Quyết định tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng
Lý do của việc gia hạn là nhằm chờ kết quả trưng cầu giám định băng ghi âm giọng nói của Hoàng Khương mà công an thu giữ ở thời điểm thực hiện lệnh bắt phóng viên này.
Báo NLĐ đưa tin, ngày 2/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã quyết định tạm giam thêm 3 tháng đối với ông Nguyễn Văn Khương, tức Hoàng Khương-phóng viên Báo Tuổi Trẻ. Các bị can khác trong vụ án gồm Nguyễn Đức Đông Anh, Huỳnh Minh Đức và Tôn Thất Hòa cũng nhận được tống đạt tương tự.
Nguyên nhà báo Hoàng Khương (cầm túi) bị bắt tạm giam (Ảnh:PL&XH)
Trước đó, cơ quan Công an TP HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nhà riêng ông Hoàng Khương – nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ về tội “đưa hối lộ”.
Trong trả lời phóng viên VOV Online, nhà báo Lê Xuân Trung, Tổng Thư ký báo Tuổi Trẻ cho biết, báo Tuổi Trẻ mong vụ việc được cơ quan công an sớm làm sáng tỏ, xử lý “đúng người, đúng tội”.
Theo nhà báo Lê Xuân Trung, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã nghiêm túc tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”. “Khi cơ quan công an đặt vấn đề về loạt bài phóng viên Hoàng Khương viết “có vấn đề này, vấn đề kia”, thì Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã đề nghị nhà báo Hoàng Khương làm bản giải trình, báo cáo về toàn bộ quy trình tác nghiệp của nhà báo”- Ông Trung nói.
Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sư Phan Trung Hoài (trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài) tham gia bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Hoàng Khương ngay từ khi xảy ra vụ việc.
Ngày 6/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư Phan Trung Hoài và luật sư Phan Đức Linh. Đây là hai luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ, đã bị bắt tạm giam).
Video đang HOT
Cùng ngày, cơ quan điều tra đã cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư Linh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can Nguyễn Đức Đông Anh (còn gọi là Pe, em vợ của phóng viên Hoàng Khương, cũng bị bắt tạm giam). Luật sư Phan Trung Hoài cho biết ông sẽ tham gia quá trình tố tụng theo đúng quy định của luật pháp.
Trước đó, ngày 28/11, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP HCM có văn bản gửi đến Cục Báo chí – Bộ Thông tin – truyền thông và Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đề nghị kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương (tức nhà báo Hoàng Khương).
Lý do, ông Khương có liên quan việc Trần Anh Tuấn (bị khởi tố về hành vi môi giới hối lộ) đưa tiền cho Huỳnh Minh Đức (nguyên Thượng úy CSGT Công an quận Bình Thạnh) để được giải quyết trái quy định cho xe vi phạm giao thông và đua xe trái phép./.
Theo VOV
Vụ nhà báo Hoàng Khương: "Đó là tai nạn nghề nghiệp!"
Ông Lê Xuân Trung, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, khẳng định trong trả lời phỏng vấn của chúng tôi về sai phạm của phóng viên Hoàng Khương, người bị bắt tạm giam hơn một tháng qua để phục vụ điều tra trong vụ đưa - nhận hối lộ liên quan đến CSGT
Ông Lê Xuân Trung nói: "Khi Hoàng Khương làm giải trình, thừa nhận có tham gia đưa tiền cho CSGT, chúng tôi đã xác định phóng viên của mình sai trong quá trình tác nghiệp. Hoàng Khương đã quá nôn nóng, muốn trực tiếp chứng kiến và ghi lại hình ảnh việc nhận tiền hối lộ của CSGT. Nếu Hoàng Khương dừng lại đúng chỗ, đã không xảy ra sự việc đáng tiếc. Đó là tai nạn nghề nghiệp của phóng viên điều tra. Lỗi của chúng tôi là không thẩm định kỹ phương pháp điều tra của phóng viên nên không phát hiện sai sót của Hoàng Khương. Tôi cho rằng Hoàng Khương không có động cơ, mục đích cá nhân trong vụ việc này. "Chặn đứng thảm họa giao thông" là tuyến bài lớn của Báo Tuổi Trẻ. Ban Biên tập chỉ đạo tòa soạn, tòa soạn chỉ đạo phóng viên đi thực tế, tìm kiếm đề tài. Phóng viên đã thực hiện theo yêu cầu của Ban Biên tập".
* Phóng viên: Nhưng đại diện lãnh đạo Công an TPHCM trong buổi họp mặt với báo chí vừa qua nói rằng Hoàng Khương giữ vai trò "cầm đầu" đưa hối lộ trong vụ giải cứu xe đua?
-Ông Lê Xuân Trung: Số tiền 15 triệu đồng không phải của Hoàng Khương. Anh chỉ là một mắt xích phụ trong quá trình chung chi cho CSGT. Hoàng Khương đã có đầy đủ chứng cứ, tư liệu của một vụ đưa hối lộ cho CSGT Huỳnh Minh Đức. Nhân vụ này, Hoàng Khương muốn tìm kiếm thêm bằng chứng cho một vụ khác. Trong vụ thứ hai, Hoàng Khương quá sốt ruột, muốn chứng kiến tận mắt nên đã phạm phải tai nạn nghề nghiệp. Như vậy, không thể cho rằng Hoàng Khương tạo ra tiêu cực và không thể giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu được.
* Vậy còn thông tin Hoàng Khương từng tham gia giải cứu xe vào năm 2009 mà Công an TPHCM đề cập trong cuộc họp vừa rồi thì sao?
- Đây là lần đầu tiên chúng tôi được cung cấp thông tin này. Tại cuộc họp ngày 9-2, tôi đã đề nghị lãnh đạo Công an TPHCM cung cấp cơ sở, bằng chứng về việc đó nhưng chỉ được trả lời rằng mới nghe qua lời khai của Trần Minh Hòa và băng ghi âm giọng nói Hoàng Khương. Việc này vẫn đang điều tra. Lẽ ra các cơ quan chức năng phải tôn trọng nguyên tắc "suy đoán vô tội" để không xảy ra oan sai, chứ không phải "suy đoán có tội". Theo tôi, vi phạm đến đâu nên xử lý đến đó, không nên xử lý nặng nề quá mức.
* Hoàng Khương đã có quá trình công tác khá lâu dài ở Báo Tuổi Trẻ. Ban Biên tập đánh giá thế nào về nghiệp vụ và đạo đức của phóng viên này?
- Hoàng Khương là một phóng viên năng nổ, dấn thân, đã thực hiện được nhiều bài viết tốt, từng được khen thưởng nhiều lần. Với vai trò phóng viên điều tra mảng nội chính, Hoàng Khương làm việc trong một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, buộc phải có nhiều mối quan hệ đặc biệt với rất nhiều đầu mối và thành phần khác nhau. Dư luận về anh thì nhiều, có cái tích cực, có cái không hay. Báo Tuổi Trẻ đã từng lập tổ công tác để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Hoàng Khương. Sau một thời gian xác minh, chúng tôi khẳng định không có cơ sở đánh giá Hoàng Khương có vấn đề gì xấu về đạo đức, lối sống.
* Trước sự việc này, với trách nhiệm của cơ quan quản lý phóng viên Hoàng Khương cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của người làm báo, Báo Tuổi Trẻđã và sẽ làm gì?
- Hoàng Khương là thành viên của Báo Tuổi Trẻ, chúng tôi đã và sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ phóng viên của mình, nhưng vẫn phải bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Báo Tuổi Trẻ đã mời luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phóng viên Hoàng Khương. Chúng tôi cũng đã gửi đơn đề nghị Công an TPHCM cho Hoàng Khương được tại ngoại. Hiện đề nghị này chưa được giải quyết.
Thượng tá Nguyễn Minh Thông, Phó trưởng Phòng PC46 Công an TPHCM (người đứng), trao đổi thông tin với báo chí về vụ án liên quan đến phóng viên Hoàng Khương trong cuộc gặp gỡ ngày 9-2. Ảnh: TÂN TIẾN
Nói tóm lại, quan điểm của Báo Tuổi Trẻ không phải là bảo vệ phóng viên Hoàng Khương bằng mọi giá mà với sứ mệnh nhà báo, chúng tôi chỉ bảo vệ sự thật và lẽ phải. Những gì Hoàng Khương sai thì chúng tôi nhận sai, đó là can dự quá sâu vào quá trình điều tra các hành vi tiêu cực của CSGT. Lẽ ra nhà báo chỉ được tìm kiếm, thu nhập chứng cứ, tài liệu cho bài viết, chứ không được phép chuyển giùm tiền của người đưa hối lộ để chung chi cho CSGT.
Cái sai này của Hoàng Khương đã bị Ban Biên tập Báo Tuổi Trẻ xử lý kỷ luật khiển trách và tạm đình chỉ công tác. Còn những gì Hoàng Khương không sai, tất nhiên chúng tôi phải bảo vệ, phải cung cấp thêm thông tin về nhân thân và quy trình làm báo để bảo đảm các cơ quan chức năng biết rõ sự thật, không xử lý quá mức.
* Ông có thể cho biết hoàn cảnh gia đình Hoàng Khương hiện nay ra sao?
-Vợ Hoàng Khương đang mang thai 8 tháng, sẽ sinh em bé vào đầu tháng 3 tới trong tình cảnh gia đình neo đơn. Con trai anh bị bệnh hiểm nghèo. Cha mẹ già của Hoàng Khương đang ở Nha Trang rất cần hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần từ gia đình anh. Bản thân Hoàng Khương đang bị bệnh đau bao tử, nhưng vì bị bắt tạm giam nên không được điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trước tình cảnh này, anh chị em Báo Tuổi Trẻ vẫn thường xuyên đến thăm, chăm sóc, hỗ trợ vợ con Hoàng Khương.
Điều tra khách quan, đúng sự thật Trong buổi gặp gỡ định kỳ báo chí ngày 9-2, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, không bác bỏ mục đích loạt bài của Hoàng Khương là theo yêu cầu của Ban Biên tập, nhưng theo ông Minh, đồng thời trong đó có mục đích giúp Trần Minh Hòa không bị xử lý. Phía VKSND khẳng định Hoàng Khương có vai trò cầm đầu, là người dàn dựng, tạo ra vụ tiêu cực này. Xử thì phải đủ bộ, xử người nhận hối lộ mà ở trước vành móng ngựa không có người đưa hối lộ, làm sao tòa xử được? Ông Minh cũng khẳng định sẽ điều tra đúng pháp luật, đúng yêu cầu của VKSND và việc này phù hợp, không sai với luật pháp quốc tế. Ngoài ra, cũng theo ông Minh, Hoàng Khương có can thiệp vào việc xử lý vi phạm của Trần Minh Hòa vào năm 2009, đến nay chưa xác minh, chưa tìm được biên bản nhưng Trần Minh Hòa thừa nhận có việc này. Trên băng ghi âm của Hoàng Khương cũng có nhắc lại sự kiện đã giúp Hòa một lần. Còn theo Thượng tá Nguyễn Minh Thông, Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), khẳng định đây là vụ án có tổ chức, trong quá trình phạm tội có bàn bạc, phân công, móc nối, đưa tiền và có mục đích rõ ràng; không phải là một hành vi tác nghiệp báo chí. Tất cả các vụ án, cơ quan điều tra tôn trọng khách quan, chính xác tuân thủ pháp luật. Ở vụ án này tương đối đặc biệt vì có một sĩ quan công an và một nhà báo, vì vậy công tác điều tra phải thận trọng, công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ, bảo đảm khách quan, đúng sự thật.
Theo Người lao động
'PV Hoàng Khương đưa hối lộ vì mục đích cá nhân' Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc công an TP.HCM khẳng định việc khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "đưa hôi lộ" đối với P.V Hoàng Khương là đúng người, đúng tội. Trong cuộc họp định kỳ tổng kết tình hình an ninh trật tự tháng 2/2012 diễn ra sáng nay (ngày 9/2) công an TP.HCM đã có thông...