Quyết không bán nhà 400 tuổi, lão nông choáng khi chuyên gia định giá 2.700 tỷ
Chuyên gia cho biết, ngôi nhà dù cũ nát nhưng nó có giá lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Lão Dương, quê ở Ân Thi, Hồ Bắc, Trung Quốc sinh ra đã sống trong ngôi nhà do tổ tiên truyền lại. Gia đình ông rất nghèo, cả nhà đều làm nông để mưu sinh. Vợ qua đời, ông vẫn cùng 2 người con trai sống trong căn nhà này.
Khi huyện Ân Thi quy hoạch lại, nhiều ngôi nhà cổ sẽ bị phá bỏ, trong đó có nhà của lão Dương. Ông nhất quyết không chịu dọn ra khỏi căn nhà. Ông nói ngôi nhà có lịch sử hàng trăm năm, không thể nói là bỏ được. Hơn nữa, ông nội của lão Dương từng cho biết ngôi nhà cổ do tổ tiên xây dựng từ thời nhà Minh. Ông nội còn dặn giữ gìn vì nó là “kho báu”, con cháu phải có trách nhiệm bảo vệ.
Lão Dương sống trong căn nhà hơn 400 tuổi. (Ảnh: Sohu)
Lão Dương không biết ngôi nhà có giá trị thế nào, mà ông chỉ đang tuân theo lời răn của ông nội.
Vì ông một mực không cho phá dỡ và khăng khăng nói ngôi nhà rất quý giá nên huyện đành mời nhóm chuyên gia của Cục Di tích Văn hóa địa phương xuống thẩm định. ” Quả thực, ngôi nhà này không thể bị phá”, các chuyên gia khẳng định.
Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Video đang HOT
Hóa ra, nhóm khảo cổ xác định ngôi nhà của lão Dương được làm hoàn toàn từ gỗ nam mộc. Hơn nữa còn là gỗ nam mộc lụa vàng, loại gỗ rất đắt đỏ. Tổng trọng lượng gỗ nam mộc lụa vàng được dùng để dựng nên căn nhà là 200 tấn. Các chuyên gia ước tính, giá trị căn nhà phải lên tới 800 triệu NDT (hơn 2.720 tỷ đồng).
Các chuyên gia xác định ngôi nhà được làm hoàn toàn từ gỗ nam mộc quý hiếm. (Ảnh: Sohu)
Trong sử sách Trung Quốc, gỗ nam mộc là loại gỗ quý hiếm nhất, cao cấp nhất. Loại gỗ này thường chỉ có hoàng gia mới được sử dụng. Nó cũng chỉ được dùng để xây cung điện hoặc lăng tẩm. Tại Trung Quốc, Tử Cấm Thành là cung điện với nhiều nơi sử dụng gỗ nam mộc để dựng lên.
Gỗ nam mộc rất bền, đó là lý do tại sao căn nhà của lão Dương dù hơn 400 tuổi vẫn đứng vững trước mưa gió. Hơn nữa, ngôi nhà còn không bị mối mọt, xung quanh cũng không có ruồi muỗi. Có thể thấy tổ tiên của lão Dương hẳn có chức tước trong triều hoặc vô cùng giàu có.
Sau khi thông tin được tiết lộ, ngôi nhà của lão Dương trở nên nổi tiếng. Vô số người tìm đến ngỏ ý muốn mua nó, có người trả giá tới hàng trăm triệu nhân dân tệ. Lão Dương không đồng ý bán, thậm chí, lão còn đề nghị trao tặng lại căn nhà cho Cục Di sản Văn hóa quốc gia. Ông cũng đề nghị nhà nước giúp một nơi ở khác.
Hiện căn nhà của lão Dương đã trở thành một điểm thăm quan dành cho khách du lịch. (Ảnh: Sohu)
Chính quyền địa phương đã tiếp quản căn nhà gỗ nam mộc này, để nó thành địa điểm thăm quan dành cho du khách khi đến Ân Thi. Lãnh đạo địa phương đã giải quyết yêu cầu của lão Dương nhanh chóng. Ngoài ra, ông có thêm một đặc quyền khác là có thể trở về nhà cũ bất cứ khi nào muốn.
Ngôi làng kì lạ, nghe thấy tiếng người nhưng không biết phát ra từ đâu
Ngôi làng này giống như vô hình. Khách tới đây thấy cây mà không thấy nhà, thấy tiếng người nhưng không biết phát ra từ đâu.Ở Tam Môn Hạ, Hà Nam, Trung Quốc có một ngôi làng đặc biệt. Người dân nơi đây sống trong những ngôi nhà được xây trong lòng đất.
Một góc ngôi làng nhìn từ trên cao.
Nhìn từ trên cao, du khách sẽ thấy ngôi làng có mật độ dày đặc các hố sâu.
Người dân trong thôn cho biết, những chiếc hố là nơi sinh sống của họ trong nhiều đời nay. Mỗi chiếc hố có hình vuông hoặc chữ nhật, sâu 6 -7m. Trên 4 bức tường của hố, người ta đào những hang động để bố trí phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh... Nhiệt độ nơi ở được điều hòa tự nhiên, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Đây là kiểu nhà hiếm gặp trên thế giới và được Trung Quốc công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể. Theo nghiên cứu, hình thức kiến trúc nhà này đã có từ 4000 năm trước.
Có một câu nói rất quen thuộc ở ngôi làng này là thấy cây mà không thấy nhà, thấy tiếng người mà không biết phát ra từ đâu.
Nhiều người nước ngoài lần đầu đến làng thắc mắc: Những ngôi nhà trong làng ở đâu? Sau khi nhìn thấy những chiếc hố, họ lại đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để xuống được hố, vào được nơi sinh sống của người dân?
Lối vào nhà thường là đường hầm dài khoảng 10m.
Bên trong một ngôi nhà dưới lòng đất. Gia đình này đã sống ở đây mấy đời nay. Họ sinh con đẻ cái, hưởng thụ một cuộc sống yên bình dưới lòng đất.
Tuy ở sâu dưới lòng đất nhưng những ngôi nhà không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hay gió bão nhờ hệ thống thoát nước được thiết kế cẩn thận, hiệu quả.
Ngày nay, hầu hết người trẻ trong làng đều đã ra ngoài làm việc. Trong làng chỉ còn lại những cụ già. Những người già ở đây cho biết, họ đã quen với việc sống dưới lòng đất.
Mỗi khi rảnh rỗi, họ đến quảng trường ở đầu làng, trò chuyện với mọi người, nghe kinh kịch. Khi mệt mỏi, họ sẽ trở về nhà của mình để nghỉ ngơi. Nhịp sống ở đây rất chậm nhưng nó khiến những du khách ghé qua phải ghen tỵ.
Mấy năm trở lại đây, ngôi làng thu hút sự chú ý của khách du lịch. Vì vậy, một số gia đình đã trang trí nhà của mình thật đẹp mắt để đón khách và bán nông sản địa phương.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng khắp Sa Đéc Một trong những điểm tham quan nổi tiếng không thể bỏ qua khi du lịch Sa Đéc - Đồng Tháp, chính là Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê. Ngôi nhà có lối kiến trúc Việt - Trung - Âu kết hợp độc đáo. Nơi đây còn gắn liền với câu chuyện tình buồn giữa nhà văn Pháp Marguerite Duras và chàng công tử Huỳnh...