Quyền phòng vệ chính đáng của Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang cậy đến vũ lực để leo thang, lấn tới trên biển Đông và trong hoàn cảnh đó, Việt Nam hoàn toàn có quyền phòng vệ chính đáng.

Quyền phòng vệ chính đáng của Việt Nam - Hình 1

Tàu TQ (phải) tấn công tàu VN ngày 8.5 – Ảnh: Mai Thanh Hải

Suốt mấy ngày qua, đã có nhiều chính khách và chuyên gia cực lực lên án, bày tỏ lo ngại vụ Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển VN, tấn công tàu Việt Nam và còn triển khai tàu quân sự, chiến đấu cơ để thị uy, đe dọa. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Myanmar ngày 11.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu chi tiết về hành vi nguy hiểm của TQ:”Từ ngày 1.5.2014 TQ ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển VN và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của TQ đã rất hung hăng b.ắn vòi nước có cường độ mạnh và đ.âm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của VN, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông”.

Về hành vi không thể chấp nhận của TQ, xin giới thiệu với bạn đọc bài phân tích dựa trên cuộc phỏng vấn với hai chuyên gia hàng hải quốc tế thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương (Hawaii, Mỹ): Tiến sĩ Alexander Vuving và tiến sĩ Mohan Malik dành riêng cho Báo Thanh Niên. Tựa đề do Thanh Niên đặt.

Với sức mạnh quân sự và tiềm lực kinh tế hiện có, TQ luôn tin rằng mình có quyền bất chấp luật pháp cũng như các chuẩn mực quốc tế. Việc đặt giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển VN là một thông điệp thể hiện tham vọng bá quyền trên biển Đông. Thông điệp này không chỉ gửi đến những nước liên quan trực tiếp như VN, Philippines mà còn cả Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác. Động thái này cũng cho thấy TQ rất tự tin là cả những nước nhỏ lẫn siêu cường như Mỹ đều sẽ không dùng đến vũ lực để chống lại chiến lược phục vụ tham vọng biến biển Đông thành ao nhà của mình.

Việc thị uy và đe dọa vũ lực luôn được TQ coi là một lợi thế, trên cả đàm phán và ngoại giao, để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, khi phải đương đầu với hành vi vi phạm chủ quyền trắng trợn thì các nước khác không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả thích hợp, theo đúng luật pháp quốc tế. Trong vụ giàn khoan Hải Dương-981 cũng vậy. Nếu VN không điều tàu cảnh sát biển ra ngăn chặn TQ đặt giàn khoan thì nước này sẽ chỉ càng thêm lấn lướt trong việc khẳng định cái gọi là chủ quyền trên biển Đông và củng cố cơ sở cho yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của mình. Ngoài ra, có thể khẳng định việc TQ cho tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển VN là đi ngược lại tinh thần luật pháp quốc tế và Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (DOC).

Xung đột quân sự ít khả năng xảy ra vì không bên nào muốn bị quy kết là gây hấn trước. Tuy nhiên, viễn cảnh xấu nhất cho tình hình hiện nay là nguy cơ TQ sẽ dần dà và lặng lẽ chuyển đổi tình trạng hiện nay thành một “hiện trạng mới”. Theo đó, qua thời gian, nếu không gặp bất cứ sự phản đối quyết liệt nào, TQ sẽ cho rằng các bên liên quan đã vô tình đồng ý với cái họ gọi là “chủ quyền” trên biển Đông. Với hiện trạng mới này, chẳng những TQ mặc nhiên xem mình sở hữu phần lớn biển Đông, mà còn nghĩ rằng hầu hết thế giới cũng công nhận điều này. Đây là một viễn cảnh có ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng và khổng lồ đối với chính trị và an ninh trên thế giới.

Video đang HOT

Những kinh nghiệm lịch sử cho thấy TQ luôn đưa ra lời đề nghị đàm phán sau khi đã chiếm đóng phần lãnh thổ của nước khác, nhằm hợp pháp hóa sự chiếm đóng này và buộc bên kia nhân nhượng. Do vậy, trong trường hợp giàn khoan Hải Dương-981, bất kỳ cuộc đàm phán nào diễn ra trong bối cảnh giàn khoan chưa được đưa ra khỏi vùng biển VN đều sẽ gây phương hại đến vị thế và quyền lợi của VN về lâu dài. Nói cách khác, VN cần cương quyết không chấp nhận đàm phán nếu như giàn khoan Hải Dương-981 vẫn còn nằm trong vùng biển của mình.

Nhật ủng hộ ASEAN về biển Đông Ngày 12.5, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định Nhật ủng hộ lời kêu gọi của các lãnh đạo ASEAN rằng các bên tham gia tranh chấp ở biển Đông nên kiềm chế và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc dùng vũ lực, theo Kyodo News. Lời kêu gọi nằm trong tuyên bố Naypyitaw được đưa ra sau kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Myanmar trong bối cảnh TQ ngang nhiên xâm phạm chủ quyền VN. Ông Suga còn tuyên bố Nhật “quan ngại sâu sắc” về tình trạng căng thẳng dâng cao do “hoạt động khoan dầu đơn phương của TQ”. Trước đó, tờ The Sydney Morning Herald dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho hay Úc đang theo dõi sát sao tình hình biển Đông. Những thông tin nói trên là bằng chứng rõ ràng nhất để bác bỏ tuyên bố ngược ngạo, vu cáo do phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Doanh đưa ra ngày 12.5 rằng VN “sẽ thất bại trong việc lôi kéo các nước khác về tranh chấp chủ quyền” ở biển Đông.

Theo TNO

VN thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?

Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều.

LTS: Trong những lúc đất nước gặp khó khăn nguy hiểm, luôn cần những tiếng nói từ nhiều trái tim và khối óc cùng chia sẻ mối quan tâm, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tiếp loạt bài hiến kế của các nhân sĩ trí thức Việt, Tuần Việt Nam xin giới thiệu ý kiến của ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE)

Đâu là "cái phanh" xung đột?

Tìm ra một giải pháp tránh xung đột ở Biển Đông là không dễ dàng. Trung Quốc muốn thâu tóm Biển Đông để vươn ra thế giới, trở lại thời hoàng kim là "trung tâm của thiên hạ". Mỹ không muốn điều này xảy ra nhưng không thể tự mình "bảo vệ" Biển Đông nếu các nước có tranh chấp như Việt Nam không phải là đồng minh. Như vậy, nếu Việt Nam nghiêng về Trung Quốc thì việc mất Biển Đông và lệ thuộc vào họ là điều nhãn t.iền. Còn Việt Nam nghiêng về phía Mỹ thì tự biến mình thành tuyến đầu chống Trung Quốc, đẩy dân tộc vào nguy cơ xung đột nhiều rủi ro.

Theo lý thuyết thì nếu thương mại giữa hai nước tăng thì chiến tranh sẽ khó xảy ra vì các ràng buộc về kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thương mại Việt-Trung thì nó không phải là "cái phanh" để ngăn cản xung đột. Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2011 là 35,7 tỉ USD, tuy nhiên Việt Nam bị nhập siêu gần 13 tỉ USD từ Trung Quốc. Thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 18% tổng thương mại của Việt Nam, nhưng chưa đến 1% trong tổng số 3,87 nghìn tỉ đô thương mại của Trung Quốc. Rõ ràng, Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn, và việc cắt đứt thương mại giữa hai nước sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn đến Trung Quốc.

VN thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào? - Hình 1

Giàn khoan CNOOC 981 của Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: THX

Dường như Việt Nam đang yếu thế trong việc đàm phán với Trung Quốc vì bị lệ thuộc trên mọi mặt trận từ kinh tế, chính trị đến an ninh. Rất không may, Việt Nam không có gì đủ hấp dẫn để đàm phán với Trung Quốc vì Biển Đông quá quan trọng với họ. Việt Nam cũng không thể bỏ Biển Đông vì Biển Đông cũng quá quan trọng với Việt Nam. Nếu mất Biển Đông coi như Việt Nam mất cửa đi ra thế giới, mất cơ hội phát triển, và mất lợi ích kinh tế từ Biển. Trong trường hợp này, liệu Việt Nam có phải "lên thuyền" với các quốc gia khác để cân bằng lại với Trung Quốc?

ASEAN có thể giúp Việt Nam giữ Biển Đông? Câu trả lời dường như là không vì hiện tại ASEAN chỉ có thể là một cơ chế giúp Việt Nam và các nước lớn truyền tin và đàm phán, còn bản thân nó không thể là "con thuyền" đủ lớn và vững chắc chịu được sức ép từ Trung Quốc. Như vậy, "con thuyền" còn lại dường như là Mỹ để Việt Nam có thể dựa vào?

Mỹ và Việt Nam có chung lợi ích đó là tự do hàng hải và ổn định ở Biển Đông. Trong những ngày qua, người phát ngôn Nhà trắng và các thượng nghị sĩ uy tín nhất của Mỹ như John McCain và Patrick Leahy liên tục đưa ra các tuyên bố lên án hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển đông. Tuy nhiên, vẫn có những rào cản để Mỹ và Việt Nam trở thành đồng minh.

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam có những e ngại về cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích của Việt Nam. Điều này có cơ sở vì lợi ích của Mỹ trong mối quan hệ với Trung Quốc rất lớn, và rõ ràng động lực lớn nhất để Mỹ hành động là lợi ích quốc gia của họ. Thứ hai, việc trở thành đồng minh của Mỹ cũng đồng nghĩa với việc nằm cạnh miệng hố chiến tranh với Trung Quốc. Việt Nam muốn tránh điều này bằng mọi giá vì chiến tranh đã tàn phá đất nước này quá nhiều.

Về phía mình, Mỹ dù có muốn cũng khó làm đồng minh chiến lược của Việt Nam vì những khác biệt về chính trị và bất đồng quan điểm về nhân quyền. Chính vì vậy, dù Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong bàn cờ chiến lược của mình ở châu Á, Mỹ khó lòng tiến xa hơn và gửi quân ứng cứu Việt Nam trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc.

Thêm vào đó, Việt Nam đóng vai trò không đáng kể trong phát triển kinh tế của Mỹ. Thương mại với Việt Nam chỉ chiếm dưới 0,65% tổng thương mại của Mỹ, so 13% thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Rõ ràng, lợi ích kinh tế của Mỹ với Trung Quốc lớn hơn với Việt Nam nhiều, đặc biệt khi Mỹ lại đang nhập siêu hàng năm từ Việt Nam gần 15 tỉ USD vào năm 2011 và ngày càng tăng.

Con đường nào cho Việt Nam?

Có một lợi ích mà cả Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam đều chia sẻ đó là hòa bình và ổn định ở Biển Đông và châu Á. Cho dù cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn Việt Nam đứng về phía mình, nhưng họ cũng tạm hài lòng với hiện trạng.

Trung Quốc muốn Việt Nam ổn định nhưng không đủ mạnh để thách thức được họ. Việt Nam không được là "sân sau" của ai và nếu phục tùng/phụ thuộc vào Trung Quốc thì càng tốt. Mỹ muốn Việt Nam là liên minh để duy trì vai trò lãnh đạo ở Châu Á, nhưng không muốn gánh vác trách nhiệm bảo vệ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khác biệt về chế độ chính trị và giá trị quốc gia.

Tuy nhiên, duy trì hiện trạng mắc kẹt này không phải là điều tốt cho Việt Nam. Với chiến lược "từng bước một" Trung Quốc sẽ dần dần áp đặt sự kiểm soát của mình lên Biển Đông mà không cần đến chiến sự. Chiến lược này sẽ làm cho Việt Nam phân tâm, mệt mỏi và bất lực trước sự "gặm nhấm" của Trung Quốc. Hoa Kỳ, đôi khi sẽ lên tiếng "quan ngại sâu sắc" sau mỗi lần Trung Quốc gây hấn, nhưng không thể thách thức Trung Quốc trực tiếp vì Việt Nam không là đồng minh và những bước lấn "không đủ lớn để động binh". Điều này không ảnh hưởng đến cân bằng chiến lược toàn cầu ngay, nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Việt Nam.

Rõ ràng Việt Nam cần tự thoát khỏi thế kìm kẹp này bằng cách tự đổi mới mình. Là nước nhỏ trong tranh chấp, Việt Nam nhận được sự cảm thông toàn cầu trước o ép từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, thế giới vẫn nhìn Việt Nam như là một đồng minh chia sẻ tư tưởng và ý thức hệ với Trung Quốc. Vì vậy, sự cảm thông với Việt Nam chưa vững chắc vì không dựa trên nền tảng giá trị chung. Việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều, vì bên cạnh tính hợp pháp của chủ quyền Việt Nam có ở Biển Đông, lợi ích kinh tế, đầu tư, và tâm lý nghi ngờ và e ngại Trung Quốc, nền tảng giá trị sẽ là điểm tựa cho việc bênh vực Việt Nam.

Sự tự cải tổ này sẽ gây khó chịu cho Trung Quốc nhưng sẽ không là nguyên nhân để Trung Quốc gây chiến với Việt Nam. Ngược lại Trung Quốc sẽ mong Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế "trung lập" vì Việt Nam đã là một phần của các giá trị toàn cầu. Khi đó, Việt Nam sẽ "thông lưu" với các nước về kinh tế, chính trị và xã hội nhưng vẫn có thể tiếp tục hữu hảo với Trung Quốc.

Trong vị thế của một nước độc lập và bình đẳng thực sự, việc duy trì hòa bình và chủ quyền ở Biển Đông có nhiều cơ hội thành công hơn.

Theo Vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Cháy nhà ở kết hợp kinh doanh đồ chơi xe điện ở Hà Nội lúc rạng sáng
09:39:13 03/07/2024
Thăm hỏi các nạn nhân vụ xe khách lao xuống vực ven Quốc lộ 28
13:00:14 02/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
Truy tìm kẻ chiếm đoạt t.iền ủng hộ hai cha con bán rau bị tai nạn
10:06:25 02/07/2024
Đình chỉ hoạt động giáo dục của Trường Quốc tế Mỹ
12:40:31 02/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn
09:39:22 03/07/2024
Trẻ dưới 13 t.uổi có được làm thêm vào dịp hè?
09:36:04 02/07/2024

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
Lộ diện 2 kẻ ẩn nấp bí ẩn bên thiên hà chứa Trái Đất
05:00:35 04/07/2024

Tin mới nhất

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

08:51:10 03/07/2024
Chính nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, nên ý thức phòng, chống SXH của người dân ngày càng nâng lên.

Làm rõ vụ taxi chạy ngược chiều, lạng lách trên đường Phạm Hùng

21:51:03 02/07/2024
Tối 2/7, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) làm rõ được đối tượng có hành vi điều khiển xe taxi chạy ngược chiều và lạng lách ô tô gây náo loạn trên đường Phạm Hùng.

Phát hiện người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân - Vũng Tàu

20:56:10 02/07/2024
Ngày 2/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tiếp nhận, thụ lý điều tra vụ việc một người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân, phường 8, TP Vũng Tàu.

Xoá tư cách Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân liên quan đến vụ cháy chung cư mini

12:58:16 02/07/2024
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh (44 t.uổi, chủ chung cư mini nơi xảy ra vụ cháy) về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đưa t.hi t.hể nạn nhân cuối cùng ra ngoài

12:56:02 02/07/2024
Nạn nhân được xác định là anh M.V.T (trú tại xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn). Do toàn bộ khu vực sự cố bị che lấp bởi các tảng đá lớn, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã quyết định tiếp cận nạn nhân từ phía trên cửa hang.

Phú Thọ: Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Đà tại xã Dân Quyền

12:52:37 02/07/2024
Công trình dự kiến khởi công từ đầu tháng 7/2024, yêu cầu xử lý khẩn cấp, có khối lượng thi công lớn, thời gian thi công ngắn (hoàn thành xong trước ngày 30/10).

Điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cửa hàng đồng giá ở Bình Dương

12:46:36 02/07/2024
Trước đó, vào lúc 18 giờ 32 phút ngày 1/7, Công an tỉnh Bình Dương nhận tin báo xảy ra cháy tại hộ kinh doanh cửa hàng đồng giá, địa chỉ số 164/10A, đường Lê Hồng Phong, khu phố Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An.

Quảng Ninh cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

12:43:33 02/07/2024
Đối với việc thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần xác định đầy đủ chính xác về đối tượng, mức hỗ trợ, khối lượng theo đúng quy định của pháp luật.

Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước từ hôm nay, 1-7

21:49:03 01/07/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận căn cước như giấy bị cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa...

Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2024 tác động trực tiếp tới người đi xe máy

21:23:50 01/07/2024
Người đi xe máy có thể không cần mang theo giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe dạng bản giấy mà chỉ cần xuất trình tại ứng dụng VNeID từ ngày 1/7.

Có thể bạn quan tâm

Hoang sơ Hòn Nưa (Phú Yên)

Du lịch

08:21:07 04/07/2024
Trên đường thiên lý Bắc- Nam, qua Đèo Cả quanh co, trong lúc thỏa sức thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên kỳ thú: bên này là sườn núi dựng đứng, bên kia là biển xanh bao la

Mách các nàng cách diện đồ chiết eo đẹp

Thời trang

08:06:12 04/07/2024
Hãy diện đồ chiết eo theo 4 cách này, các cô gái sẽ có bảo bối giúp tạo điểm nhấn cho trang phục, che đi khuyết điểm ở vòng 2.Chiếc váy hoặc áo chiết eo sẽ khiến set đồ của bạn đặc biệt hơn, đồng thời tạo điểm nhấn tôn lên vóc dáng cho ...

EURO 2024: N'Golo Kante - Câu chuyện cậu bé nhặt rác, đến bài học về khát khao làm nên lịch sử

Sao thể thao

07:29:44 04/07/2024
Sau khi Pháp giành chiến thắng ngạt thở trước đội Bỉ tại vòng 1/8 giải EURO 2024, có một cái tên đã đi vào lịch sử bóng đá châu Âu.

'Ma nữ đẹp nhất Thái Lan' hóa thân cô gái Việt

Phong cách sao

07:09:25 04/07/2024
Diễn viên Mai Davika gây sốt mạng xã hội khi diện áo dài, đội mấn, tái hiện hình ảnh người phụ nữ Việt. Tạo hình này được nhiều tín đồ thời trang, makeup trong nước hưởng ứng.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

Thế giới

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Tăng Thanh Hà U40 có làn da đẹp không tì vết nhờ vào một cách đơn giản

Làm đẹp

07:04:06 04/07/2024
Những sản phẩm dược mỹ phẩm organic luôn chứa các thành phần cực kỳ lành tính và an toàn tuyệt đối cho làn da, vì vậy Hà Tăng rất yên tâm về hiệu quả và độ an toàn mà chúng mang lại.

"Biệt đội vá đường đêm" của trung uý công an xã

Netizen

06:46:11 04/07/2024
Thường xuyên chứng kiến cảnh người dân bị ngã xe khi qua những đoạn đường hư hỏng, nhiều ổ voi ổ gà, trung uý công an Lê Tuấn Thành đã lập nên Biệt đội vá đường đêm .

Nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy ra mắt chuỗi sự kiện âm nhạc, chọn Tăng Phúc mở màn

Nhạc việt

06:44:13 04/07/2024
Mới đây, buổi ra mắt và giới thiệu tour diễn âm nhạc Từ đây... Từ nay được tổ chức tại Phòng trà Bến Thành, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam.

Lisa 'nói kháy' Jennie, ngầm hạ bệ BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

06:43:24 04/07/2024
Tuy nhiên, ca khúc ra mắt không lâu đã vướng loạt tranh cãi nghiêm trọng. Dù đạt được thành tích cao nhờ fandom mạnh nhưng ROCKSTAR vẫn khiến công chúng thất vọng.

Xem Esports World Cup 2024 ở đâu? Link trực tiếp EWC 2024

Mọt game

06:42:21 04/07/2024
Sự kiệnEsports World Cup 2024diễn ra tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê-út từ ngày 28/06 - 25/08. Ở thời điểm hiện tại, cộng đồng game thủ Việt Nam đang cực kỳ quan tâm đến giải đấu con thuộc sự kiện này: LOL Esports World Cup 2024.

Chú gà nhận dạng được chữ cái, số và màu sắc

Lạ vui

06:42:15 04/07/2024
Bác sĩ thú y Emily Carrington ở đảo Gabriola cho biết bà đã mua năm con gà hyline vào năm ngoái để sản xuất trứng và bà đã sớm bắt đầu huấn luyện đàn gà mái nhận dạng các chữ cái và số.