Quyền và nghĩa vụ đầu tư bảo vệ, phát triển rừng ven biển
Hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích đầu tư vào các dự án bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Vậy đơn vị, cá nhân tham gia vào hạng mục này sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào?
Ông Danh Khiếu (huyện Năm Căn, Cà Mau) hỏi: Hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích đầu tư vào các dự án bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Vậy đơn vị, cá nhân tham gia vào hạng mục này sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào?
Vụ Tuyên truyền (Uỷ ban Dân tộc) trả lời:
Về quyền lợi: Theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 119/2016/NĐ-CP, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển sẽ được hưởng toàn bộ sản phẩm từ nguồn vốn tự đầu tư; được phát triển các thương hiệu sản phẩm kinh doanh có nguồn gốc từ môi trường rừng và hệ sinh thái rừng ven biển; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư theo quy định khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng; ngoài ra, các chủ thể này còn được miễn tiền thuê rừng trong từng trường hợp cụ thể.
Cá nhân, đơn vị đầu tư, bảo vệ rừng ven biển sẽ được hưởng những quyền lợi liên quan. Ảnh: I.T
Riêng tổ chức kinh tế sẽ được miễn tiền thuê rừng ven biển theo các trường hợp sau:
Video đang HOT
a) Trường hợp có quyết định thuê rừng sau khi nghị định này có hiệu lực thi hành, được miễn tiền thuê rừng ven biển trong 5 năm đầu kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho thuê rừng.
b) Trường hợp đã có quyết định cho thuê rừng trước thời điểm nghị định này có hiệu lực thi hành mà thời hạn thuê rừng còn từ 5 năm trở lên thì được miễn tiền thuê rừng trong 5 năm kể từ khi nghị định này có hiệu lực thi hành.
c) Trường hợp đã có quyết định cho thuê rừng trước thời điểm nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng thời hạn thuê rừng còn dưới 5 năm thì được miễn tiền thuê rừng đến hết thời hạn cho thuê còn lại ghi trong quyết định cho thuê rừng.
Về nghĩa vụ: Theo Điều 8, nghị định trên, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển có các nghĩa vụ sau:
Tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển có nghĩa vụ bảo vệ, không làm suy giảm diện tích và chất lượng khu rừng được giao, khoán, cho thuê; trồng, chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng đến khi thành rừng theo quy định; tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; bảo vệ môi trường, cảnh quan; không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng ven biển có nghĩa vụ: Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo mức và cơ chế chi trả do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm và lợi ích có sự đồng thuận của các đối tượng tham gia đầu tư và liên kết.
Hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích đầu tư vào các dự án bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Vậy đơn vị, cá nhân tham gia vào hạng mục này sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào?
Ông Danh Khiếu (huyện Năm Căn, Cà Mau) hỏi: Hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích đầu tư vào các dự án bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu. Vậy đơn vị, cá nhân tham gia vào hạng mục này sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào?
Vụ Tuyên truyền (Uỷ ban Dân tộc) trả lời:
Về quyền lợi: Theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 119/2016/NĐ-CP, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển sẽ được hưởng toàn bộ sản phẩm từ nguồn vốn tự đầu tư; được phát triển các thương hiệu sản phẩm kinh doanh có nguồn gốc từ môi trường rừng và hệ sinh thái rừng ven biển; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư theo quy định khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng; ngoài ra, các chủ thể này còn được miễn tiền thuê rừng trong từng trường hợp cụ thể.
Cá nhân, đơn vị đầu tư, bảo vệ rừng ven biển sẽ được hưởng những quyền lợi liên quan. Ảnh: I.T
Riêng tổ chức kinh tế sẽ được miễn tiền thuê rừng ven biển theo các trường hợp sau:
a) Trường hợp có quyết định thuê rừng sau khi nghị định này có hiệu lực thi hành, được miễn tiền thuê rừng ven biển trong 5 năm đầu kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho thuê rừng.
b) Trường hợp đã có quyết định cho thuê rừng trước thời điểm nghị định này có hiệu lực thi hành mà thời hạn thuê rừng còn từ 5 năm trở lên thì được miễn tiền thuê rừng trong 5 năm kể từ khi nghị định này có hiệu lực thi hành.
c) Trường hợp đã có quyết định cho thuê rừng trước thời điểm nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng thời hạn thuê rừng còn dưới 5 năm thì được miễn tiền thuê rừng đến hết thời hạn cho thuê còn lại ghi trong quyết định cho thuê rừng.
Về nghĩa vụ: Theo Điều 8, nghị định trên, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển có các nghĩa vụ sau:
Tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển có nghĩa vụ bảo vệ, không làm suy giảm diện tích và chất lượng khu rừng được giao, khoán, cho thuê; trồng, chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng đến khi thành rừng theo quy định; tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; bảo vệ môi trường, cảnh quan; không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng ven biển có nghĩa vụ: Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo mức và cơ chế chi trả do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm và lợi ích có sự đồng thuận của các đối tượng tham gia đầu tư và liên kết.
Theo Danviet