Quyết định chi 11.500 tỷ đóng tàu cảnh sát biển
Thủ tướng quyết định chi 4.500 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tầu đánh bắt xa bờ theo Nghị định của Chính phủ, đồng thời quyết định chi 11.500 tỷ đồng đóng mới tổng cộng 32 tầu các loại cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư…
Thủ tướng quyết định chi 11.500 tỷ đồng đóng mới tổng cộng 32 tầu các loại cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư…
Hôm nay (3/7), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ để quyết định Phương án phân bổ, sử dụng 16 ngàn tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tầu đánh bắt xa bờ; đóng tầu, trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư. Quyết định tạm ứng ngân sách hỗ trợ kinh phí sửa chữa, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước năm 2014 và kế hoạch hỗ trợ sửa chữa, đảm bảo an toàn hồ chứa nước năm 2015.
Tại cuộc họp, sau khi nghe Báo cáo của Bộ Tài chính và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, ý kiến của các Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Thường trực Chính phủ quyết định chi 4.500 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tầu đánh bắt xa bờ theo Nghị định của Chính phủ; Quyết định chi 11.500 tỷ đồng đóng mới tổng cộng 32 tầu các loại cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Việc quyết định và triển khai gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng nhằm giúp nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam, đảm bảo an toàn cho ngư dân, hỗ trợ ngư dân bám biển dài ngày và nâng cao hiệu quả khai thác thủy hải sản trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Việc hỗ trợ cho ngư dân đầu tư đóng tầu đánh bắt xa bờ và các lực lượng thực thi pháp luật sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo; bảo vệ các lợi ích trên biển của Việt Nam; hỗ trợ và bảo vệ ngư dân; thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển và các nhiệm vụ quan trọng khác. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân sách, Chính phủ sẽ tiếp tục bố trí nguồn lực để tăng cường năng lực của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển và hỗ trợ cho ngư dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao các Bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh phương án, dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Thủ tướng cũng giao Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện Dự thảo Nghị định của Chính phủ về hỗ trợ ngư dân đóng tầu đánh bắt xa bờ để ban hành ngay trong tháng 7 năm 2014.
Cũng tại cuộc họp, theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước còn khoảng 1.150 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp cần phải sửa chữa nâng cấp, trong đó có 320 hồ chứa bị hư hỏng không bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của lãnh đạo một số Bộ, ngành hữu quan, ý kiến của các Phó Thủ tướng; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp với các tỉnh, thành phố đảm bảo an toàn tuyệt đối các hồ, đập thủy lợi trong mùa mưa bão. Đối với các hồ đập yếu, lãnh đạo các Bộ, ngành chức năng kiểm ra, rà soát, chỉ đạo và giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương về phương án tích nước trong mùa mưa bão, đảm bảo an toàn hồ chứa.
Chính phủ quyết định tạm ứng 426 tỷ đồng để tập trung hoàn thành việc sửa chữa các hạng mục của các hồ chứa còn lại trong tổng số 93 hồ chứa cấp bách đã được triển theo kế hoạch từ năm 2013.
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng kiểm tra tiến độ hoàn thành các công trình và việc quản lý nguồn vốn, đảm bảo chi đúng mục tiêu và danh mục.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư rà soát, xây dựng danh mục 169 hồ chứa bị hư hỏng trong tổng số 320 hồ chứa có yêu cầu phải sửa chữa, nâng cấp để bố trí ngân sách và triển khai trong năm 2015.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước hiện có 45 tỉnh, thành phố đã xây dựng và đưa vào khai thác 6.648 hồ chứa nước thủy lợi, trong đó có 560 hồ chứa lớn (có dung tích lớn hơn 3 triệu mét khối hoặc đập cao hơn 15 mét); 1.752 hồ chứa có dung tích từ 0,2 triệu đến 3 triệu mét khối, còn lại 4.336 hồ có dung tích nhỏ hơn 0,2 triệu mét khối. Phần lớn các hồ chứa được xây dựng từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, thời gian khai thác đã lâu, bị hư hỏng, xuống cấp với nhiều mức độ khác nhau.
Trước thực trạng này, năm 2003 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa nước. Sau 10 năm thực hiện, Chương trình đã sửa chữa, nâng cấp được gần 600 hồ chứa các loại, với tổng kinh phí gần 6.000 tỷ đồng.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn?
- Mặc dù đã chỉ đạo các cán bộ chiến sỹ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu không xác định rõ được có phải mũ bảo hiểm đạt chuẩn hay không thì các đơn vị chỉ tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý theo hướng có lợi cho người vi phạm. Tuy nhiên, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cũng ban hành hướng dẫn cách nhận biết mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy...
Chưa phạt người đội mũ bảo hiểm không chuẩn
Theo quy định tại điểm i, k, khoản 3, Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện có các hành vi vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông như: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy" hoặc "đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc "đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách thì bị xử phạt.
Nhưng, thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn?
Theo quy định về sản xuẩt, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông (gọi tắt là mũ bảo hiểm) là mũ đủ các tính năng:
Cấu tạo phải có đủ các bộ phận vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
Mũ phải được chứng nhận hợp quy, được gắn dấu hợp quy CR (dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mũ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy) và có ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Nếu là mũ sản xuất trong nước thì nhãn của mũ phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm. Phải có cụm từ "Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy"; Tên địa chỉ và cơ sở sản xuất; Cỡ mũ; Tháng, năm sản xuất.
Nếu là mũ nhập khẩu thì tối thiểu phải bao gồm các thông tin: Tên sản phẩm (vẫn phải có cụm từ "Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy"); Tê địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối; Xuất sứ hàng hóa; Cỡ mũ; Tháng, năm sản xuất.
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ có một số kiểu dáng như mũ che nửa đầu, mũ che cả đầu và tai, mũ che cả đầu, tai và hàm.
Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70mm.
Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50mm.
Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, 60% mũ bảo hiểm hiện nay không đạt chuẩn. Trong năm 2013, các vụ tai nạn giao thông đã khiến 764 người chết và 336 người bị thương; trong đó gần 65% các vụ tai nạn có liên quan đến bảo hiểm, hầu hết trẻ em dưới 14 tuổi bị tai nạn giao thông là do ngồi trên xe máy.
Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc từ mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, từ 1/7, lực lượng chức năng sẽ xử phạt người đi xe máy đội mũ không đủ 3 bộ phận bao gồm: vỏ mũ, lớp hấp thụ xung động và quai mũ.
Theo Thông tư liên tịch 06 (của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Công thương), mũ bảo hiểm rởm là những loại mũ có kiểu dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy nhưng không có dấu hợp quy; không hoặc chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về nhãn hàng hóa; các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu mã của các thương hiệu mũ bảo hiểm xe máy đúng quy chuẩn chất lượng; các loại mũ bảo hiểm xe máy không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Điều 8, Thông tư 06: Trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:
1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật
2. Cài quai mũ theo quy định sau đây:
a. Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm.
b. Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: Dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Hai xe khách đối đầu, hành chục người thoát chết Vụ hai xe khách đối đầu trên đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng Bình) sáng nay đã làm 4 người bị thương và hàng chục hành khách trên cả hai chiếc xe thoát chết trong gang tấc. Khoảng 5h30 sáng ngày 27/6, tại Km 982 900 đường mòn Hồ Chí Minh nhánh Đông thuộc địa phận thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện...