Quyến rũ Pắc Tạ
Khu du lịch sinh thái Na Hang ( Tuyên Quang) là nơi có nhiều cảnh đẹp nên thơ và có những câu chuyện cổ tích làm say đắm lòng người.
Núi Pắc Tạ như hình chú voi bên nậm sừng sững cao chọc trời, giữa lòng hồ thủy điện mênh mông là dấu ấn huyền thoại xưa để lại.
Du thuyền trên hồ
Tương truyền, xưa kia nơi đây là khu rừng rậm có rất nhiều loại động vật quý hiếm, trong đó có hàng trăm con voi sống thành bầy đàn. Voi to và khỏe nên nhân dân trong vùng thuần dưỡng chúng làm sức kéo chuyên trở hàng hóa và làm phương tiện đi lại. Năm ấy, vùng đất Na Hang có giặc ngoại xâm, nhân dân trong vùng đã tập trung tất cả binh lực dồn cho cuộc chiến, trong đó có cả những đàn voi ra trận. Thế nhưng, trong đàn có một con voi đực hết sức hung dữ, không ai có thể thuần phục được, bao nhiêu tướng lĩnh giỏi cũng phải lắc đầu bó tay. Một người quản tượng ở xa tới xin đảm nhiệm công việc này.
Video đang HOT
Hoàng hôn
Ngày đầu, ông cho dân bản chặn tất cả dòng suối xung quanh vùng voi sinh sống, vài ba ngày sau voi khát không có nước uống, ông cho đổ thức uống có cồn vào các hốc đá, voi lần đến đấy uống để thay nước. Năm ngày, mười ngày lâu dần voi thành quen với thức uống có cồn và người quản tượng. Ông có thể đặt bành lên lưng voi và điều khiển theo mệnh lệnh – từ đó dân bản đặt tên là “voi”. Ngày xuất trận, “voi” hùng dũng đi đầu xông trận dày xéo quân giặc chết như ngả rạ. Thắng trận, nhà vua phong cho “voi ” là voi quận công và mở tiệc linh đình thiết đãi các tướng sĩ. “Voi” thỏa sức, uống hết nậm này đến nâm khác, cho đến khi say quá và tắt thở chết. Lạ thay, voi chết mà vẫn đứng sừng sững oai phong như lúc xung trận. Đêm đó, trời đổ mưa to, sấm chớp, gió rít ào ào như sự tiếc thương của dân bản dành cho “voi”. Sáng ra mọi người ngỡ ngàng thấy cả voi và nậm hóa đá như núi Pắc Tạ bây giờ.
Dưới chân núi Pắc Tạ còn có ngôi đền linh thiêng, xây dựng từ đời nhà Trần, càng làm cho núi Pắc Tạ thêm linh thiêng huyền bí, nên còn gọi là “ Tạ sơn huyền sử”.
Mây vờn núi Pắc Tạ
Ngày nay, núi Pắc Tạ là điểm du lịch hấp dẫn cho du khách, có thể du thuyền trên lòng hồ tham quan công trình thủy điện, vào đền thắp hương cầu nguyện hay trải nghiệm du lịch sinh thái nhiều ngày trong những cánh rừng nguyên sinh. Nhiều nhà thơ, nhà văn, các nghệ sĩ nhiếp ảnh tới đây bằng cảm xúc đã sáng tác và đặt cho núi Pắc Tạ một tên gọi mới: “Bầu sữa mẹ”.
Ruộng bậc thang Hồng Thái, Tuyên Quang
Ruộng bậc thang mùa nước đổ, mùa lúa chín đã và đang là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của xã Hồng Thái (huyện Na Hang, Tuyên Quang), thu hút du khách xa gần tới tham quan, chiêm ngưỡng.
Vào cuối tháng 3, những triền ruộng bậc thang Hồng Thái đầy ắp nước từ những khe lạch nhỏ trên núi cao đổ về, lung linh như những tấm gương phản chiếu, nối dài tới tận chân trời. Mùa lúa chín vào tháng 9, tháng 10, thời gian này, các cánh đồng lúa đồng loạt chuyển sang sắc vàng rực rỡ. Từng dải sóng vàng uốn lượn bên sườn núi đã làm mê hoặc không biết bao nhiêu người.
Với lịch sử gần hai trăm năm, toàn xã có tổng diện tích ruộng bậc thang trồng lúa là 82ha, tập trung nhiều nhất tại các thôn: Khau Tràng 30ha, Pắc Khoang 10ha, Nà Mụ hơn 10ha, đất phân bố suốt dọc con đường liên xã, quanh khu vực trung tâm xã Hồng Thái. Ruộng có khi nằm cheo leo trên lưng chừng núi, sát đường đi, có khi nối liền từ đỉnh núi xuống tận khe suối với độ cao hàng 100m. Những cánh đồng bậc thang nơi đây được đánh giá là một trong những danh thắng bậc thang vào loại đẹp nhất huyện, được đánh giá là một "công trình lao động sáng tạo vĩ đại" của người Dao Tiền.
Đứng từ trên cao có thể quan sát được toàn cảnh những triền ruộng bậc thang mênh mông, nối dài ngút tầm mắt. Những thửa ruộng xếp tầng, xếp lớp trải rộng khắp các quả đồi, từ chân lên đến đỉnh, nối từ đồi này sang đồi khác tạo nên một vẻ đẹp diễm lệ như một thiên đường ẩn hiện trong mây.
Có một điều dễ cảm nhận được khi đến đây là dường như với bàn tay lao động và sự cần cù của mình người Dao Tiền có thể biến mọi loại địa hình đồi núi, tận dụng tất cả nơi có đất để làm ruộng bậc thang. Có những chỗ gần như cả một quả đồi là những thửa ruộng bậc thang nhỏ vài ba mét vuông, xung quanh là đá, nơi phải dùng cuốc cày, bừa rồi dẫn nước vào cấy.
Ở những khu đồi thấp, độ dốc không lớn và có nhiều mặt bằng, chiều ngang thửa ruộng rộng hơn, có nơi lên đến hàng chục mét, nhưng đa phần ruộng của người Dao Tiền thường hẹp, chỉ vừa đủ một hoặc hai đường bừa. Cũng tùy vào địa hình mà độ dài ngắn của mỗi thửa ruộng cũng khác nhau, có những thửa dài chỉ độ 3 - 4m lại có những thửa uốn lượn qua rất nhiều khúc cua, nối từ sườn đồi này sang sườn đồi khác. Độ cao của mỗi thửa ruộng cũng không cố định, thông thường khoảng cách giữa ruộng trên với ruộng dưới từ 1m - 2m.
Bờ ruộng có độ rộng khoảng 20 - 30cm, thông thường được đắp ở ngay mép ruộng, nhưng tại những khu ruộng có độ dốc lớn và kết cấu không chắc chắn hay bị sạt bờ, đồng bào phải lấy cuốc đào sâu vào chân ruộng rồi dùng đá kè chặt từ mặt ruộng dưới lên cao sát với mép ruộng sau đó lấy đất đắp lên trên kè đá làm bờ ruộng.
Các thửa ruộng bậc thang thường rất hẹp nhưng mỗi quả đồi thường có khoảng từ 10 đến 20 thửa ruộng, có nơi còn lên tới hơn 30 bậc, độ cao của mỗi thửa trung bình từ 1,5 - 2m. Do đặc điểm là núi cao, những khu ruộng lại được bao bọc bởi rừng cây, tại những điểm tiếp giáp giữa hai quả đồi thường là những khe nước chảy, đây chính là nơi cung cấp nguồn nước chủ yếu cho mùa vụ của đồng bào.
Từ bao đời nay, đồng bào Dao tiền ở xã Hồng Thái, bằng đôi tay khéo léo, cần cù đã khắc tạc giữa đất trời những kiệt tác ruộng bậc thang tựa như những bức tranh thiên nhiên kỳ thú, hữu tình. Đây là điểm đến chắc chắn du khách có thể cảm nhận một cách trọn vẹn nhất phong cảnh thiên nhiên hữu tình cũng như cuộc sống của người dân tộc Dao Tiền.
"Hạ Long giữa chốn đại ngàn" Khu du lịch sinh thái Na Hang - Lâm Bình (Tuyên Quang) nằm ở nơi hội tụ của sông Gâm và sông Năng, giáp với hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn). Địa hình chủ yếu là những dãy núi cao cùng những hồ nước lớn trên núi đã tạo cho nơi đây vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ. Tới đây, du khách sẽ...