Quyết định tình yêu thay đổi cuộc đời Hillary Clinton
“Cháu yêu anh ấy và muốn ở bên anh ấy”, Hillary nói khi được khuyên không nên rời thủ đô Mỹ để đến Arkansas đoàn tụ với bạn trai Bill Clinton năm 1974.
Hillary và Bill Clinton thời còn trẻ
Hillary Rodham nhìn ra cửa sổ của chiếc xe Buick khi nó lăn bánh trên đường Interstate 81, cô nhìn những cây vân sam, dãy núi Blue Ridge và cuộc sống mà cô bỏ lại phía sau.
Hillary, khi đó là một luật sư 26 tuổi, vừa kết thúc công việc ở ủy ban Watergate và muốn đoàn tụ với bạn trai, Bill Clinton, người đang dạy luật ở Arkansas, theo NYTimes.
Chủ nhà của cô, Sara Ehrman, lo lắng rằng Hillary đang vứt đi tương lai của mình, đã giúp lái xe đưa cô từ Washington D.C. đến Arkansas, đông nam Mỹ trong hành trình 2.000 km kéo dài hai ngày vào tháng 8/1974. Ehrman đã cố gắng khuyên Hillary từ bỏ kế hoạch của mình.
“Hillary, cậu ấy sẽ chỉ là một luật sư quèn ở đó thôi”, Ehrman, hiện 97 tuổi, nhớ lại.
Sara Ehrman, người lái xe đưa Hillary từ Washington đến Arkansas. Ảnh: NYTimes
Bà Ehrman, một phụ nữ mạnh mẽ làm việc cho quốc hội, tin rằng Hillary có thể làm bất cứ điều gì – và không thể tin rằng cô lại “xếp xó” sự nghiệp đầy hứa hẹn vì một tương lai không chắc chắn ở bên cạnh Bill Clinton tại Fayetteville, Arkansas.
Nhưng mỗi lần bà Ehrman nêu vấn đề, Hillary đều lịch sự trả lời: “Cháu yêu anh ấy và muốn ở bên anh ấy”.
Chuyến đi 42 năm trước cung cấp một cái nhìn về bà Hillary mà công chúng hiếm khi thấy. Khi đó, bà chưa phải là một luật sư tự tin, một người vợ của chính trị gia mạnh mẽ hay một ứng viên tổng thống ngoan cường. Cô là người phụ nữ trẻ vừa háo hức vừa lo sợ khi đưa ra quyết định quan trọng thay đổi cuộc đời mình.
Quyết định
Bà Ehrman nhớ lại Hillary là một cô gái thông minh, chăm chỉ nhưng ăn mặc không thời trang, là một người thuê nhà đôi khi bừa bộn và có giọng cười khàn khàn.
Video đang HOT
Hai người lần đầu tiên gặp nhau năm 1972, khi bà Ehrman là người phụ trách nghiên cứu cho chiến dịch tranh cử tổng thống của ông George McGovern ở Texas. Uỷ ban Quốc gia đảng Dân chủ cử bà Clinton, một sinh viên luật tại thời điểm đó, đến để giúp đỡ trong việc đăng ký cử tri.
Hai người không gặp lại nhau cho đến năm 1973, khi bà Clinton, lúc đó đã tốt nghiệp Đại học Yale, có một công việc tốt trong Ủy ban Watergate và gọi điện cho bà Ehrman để xin tư vấn về chỗ ở tại Washington. Bà Ehrman liền mời Hillary đến thuê phòng trong nhà mình vì bà không sống cùng con cái.
“Cô ấy để đầy đồ trên sàn nhà trong phòng”, bà Ehrman nói. “Tôi nhớ rằng cô ấy không dọn giường sau khi ngủ dậy”. (Bà Hillary sau này nói rằng bà có dọn giường).
Công việc của hai người đều rất bận rộn và thường chỉ nói chuyện với nhau vào buổi sáng. “Chúng tôi thức dậy, ăn sữa chua, có hôm uống cà phê, rồi tôi chở cô ấy đến Ủy ban Watergate”, bà Ehrman nói. “Cô ấy về nhà lúc 11, 12 giờ đêm, kiệt sức, ăn sữa chua rồi đi ngủ. Ngày nào cũng vậy”.
Hai người ở cùng nhau khoảng một năm cho đến một ngày, Hillary nói với Ehrman kế hoạch của mình: “Cô ấy nói ‘cháu sẽ đến Arkansas để đoàn tụ với bạn trai”.
Hillary ban đầu định đi xe buýt đến Fayetteville, nơi Bill Clinton dạy luật và đang tranh ghế vào quốc hội Mỹ. Nhưng vì đồ đạc quá cồng kềnh, bà Ehrman đã quyết định chở Hillary đi bằng ôtô.
Họ chất đồ lên chiếc xe Buick của bà Ehrman. Khi xe lăn bánh, bà Ehrman vẫn cố gắng thuyết phục để Hillary đổi ý.
Nhưng cơ hội của bà rất mong manh. Hillary đã trượt trong kỳ thi luật sư tại Washington D.C., nhưng lại đỗ ở Arkansas, điều đó càng làm cô củng cố quyết định.
Hillary và Bill Clinton năm 1979. Ảnh: Sygma
Nỗi lo của bạn đồng hành
Trên đường đi, hai người ở nhà nghỉ giá rẻ, mua đồ gốm và gặp một đám người diễu hành say xỉn trên phố. Họ ăn rất nhiều bánh cùng đồ ăn mua ở các quầy hàng nhỏ trên đường.
“Cứ đi được khoảng 40, 50 km tôi lại hỏi: ‘Cháu có biết cháu đang làm gì không? Cậu ấy có khi chẳng kiếm được việc, khéo còn chẳng thể nuôi nổi thân mình”.
Nhưng thực tế, bà Ehrman cũng phần nào hiểu vì sao cô gái trẻ đồng hành lại say mê Bill Clinton đến vậy. Bà từng một lần nhìn thấy Bill Clinton trên đường băng ở Waco, Texas vào năm 1972. “Đứng ở cầu thang máy bay là một thanh niên rất điển trai mặc bộ đồ vải lanh trắng”, bà Ehrman nhớ lại.
Khi chiếc xe tiến sâu vào bang Arkansas, đi qua thủ phủ Little Rock và vòng qua Ozarks, hai người phụ nữ dừng lại ở một nhà hàng khá ọp ẹp để ăn trưa. Bà Ehrman càng lo lắng hơn khi thấy môi trường xung quanh.
“Tôi nói với cô ấy: ‘Hillary, cháu sẽ không bao giờ có bánh mì Pháp hay phô mai Brie ở đây đâu’. Nhưng lúc đó cô ấy thậm chí còn chẳng buồn nghe tôi nói”, bà Ehrman kể.
Họ đến Fayetteville vào một trong những ngày cuối tuần om xòm nhất. Những người cổ vũ bóng đá của Đại học Arkansas say xỉn với khuôn mặt sơn đỏ đứng đầy trên đường.
“Đó là lúc tôi gục ngã và khóc khi nghĩ rằng: Cô ấy sẽ sống ở đây ư? Tôi cứ khóc mãi”.
Bà Ehrman sau đó đi máy bay trở về Washington và thuê người lái xe về nhà cho bà. “Tôi nghĩ tôi phải rời khỏi đây ngay vào sáng mai. Tôi không thuộc về nơi này”, bà kể.
Khi về nhà, bà nhiều lần nghĩ về Hillary và thở dài. “Tôi cảm thấy rằng không phải là tôi đã bỏ lại cô ấy, mà chính cuộc sống của Hillary đã rời bỏ cô ấy”.
Khi tạm biệt Hillary tại Arkansas khoảng 42 năm trước, bà Ehrman không bao giờ nghĩ rằng cô gái trẻ Hillary Rodham sẽ có ngày có thể trở thành tổng thống Mỹ. Nhưng sau nhiều năm trôi qua, bà đã nhận ra sự khôn ngoan trong quyết định của Hillary.
Bộ sưu tập ảnh chụp chung của bà Ehrman và Hillary Clinton. Ảnh: NYTimes
Hillary và Bill Clinton kết hôn năm 1975. Năm 1992, bà Ehrman trở lại Arkansas, lần này đến dinh thự của Thống đốc Bill Clinton ở Little Rock để hỗ trợ chiến dịch tranh cử tổng thống của ông. Vào ngày ông nhậm chức tổng thống năm 1993, bà Ehrman còn đi nhà thờ với gia đình Clinton.
Năm 2008, bà Clinton và bà Ehrman gặp lại nhau ở Texas, lần này là trong chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Clinton. Và năm nay, bà Ehrman đã tham dự đại hội đảng Dân chủ tại Philadelphia vào tháng 7 để hỗ trợ bà Clinton.
Thời gian trôi qua, bà Ehrman đã hiểu thêm về cô gái trẻ si tình từng ngồi trên xe mình, nhìn ra bên ngoài cửa sổ.
“Hillary là người rất thực tế và thực dụng”, bà Ehrman nói. “Cô ấy muốn ở bên cậu ấy, nhưng cô ấy cũng nhìn thấy một tương lai cho cậu ấy và bản thân mình”.
Theo Phương Vũ (Vnexpress)
Trump cảm ơn người làm lộ email với Clinton
Ông Trump cảm ơn vợ chồng trợ lý cấp cao của bà Clinton, đang bị FBI điều tra về các email liên quan tới ứng viên tổng thống đảng Dân chủ.
Ông Trump nói cảm ơn người làm lộ email có thể liên quan tới bà Clinton. Ảnh minh họa: AFP.
FBI phát hiện các email trong một thiết bị của Anthony Weiner có thể liên quan đến việc bà Clinton sử dụng máy chủ cá nhân cho việc công khi còn là ngoại trưởng Mỹ, theo CNN. Anthony Weiner là chồng của Huma Abedin, trợ lý cấp cao của bà Clinton.
Weiner bị cảnh sát bắt vì cáo buộc nhắn tin khiêu dâm với một cô gái vị thành niên.
Ông Trump hôm qua gửi lời cảm ơn tới vợ chồng Huma Abedin và Anthony Weiner.
"Hillary là một trong những người phá vỡ luật pháp hết lần này đến lần khác. Chúng ta có thể chắc chắn rằng những email bị rò rỉ của bà ta mang tính phá hoại", ông Trump nói. Nhà tài phiệt New York cho rằng cuộc điều tra của FBI đang "đi vào vấn đề chính".
Ông Trump cũng ca ngợi giám đốc FBI James Comey. Comey hôm 28/10 công bố cơ quan này đang xem xét các email mới bị phát hiện trong máy tính của Anthony Weiner mà Huma Abedin cũng xử dụng để trao đổi email với bà Clinton, xem chúng có chứa thông tin mật hay không và tác động ra sao đến cuộc điều tra về máy chủ cá nhân của bà Clinton vốn đã khép lại.
Quyết định của FBI bị đảng Dân chủ chỉ trích gay gắt vì cho rằng nó có thể ảnh hưởng tới kết quả bầu cử.
Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa cho rằng việc làm của Comey "cần nhiều lòng dũng cảm" và sẽ mang lại danh tiếng cho người đứng đầu FBI.
Trước đó, Trump từng đả kích Comey trong suốt mùa hè vì không đưa ra cáo buộc hình sự chống lại Clinton.
Văn Việt
Theo VNE
Trump thu hẹp khoảng cách sau khi FBI tiếp tục điều tra email Clinton Khoảng cách giữa Hillary Clinton và đối thủ Donald Trump thu hẹp trong khảo sát gần đây nhất, sau khi FBI thông báo xem xét lại cuộc điều tra bê bối email của bà. Bà Hillary Clinton, ứng viên đảng Dân chủ (trái), và ông Donald Trump, đảng Cộng hòa. Ảnh: Reuters. Khoảng 44% cử tri tiềm năng nói họ sẽ ủng hộ...