Quyên tiền để giúp… “tú bà” được tại ngoại
Hai triệu USD là số tiền mà một cấp tòa Mỹ đòi “ tú bà Manhattan” Anna Gristina nộp bảo lãnh tại ngoại để được hưởng tự do tạm trong thời gian hầu tòa.
Gia đình Anna gồm ông chồng Kelvin Gorr và 4 đứa con lập địa chỉ web “helpanna.org” (giúp Anna) nhằm quyên đủ số tiền tòa “đòi” để Anna được về nhà không bị nhốt nữa. Trang web này viết: “Chúng con lập địa chỉ này để kể chuyện nhà, nỗi nhớ mẹ và cách quý vị giúp đem mẹ về với chúng con.
Với chúng con, mẹ là người phụ nữ mà chúng con gọi khi bị ốm, đi xem chúng con chơi đá bóng…”. Họ còn kể về trại nuôi heo bị bỏ rơi của Anna để khẳng định bà ta là người yêu gia đình và yêu súc vật, đăng nhiều ảnh Anna với các con.
“Tú bà Manhattan” Anna
Ngủ với chuột
Địa chỉ web này cũng được xem là một công cụ tuyên truyền: gia đình Anna dùng để “cãi” món tiền bảo lãnh tại ngoại bị yêu cầu quá cao (2 triệu USD bằng trái phiếu hoặc 1 triệu USD tiền mặt). Họ nêu số tiền ấy là “quá ác và bất công, các tội phạm thật sự như nghi can hiếp dâm, sát nhân, lạm dụng tình dục với trẻ em vẫn bị yêu cầu nộp những khoản tiền bảo lãnh tại ngoại thấp hơn”.
Họ còn kể điều kiện giam giữ tồi tệ mà Anna phải chịu tại nhà tù đảo Rikers “cứ như là tội phạm chiến tranh”: bà ta bị biệt giam trong căn phòng rất nóng bức, chuột và gián bò quanh. Ban quản ngục còn làm nhục bà ta bằng cách buộc bà chỉ mặc tã và áo thun.
“Đồng tú bà” Baker
Video đang HOT
Họ nói làm thế là trái luật, vì theo pháp lý Mỹ thì mọi công dân đều vô tội cho đến khi nào chứng minh được người ấy có tội. Nhưng người phát ngôn của Cục Giam giữ liên bang khẳng định: tất cả các cáo buộc này đều không đúng sự thật, Anna không bị biệt giam, không bị trừng phạt, và bà ta cùng các tù nhân khác đều được nhốt riêng trong từng xà lim.
Suzanna Pak 24 tuổi, con gái của Anna với người chồng trước, cũng lên TV khẳng định mẹ cô chỉ mở dịch vụ “hẹn hò” cho những người muốn “kết bạn”. Pak nói các ông khách của địa chỉ “kết bạn” này thích kín đáo nên họ sẵn sàng trả tiền cao để mẹ cô giúp tìm được bạn gái biết nói chuyện và các ông sẵn sàng mời họ đi ăn tối.
Cô nói mẹ cùng cô sử dụng địa chỉ “kết bạn” hợp pháp này và nếu mẹ cô mở nhà thổ thì cô hẳn phải biết: “Nếu mẹ tôi có điều gì cần giấu, mẹ sẽ tỉ tê tâm sự với tôi. Tôi chẳng tin điều cảnh sát nói”.
Sợ “quan giúp”
Vợ chồng cựu Thống đốc Eliot Spitzer
Chánh án Tòa án tối cao Manhattan (New York) Juan Merchan từ chối hạ số tiền bảo lãnh tại ngoại xuống, vì công tố viên nêu Anna người gốc Scotland, có nhà ở Canada nên bà ta có thể trốn ra nước ngoài với sự “giúp đỡ” của những “khách” giàu có và quyền thế. Các ông chẳng muốn bị lộ, vì bà ta có một cuốn sổ bìa đen (được gọi là “Sách đen”) ghi tên các ông thích “ăn bánh trả tiền” này.
Vài tuần sau khi Anna bị bắt, cựu Thống đốc bang New York là Eliot Spitzer bị tố cáo là người báo trước cho Anna biết cuộc xóa sổ các nhà thổ hồi năm 2005. Từ báo động của Spitzer, Anna tạm đóng cửa “Tinh hoa” và “đi du lịch nước ngoài”. Spitzer đã phải từ chức thống đốc sau khi bị tố cáo là “khách” của Anna.
Báo Daily News nêu Anna còn có “chỉ điểm” là nhân viên của Sở Cảnh sát New York, Cục Bài trừ ma túy liên bang, FBI, Cục Di trú và hải quan Mỹ. Khi bị lấy lời khai ở nhà tù, bà ta nói “thà cắn lưỡi chứ nhất quyết không khai”, sau khi nhân viên điều tra cho bà ta xem danh sách 10 cái tên. Một nguồn tin nói “Sách đen” gồm một tiểu vương Trung Đông, 1 nhà tài chính quốc tế cấp tỷ phú, 1 ông bầu vũ trường, hàng chục quan chức ngân hàng và dân tài chính Phố Wall cùng nhiều luật sư.
Tòa cũng không “duyệt” đề nghị được “thế chấp” căn hộ trị giá 2,5 triệu USD của luật sư Peter Gleason của Anna để thân chủ của ông được tại ngoại, với lý do Anna “chẳng có nổi hai đồng xu để cọ vào nhau”. Gleason (cựu cảnh sát) cũng đề nghị Anna và gia đình bà dọn đến ở nhà ông. Lời đề nghị này khiến chánh án nghi ngờ về mối quan hệ giữa “thầy cãi” với Anna, và ông bị yêu cầu ngưng bào chữa.
Người thay thế là luật sư Gary Greenwald. Ông này cho biết Anna phải mất 5 giờ di chuyển từ nhà tù đến trụ sở tòa án, và cho rằng việc sợ Anna trốn ra nước ngoài là phi lý. Ông nói số tiền tòa “đòi” còn cao hơn số tiền buộc bọn buôn lậu ma túy, giết người và mafia nộp.
Năm người khác dính líu nhà thổ của Anna đều được thả với khoản tiền nộp bảo lãnh tại ngoại thấp hơn, thậm chí chẳng phải nộp một xu: “Đồng tú bà” Jaynie Mae Baker nộp 100.000 USD sau khi ra đầu thú (3 tuần sau khi Anna bị bắt), hai ả Mhairiangelo Bottone và Catherine DeVries không bị nộp tiền, tương tự là gã nhân viên thuế Jonas Gayer giúp Anna rửa tiền.
“Gặm cỏ non”
Anna 44 tuổi bị bắt ngày 23.2.2012 sau cuộc điều tra kéo dài 5 năm, qua đó cảnh sát chìm ghi âm hơn 100 giờ các lần bà ta khoe khoang về những “khách” cao cấp, chuyện bà ta có “tay trong” ở các cơ quan an ninh báo trước những vụ “kiểm tra đột xuất”, và thậm chí bà ta còn đưa “gái” vị thành niên vào “động” để “chiều” các ông thích “gặm cỏ non”.
Hàng xóm của Anna nói ngôi nhà của bà ta ở Manhattan luôn có nhiều em trẻ (chủ yếu là gái gốc Đông Âu) vào ra, và nhiều ông mặc veste tìm đến. Ả điếm khác (có bằng đại học) nói đây là “nghề” tốt nhất mà một cô gái ở Manhattan có thể kiếm được, vừa được “chơi” vừa có tiền mua sắm hàng hiệu, từ khoản tiền to mà chỉ mất vài giờ “làm việc”. Ả này kiếm được 1.000 USD/giờ, trong khi có thông tin Anna “thu phí” 2.000 USD/giờ.
Anna bị buộc tội làm chủ nhà thổ cấp cao “Tinh hoa” từ 15 năm qua, kiếm được khoảng 15 triệu USD từ các “khách làng chơi” giàu và có quyền thế. Khoản tiền ấy đã được tay nhân viên thuế “biến chất” giúp “thổi” tới các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài để “rửa tiền”. Cựu thượng nghị sĩ John Edwards đang bị xử tội dùng tiền tranh cử trái phép để nuôi “bồ nhí” Rielle Hunter, cũng bị tố cáo là “khách” của Anna.
Một ả điếm cao cấp của Anna khai ả đã có “tình một đêm” với Edwards tại New York hồi năm 2007, khi ông vận động tranh cử Tổng thống Mỹ. Ả điếm khai ả “qua đêm” với Edwards tại một khách sạn, mà khi điều tra, cảnh sát xác nhận đó là nơi ông thường đến trọ mỗi khi tới New York. Ban đầu họ không tin ả này nhưng khi xác minh câu chuyện và so sánh thời điểm ông vận động lá phiếu tại New York, họ lại tin ả khai thật.
Theo một nguồn tin, các “gà móng đỏ” của Anna không biết họ “đi chơi” với ông nào, chỉ đoán chừng đó là dân tài chính ở Phố Wall, luật sư hoặc chủ ngân hàng, nhưng họ biết rõ mặt mũi các chính khách. Edwards ra tuyên bố để chối, rằng ông chẳng “dính” với bất kỳ ả điếm hoặc nhà thổ nào. Ông nói đó là sự vu cáo. Nhưng ông cũng từng “thanh minh thanh nga” khi một tờ báo Mỹ đưa tin ông có con ngoại hôn với Hunter.
Theo Dân Việt
Dân Tokyo quyên tiền mua đảo Senkaku, ngày đầu được hơn 100 ngàn Yên
Rất nhiều người đã góp tiền hoặc rất muốn góp tiền. Họ gọi đến tòa Thị chính Tokyo hàng ngày, họ lên mạng internet hỏi nhau quyên tiền ở đâu.
Tờ Tân Kinh ngày 28/4 đưa tin, hôm qua 27/4 Thống đốc Tokyo ông Shintaro Ishihara tuyên bố Tokyo bắt đầu hoạt động quyền góp tiền để mua lại đảo Senkaku bắt đầu từ 27/4.
Tuyên bố sẽ mua lại đảo Senkaku từ chủ sở hữu được ông Shintaro Ishihara đưa ra hôm 17/4 khi đang công du Washington. Trước đó Thống đốc Tokyo nhiều lần lên tiếng thúc giục chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa đảo này, nhưng đến nay vẫn không có tiến triển.
Thống đốc Tokyo chào phóng viên trong buổi họp báo ngày hôm qua 27/4
Giải thích cho động thái ấy của Nội các Nhật Bản, Thống đốc Tokyo cho rằng họ đang "sợ" Trung Quốc mà không dám làm, "Nếu đã không mua thì để Tokyo đứng ra mua", ông Shintaro Ishihara cho biết.
Hơn 10 ngày qua kể từ khi tuyên bố ý định này, ông Shintaro Ishihara nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ người dân và nhiều người trong số họ muốn chung tay góp sức với Thị trưởng Tokyo. Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, ông Shintaro Ishihara chia sẻ:
Nhóm đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang có tranh chấp giữa Nhật Bản với Trung Quốc
"Rất nhiều người đã góp tiền hoặc rất muốn góp tiền. Họ gọi đến tòa Thị chính Tokyo hàng ngày, họ lên mạng internet hỏi nhau quyên tiền ở đâu để mua đảo Senkaku. Để hưởng ứng thiện chí đó của người dân, chính quyền Tokyo quyết định thành lập tài khoản để người dân quyên góp."
Chỉ trong ngày hôm qua, Tokyo đã quyên góp được hơn 100 ngàn Yên, chính quyền Tokyo lập ra 1 tổ công tác 7 người chuyên phụ trách việc chuẩn bị tài chính cho kế hoạch mua lại đảo Senkaku mà ông đã đàm phán được với chủ đảo.
Hiện nay chính phủ Nhật Bản cấm người dân tự ý lên đảo Senkaku để tránh gây thêm căng thẳng trên biển Hoa Đông với Trung Quốc, ông Shintaro Ishihara cho hay "Nếu chính phủ không cho lên đảo thì Tokyo sẽ nỗ lực đến khi họ đồng ý mới thôi".
Khó khăn nhất hiện nay đối với vụ giao dịch thương mại đặc biệt này chính là lực cản từ phía Bộ Ngoại giao Nhật Bản mặc dù đã có hơn 4000 thư từ cử tri Nhật Bản gửi Nội các, trong đó 80% ủng hộ ông Shintaro Ishihara mua đảo, 20% phản đối, không bày tỏ ý kiến hoặc có ý kiến khác.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kế hoạch này của Tokyo và gọi nó là hành vi "vô ích, vô hiệu".
Theo Giáo Dục VN
Mỹ: Kẻ giết người da đen được bảo lãnh tại ngoại Truyền thông Mỹ đưa tin George Zimmerman, dân phòng tình nguyện của khu dân cư bị truy tố giết người mức độ hai với một thanh niên da đen, đã được thả tự do sáng 23/4 sau khi đóng 150.000 USD tiền bảo lãnh. Bị cáo George Zimmerman (phải) và thanh niên da đen bị bắn chết Martin Trayvon. (Nguồn: Internet) Các đài...