Quyết định ly hôn người chồng luôn nợ nần
Tôi là tác giả bài viết: “Cưới 5 năm chỉ lo trả nợ cho chồng”. Cảm ơn những lời khuyên từ mọi người.
Tôi cũng có ý định ly hôn liền nhưng nhiều lúc người trong cuộc không thể sáng suốt được. Chuyện ly hôn chỉ có vợ chồng tôi thỏa thuận, hai bên nội ngoại không hề hay biết. Bên nội khá hiền, anh chị em chồng và mẹ chồng đều thương yêu chúng tôi; bên ngoại cũng vậy. Cái khó ở đây là làm sao để hai bên biết chuyện ly hôn trong khi 5 năm qua mọi người đều nghĩ vợ chồng tôi sống hạnh phúc.
Chúng tôi có hai cô con gái, chồng đòi nuôi con lớn 4 tuổi, tôi nuôi bé 9 tháng. Không phải tôi lụy tình, chỉ là nếu mang cả hai con đi thì mẹ con tôi biết đi đâu. Tôi không muốn dẫn con về bên ngoại vì ba mẹ biết chuyện lại không yên lòng. Tôi không muốn ông bà bị xáo trộn vì cuộc sống của tôi. Tôi biết ly hôn là chuyện sáng suốt nhưng làm sao để nói với hai bên gia đình.
Nghe được mẹ chồng và chồng bàn chuyện "nhà ngoại", nàng dâu quyết định bất ngờ bởi đôi khi chỉ một câu nói cũng đủ nói lên tất cả
"Em phải đấu tranh nhiều chồng em mới rụt rè đề nghị với mẹ sẽ tự giữ tiền. Phen đó mẹ chồng giận mất 1 tuần. Thật sự vô lý", nàng dâu kể.
Người ta cứ nói rằng chẳng dễ dàng gì mà hai bên đến được với nhau. Bởi vậy nên có chuyện xảy đến nếu chưa quá nghiêm trọng hãy cứ mắt nhắm mắt mở cho qua.
Thế nhưng cuộc sống hôn nhân nếu để "cắn răng" chịu đựng thì còn gì là hạnh phúc nữa. Một câu nói tưởng chừng như vô tư nhưng hình thành nên sự tổn thương thì thật khó cứu vãn mối quan hệ.
Trinh, 28 tuổi vừa mới ly hôn chồng. Cô kể câu chuyện hôn nhân và ly hôn trên mạng xã hội và nhận về nhiều lời động viên, chuyện như sau:
Video đang HOT
" Em 28 tuổi, kết hôn được hơn 1 năm thì ly hôn. Bây giờ em nói ra rằng mình quyết định rời ngôi nhà đó chỉ vì vài câu nói thì nhiều người bảo em ngu ngốc. Nhưng thật sự, những gì mẹ chồng và chồng em nói ra khiến bản thân em cảm thấy mình không có chút tôn trọng nào nữa.
Em dân quê, học đại học rồi lập nghiệp trên thành phố. Sau này em yêu rồi cưới chồng em là dân trên này luôn.
Em là một người học giỏi có tiếng trong vùng, nhan sắc cũng có. Ở quê em là hình mẫu lý tưởng, là kiểu 'con nhà người ta' đấy. Bởi vậy nên sau này em lấy chồng thành phố, hàng xóm láng giềng không bất ngờ. Tuy nhiên, ai cũng bảo là em may mắn, có chồng tài giỏi rồi dân phố nọ kia.
Em về sống chung cùng mẹ chồng. Chồng em con một, bố chồng mất đã lâu nên nhà chỉ có hai mẹ con. Cuộc sống của em trở thành 'sống chung với mẹ chồng' đúng nghĩa khi chồng quá mức nghe mẹ, chẳng biết phân biệt đúng sai".
Mới nghe kể chừng này, người ta đã cảm thấy có quá nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chẳng rõ cuối cùng thế nào để khiến cho Trinh cảm thấy buồn bã đến vậy.
" Dù chồng em có vợ nhưng trong mắt mẹ chồng đối xử với con trai vẫn như hồi anh ấy độc thân. Hai mẹ con tâm sự gì đó với nhau thì vẫn bình thường nhưng nhiều lúc mẹ chồng khiến em có cảm giác em như người thừa trong nhà.
Ví dụ mẹ đi đâu về mua quà thì chỉ mua cho chồng em. Sau khi mang quà ra bà mới bắt đầu nói kiểu: 'Ôi mẹ quên mất không có quà cho con rồi'.
Em thì không giận dỗi hay gì nhưng lúc ấy em khó xử thật sự. Rồi chuyện tiền nong nữa, đến cả khi cưới em rồi chồng vẫn đưa tiền cho mẹ giữ. Em phải đấu tranh nhiều chồng em mới rụt rè đề nghị với mẹ sẽ tự giữ tiền. Phen đó mẹ chồng giận mất 1 tuần. Thật sự vô lý!
Còn nhiều, nhiều câu chuyện nữa mà em kể ra ai cũng khuyên em nên ly hôn cho sớm. Thế nhưng cũng như suy nghĩ của nhiều chị đấy, vợ chồng dễ gì đến được bên nhau đâu mà nói ly hôn dễ dàng. Em cứ cố gắng chịu đựng.
Nhưng cho đến 1 hôm, em nghe được cuộc trò chuyện giữa mẹ chồng và chồng khiến em hạ quyết tâm ly hôn.
Đợt đó em đi du lịch về, có mua tặng bà cái váy mới. Bẵng đi vài hôm sau chẳng hiểu sao mẹ chồng và chồng em lại bàn đến chuyện quà cáp, cái váy lại bị lôi ra trở thành vấn đề. Lúc đó không có em, chỉ là em về nhà, vô tình thấy hai người đang nói với nhau.
Mẹ chồng em nói đại khái rằng em mua cái váy quá quê mùa rồi chê với chồng, không thể nào mặc được cái váy ra đường. Cuối cùng bà kết luận là chồng em lấy một con nhà quê thì phải chịu thôi.
Sau đó, mẹ chồng em còn nói sang kiểu gia đình em quê mùa không xứng với nhà chồng. Ngày cưới mẹ em mặc cái áo dài chắc phải sử dụng đến mấy năm rồi.
'Mẹ đứng cạnh bà thông gia mà mẹ chẳng muốn chụp ảnh, khiếp cái áo dài xấu quá thể. Con thấy mẹ có thèm đăng ảnh lên không. Từ đầu mẹ đã cấm con qua lại với nó mà con cứ cố. Giờ nó không hòa nhập được với nhà mình đâu, cả nhà nó nữa. Nhìn cái kiểu quê mùa của nhà nó mà mẹ sợ', mẹ chồng nói như vậy đấy.
Lúc mẹ chồng nói xong em choáng váng. Thật sự em chỉ mong chồng có một câu gì đó phản bác nhưng không các chị ạ. Anh ấy tỏ ra thông cảm cho mẹ mình thiệt thòi vì có thông gia với nhà em. Chồng em nói lại:
'Thật sự ai biết đâu được mẹ ơi, dù sao con cũng lỡ rồi. Nhà ngoại ở xa có qua lại mấy đâu mà mẹ lo'.
Lúc đó em suýt khóc luôn, chẳng biết phải suy nghĩ gì hay nói gì. Thay vì vào nhà, em tiếp tục ra ngoài.
Sau đó em đã nói chuyện với chồng. Em hỏi về việc đó thì anh còn quay sang mắng mở em. Anh bảo là mẹ anh chẳng có gì sai khi nói vậy. Ngay lúc đó em tuyên bố ly hôn luôn. Chồng em không có vẻ gì là sốc. Anh ta còn cay cú bảo em rằng nhà quê mà không thèm nhận. Cái chính ở đây em muốn nói chính là sự tôn trọng dành cho nhau thôi mà. Em không quan tâm, không nói nhiều, quyết định làm đơn bất chấp mọi người ùa vào hỏi han, chất vấn.
Các chị ạ, đôi khi đừng sợ hãi sự ly hôn. Cuộc hôn nhân một khi mất đi sự tôn trọng không chỉ dành cho con dâu mà còn cả gia đình bên ngoại thì cố gắng để làm gì.
Có thể lời nói của chồng và mẹ chồng 2 ngày họ quên nhưng với em chắc hẳn nỗi đau sẽ đeo đẳng dài lâu".
Trong hôn nhân, sự tôn trọng là điều cực kỳ quan trọng để gắn kết mối quan hệ. Nếu như người vợ hay người chồng cảm thấy rằng mình và gia đình mình không còn nhận được điều cơ bản đó nữa thì việc tiếp tục hôn nhân sẽ trở thành gánh nặng.
Một người chồng không biết cách bảo vệ vợ sẽ khiến cho người vợ tổn thương, chịu đựng nhiều hơn là hạnh phúc. Bởi vậy, đôi khi đừng nghĩ rằng ly hôn là kết thúc. Có thể quyết định đó sẽ khiến người phụ nữ mở ra một hành trình mới tốt đẹp hơn!
"Bóc trần" loạt chiêu trò của những cô "trà xanh siêu cấp": Hãy bình tĩnh và đẳng cấp như Cố Giai trong 30 Chưa Phải Là Hết Nếu bạn gặp một "bậc thầy trà xanh" thành thạo trong việc sử dụng "36 kế", chồng bạn sẽ tự nguyện đầu hàng cô ta. Câu hỏi: Làm thế nào để xác định chính xác đâu là "trà xanh" và ngăn chặn kịp thời? Câu trả lời: Tôi là Cố Giai, 30 tuổi. Có ai xem bộ phim "30 chưa phải là hết"...