 3-6 tháng theo Nghị định 111 và cai nghiện tại gia đình, cộng đồng 6-12 tháng theo Nghị định 94).
Do vậy, sau khi hết thời gian giáo dục tại phường xã, thị trấn, người nghiện phải chờ thêm cho hết thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng thì mới tiếp tục làm hồ sơ chuyển lên tòa án xem xét, có quyết định mới đưa đi cai nghiện bắt buộc tập trung. Đây là một quá trình dài và rất khó khăn.
Chẳng lẽ chúng ta chịu thua sao?
- Tất nhiên là không! Từ việc vận dụng linh hoạt 2 nghị định (111 và 94), UBND TP đã có chỉ đạo thống nhất với 24 quận, huyện là áp dụng mốc thời gian giáo dục và cai nghiện tại gia đình, cộng đồng chỉ trong 6 tháng. Một điểm quản lý mới nữa là trước đây, các cơ quan chủ yếu vận động gia đình và người nghiện tự nguyện đăng ký các chương trình cai nghiện, điều này hiệu quả không cao vì người nghiện và gia đình rất ít tự nguyện đăng ký tại địa phương; từ nay, khi gia đình và người nghiện không tự nguyện đăng ký thì chính quyền địa phương sẽ ban hành một quyết định bắt buộc. Song song đó, TP nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng cho việc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; kiên trì kiến nghị các ban ngành trung ương tháo gỡ những vướng mắc từ luật.
Những người nghiện không nơi cư trú ổn định được đưa vào các cơ sở xã hội hiện nay ra sao?
- Họ bây giờ rất tốt. Người nghiện được tư vấn tâm lý, cắt cơn, giải độc, được chăm sóc sức khỏe chu đáo, ăn uống đầy đủ. Sau khi có quyết định của tòa án đi cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm thì họ tiếp tục được chăm sóc; tham gia văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, học văn hóa và học nghề. Nói chung, họ được lo chu đáo để chuẩn bị tốt hơn trước khi hồi gia, tái hòa nhập cộng đồng.
Hiện các cơ sở xã hội đang quản lý hơn 700 người nghiện; chuyển đến các trung tâm cai nghiện bắt buộc khoảng 1.300 người nghiện. Phải nói rằng việc đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội là một việc làm hết sức nhân đạo, giành giật lại sự sống cho những người trẻ tuổi, mang lại cho họ một cuộc sống tốt hơn.
Trước ngày 30-4, người nghiện phải đăng ký hình thức cai
Ngày 20-3, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận đã ban hành công văn khẩn về đẩy mạnh công tác tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn TP. Theo đó, các quận, huyện, sở – ngành và đơn vị liên quan hạn chế phát sinh người nghiện mới, kéo giảm tội phạm và tệ nạn xã hội; đồng thời khắc phục khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý người nghiện ma túy, đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Các đơn vị tập trung thực hiện mục tiêu đến trước ngày 30-4, tất cả người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, có nơi cư trú ổn định trên địa bàn TP chưa đăng ký hình thức cai nghiện đều phải đăng ký và tham gia chương trình cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
Phan Anh thực hiện
Theo_Người lao động
Cháu bé bị mẹ cắt gân chính thức về với gia đình
Sau 5 năm bị hạn chế quyền nuôi dưỡng, ngày 19/3, vợ chồng bà Mỳ đã chính thức nhận lại bé Hảo.
Sáng 19/3, tại UBND xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước, đại diện Trung tâm Nuôi dưỡng người già tàn tật và trẻ em mồ côi huyện Lộc Ninh và chính quyền địa phương đã tiến hành thủ tục bàn giao bé Nguyễn Thị Hảo (SN 2004) về với gia đình. Trước đó, năm 2009 Tòa án Nhân dân huyện Phước Long (nay là huyện Bù Gia Mập) đã tuyên phạt bà Nguyễn Thị Mỳ (mẹ ruột bé Hảo) 24 tháng tù giam về tội bạo hành đối với con. Tòa án cũng quyết định hạn chế quyền nuôi dưỡng của bà Mỳ cùng chồng là ông Nguyễn Văn Tước thời hạn 5 năm và chuyển bé Hảo vào Trung tâm nuôi dưỡng huyện Lộc Ninh chăm sóc.
Bé Hảo cùng mẹ và em gái bên tư trang cá nhân trước khi về nhà
Sau khi bà Mỳ mãn hạn tù, thời gian hạn chế quyền nuôi dưỡng cũng hết hiệu lực, vợ chồng ông Tước làm đơn xin nhận nuôi lại bé Hảo. Tuy nhiên, xét thấy hoàn cảnh của gia đình bà Mỳ rất khó khăn nên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước đã tham mưu cho Hội liên hiệp Phụ nữ xã Đức Hạnh gửi đơn lên tòa án đề nghị gia hạn thời gian hạn chế quyền nuôi dưỡng của vợ chồng ông Tước đối với bé Hảo.
Tuy nhiên, ngày 3/1/2015, Tòa án Nhân dân huyện Bù Gia Mập đã bác đơn của Hội phụ nữ xã Đức Hạnh vì không có cơ sở để tiếp tục tước quyền nuôi dưỡng của gia đình đối với bé Hảo và quyết định trao bé Hảo về cho cha mẹ.
Như vậy sau 5 năm được chăm sóc tại Trung tâm nuôi dưỡng Lộc Ninh, ngày 19/3, bé Hảo đã được đích thân bà Võ Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc trung tâm và các cô nuôi dưỡng đưa về đoàn tụ với gia đình.
Bà Mỹ Hạnh hy vọng tình yêu thương của gia đình sẽ giúp Hảo khôn lớn
Trước mắt, theo quyết định của tòa án, các bên liên quan đã tiến hành bàn giao về mặt con người. Về số tiền khoảng 600 triệu đồng cộng đồng xã hội hỗ trợ bé Hảo trước đây, bà Võ Thị Mỹ Hạnh cho biết, toàn bộ số tiền đang được gửi tại ngân hàng dưới sự quản lý giúp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đến thời điểm hiện tại chưa có tổng kết cụ thể từ phía ngân hàng về các khoản lãi suất tăng thêm. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục có buổi làm việc khác để giải quyết vấn đề liên quan đến quyền lợi của bé Hảo đối với số tài sản trên cũng như giải pháp để quản lý số tiền từ nay cho đến lúc Hảo đủ 18 tuổi.
Trong lúc bố mẹ tiếp khách, Hảo vô tư liếm nắp thùng nước đá
Để hỗ trợ bé Hảo tái hòa nhập cộng đồng, ông Nguyễn Thanh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Hạnh - yêu cầu các đơn vị liên quan của xã Đức Hạnh sớm làm hồ sơ giúp bé Hảo được hưởng trợ cấp xã hội; đề nghị Trạm y tế xã hỗ trợ cấp phát thuốc, chăm sóc tinh thần giúp bé Hảo có sức khỏe tốt nhất; yêu cầu gia đình bà Mỳ tích cực chăm sóc con.
Nhận lại con, vợ chồng ông Tước và bà Mỳ cảm ơn các cấp chính quyền đã quan tâm giúp đỡ bé Hảo trong thời gian qua. Bà Mỳ bày tỏ sự ân hận về lỗi lầm đã gây ra cho con và cam kết sẽ chăm sóc con bằng chính tình yêu thương của mình để bù đắp những năm tháng đau thương cho bé Hảo.
Vân Sơn
Theo Dantri
Rùa biển quý hiếm lạc vào đầm phá Huế Ngày 14/3, tin từ Chi cuc Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, đơn vị cùng phối hợp với người dân địa phương thả một con rùa biển quý hiếm về với đại dương. Vào ngày 12/3, ngư dân Nguyễn Hùng (thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) khi đang đánh...