Quyết định của ngư dân bắt được ‘cá nược’ quý hiếm nặng 150kg
Ngư dân Bến Tre bắt được “cá nược” quý hiếm, sắp tuyệt chủng đã quyết định giao xác cá cho Viện Hải Dương học để nguyên cứu khoa học và nhận lại 5 triệu đồng.
Hôm nay, anh Phan Văn Thái (49 tuổi, ngụ xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cho biết, sau 2 ngày suy nghĩ, gia đình đã đồng ý giao xác cá heo, hay còn gọi “cá nược”; loài cá khoảng 30 năm qua không còn được tìm thấy ở Việt Nam cho ngành chức năng xử lý và nhận hỗ trợ số tiền 5 triệu đồng.
Cá heo, hay còn gọi “cá nược” được anh Thái bắt được trên sông Cổ Chiên
Ngư dân này cho biết thêm, anh muốn nhận 40 triệu đồng, chứ không phải 5 triệu đồng vì lúc cá dính lưới trên sông Cổ Chiên là lúc 2h sáng, phải nhờ rất nhiều người hỗ trợ mới có thể mang cá vào bờ.
“Gia đình không biết nói với những người đó như thế nào. Hai ngày qua từ khi bắt được cá có rất nhiều người đến nhà xì xào, mà cha mẹ tôi già, đau ốm nên gia đình chịu không nổi”, anh nói và cho biết, đồng ý nhận số tiền 5 triệu đồng.
Ngư dân Thái
Video đang HOT
Theo anh, chính quyền xã cũng cho người mang nước đá đến nhà ướp xác cá để chờ người ở Nha Trang đến nhận cá mang đi.
Ông Nguyễn Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Phú Phụng cho biết, địa phương đã liên hệ trực tiếp với Viện Hải Dương học (Nha Trang).
“Họ đồng ý hỗ trợ số tiền 5 triệu đồng và có cán bộ đang trên đường đến Bến Tre nhận cá, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học”.
Theo ông Giang, hai ngày qua, ngành chức năng liên tục đến vận động anh Thái không xẻ thịt cá nược.
Xã đưa ra hai phương án, thứ nhất là hỗ trợ gia đình chôn cá, thứ hai là giao xác cá theo đề nghị của các chuyên gia để làm tiêu bảo, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.
Anh Thái đồng ý giao xác cá nhưng với điều kiện phải được hỗ trợ 40 triệu đồng. Ngư dân này cũng nhiều lần doạ sẽ xẻ thịt cá nược, chứ không đồng ý mang đi chôn.
Con cá heo vướng lưới ngư dân Bến Tre
Lãnh đạo Chi cục Thủy sản Bến Tre đã giải thích với anh Thái, đây là loài cá nược quý hiếm không được đánh bắt. Tuy nhiên, việc cá mắc vào lưới và chết, anh không biết là cá quý hiếm sắp tuyệt chủng nên bắt đem về là ngoài mong muốn.
Trường hợp cá chết thì phải giao lại cho cơ quan chức năng nghiên cứu bảo tồn, không được xẻ thịt, không bán cá thể cá.
Về việc hỗ trợ 40 triệu như đề nghị, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Bến Tre cho biết chưa có quy định.
Như đã thông tin, con cá mà anh Thái bắt trên sông Cổ Chiên được nhiều chuyên gia, nhà khoa học xác nhận là cá nược Minh Hải, hay còn gọi là cá heo nước ngọt hoặc “ông Nược”. Đây là loài cá quý hiếm không được đánh bắt và cảnh báo có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Hoài Thanh
Theo VNN
Cá lạ khổng lồ bắt được ở Bến Tre: Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng
Chiều 16/5, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre Huỳnh Văn Cung cho biết: Chi cục xác định con cá "lạ" do ông Phan Văn Thái, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách bắt được là loài cá heo nước ngọt quý hiếm.
Theo đó, Chi cục đã lập biên bản yêu cầu ông Thái giữ nguyên hiện trạng không buôn bán, xẻ thịt con cá này vì đây là loài nằm trong danh sách những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao, không được phép mua bán, trao đổi dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo ông Huỳnh Văn Cung, do vô tình con cá heo mắc vào lưới của ông Thái nên không thể xử lý ông Thái về hành vi đánh bắt cá trái phép. Nếu có trung tâm nghiên cứu nhận con cá về, sẽ tự thương lượng để hỗ trợ chi phí cho gia đình lưu giữ con cá.
Ngành chức năng tỉnh Bến Tre yêu cầu ông Thái-người bắt được con cá lạ khổng lồ được cho là cá heo quý hiếm phải giữ nguyên hiện trạng con cá để chờ xử lý theo quy định. Ảnh: Huỳnh Xây (Dân Việt).
Nếu không có nơi nào nhận, Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre sẽ phối hợp chính quyền địa phương vận động gia đình chôn xác con cá và hỗ trợ kinh phí cho ông Thái chi trả xăng dầu, lưu giữ con cá thời gian qua. Hiện, Chi cục Thủy sản Bến Tre đã báo cáo Cục thủy sản để xác định chính xác tên khoa học của con cá này và hướng xử lý cụ thể.
Trước đó, rạng sáng 15/5, ông Phan Văn Thái cùng vợ thả lưới đánh bắt cá trên sông Cổ Chiên (đoạn gần cầu Cổ Chiên) đã bắt được một con cá lớn đã chết nên ông đem về nhà ướp lạnh. Con cá có màu đen huyền, dài khoảng 2,3m, chu vi quanh thân là 2,2m, nặng khoảng 150kg, bên trong miệng con cá không có răng, đầu tròn phía đỉnh đầu có một lỗ nhỏ. Người dân xung quanh cho rằng đây là loài cá heo nước ngọt (hay còn gọi là cá Nược).
Theo Thạc sĩ Vũ Long, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp (thuộc Liên Hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), con cá heo mà ông Thái bắt được là cá nược Minh Hải, là loài động vật trong danh mục các loài thủy sản quý hiếm, nguy cấp (cấp I).
Trung tâm đã chụp ảnh, lấy mẫu da để tiếp tục nghiên cứu. Đây là loài thủy sản quý hiếm, nguy cấp nên không được khai thác, vận chuyển, mua bán dưới mọi hình thức, Đoàn công tác của Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp đã giải thích, vận động gia đình ông Phan Văn Thái giao nộp cho chính quyền hoặc các cơ quan chức năng, trường đại học, Viện nghiên cứu để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
Theo Huỳnh Phúc Hậu (TTXVN)
Của hiếm ở miền Tây: Cây mít Tố Tây trái từ gốc tới ngọn, 8 tháng "chửa đẻ" Ông Nguyễn Văn Xồi, ở ấp Phụng Đức A, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) đang sở hữu cây mít Tố Tây 49 năm tuổi. Đây là cây mít được xem là của hiếm ở miền Tây bởi thời gian cho trái kéo dài từ tháng 11 âm lịch năm nay sang tận tháng 6 âm lịch năm sau. Đặc...