‘Quyền phó tổng thống’ Myanmar kêu gọi chống chính quyền quân sự
Mahn Win Khaing Than, chủ tịch thượng viện Myanmar bị lật đổ, lần đầu lên tiếng và kêu gọi người dân chung tay phản đối chính quyền quân sự.
“Đây là thời khắc đen tối nhất của đất nước, cũng thời giây phút bình minh sắp ló rạng. Cuộc cách mạng là cơ hội để chung sức thành lập nền dân chủ liên bang mà tất cả những người anh em của mọi sắc tộc đều mong muốn”, ông Mahn Win Khaing Than, người được đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) bổ nhiệm làm “ quyền phó tổng thống Myanmar”, viết trên Facebook hôm 13/3.
Mahn Win Khaing Than, người được NLD bổ nhiệm làm “quyền phó tổng thống”. Ảnh: MNA .
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên ông Mahn Win Khaing Than, chủ tịch thượng viện Myanmar bị lật đổ, lên tiếng kể từ khi được ủy ban đại diện các nghị sĩ của NLD bổ nhiệm làm “quyền phó tổng thống”. Động thái được đánh giá chỉ mang tính biểu tượng bởi quân đội Myanmar đang nắm quyền. Hiện nơi ở của ông không được tiết lộ.
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh thêm 12 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối quân đội tiếp quản quyền lực ở Myanmar.
Chính quyền quân sự Myanmar chưa bình luận về phát biểu. Ủy ban đại diện các nghị sĩ bị lật đổ của NLD trước đó bị liệt vào danh sách tổ chức trái phép, những người tham gia có thể bị buộc tội phản quốc.
Myanmar rơi vào khủng hoảng sau khi quân đội lấy cớ xảy ra gian lận bầu cử để tiến hành đảo chính, bắt giam bà Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính quyền dân sự hôm 1/2. Hàng trăm nghìn người Myanmar đã biểu tình phản đối đảo chính kể từ đó. Theo Liên Hợp Quốc, bạo lực đã khiến hơn 80 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Bộ Thương mại Mỹ tuần trước áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Myanmar, cũng như hai tập đoàn có quan hệ với quân đội. Washington cảnh báo áp đặt thêm biện pháp trừng phạt đối với chính quyền quân sự nếu họ “không chấm dứt chiến dịch đàn áp”.
Thêm 6 người biểu tình Myanmar chết
Ít nhất hai người bị cảnh sát bắn chết ở Myanmar đêm qua, khi các nhà hoạt động kêu gọi tổ chức thêm biểu tình để kỷ niệm ngày giỗ của sinh viên bị giết năm 1988.
Đám đông người biểu tình tập trung bên ngoài đồn cảnh sát Tharketa ở Yangon để yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt. Lực lượng an ninh nổ súng khiến hai người chết, trang tin địa phương DVB News đưa tin.
Vợ của một người biểu tình chết hôm 11/3 đau buồn tại đám tang ngày 13/3. Ảnh: AFP .
Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ những hình ảnh kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình phản đối chính quyền quân sự và kỷ niệm ngày giỗ của Phone Maw, người bị lực lượng an ninh bắn chết năm 1988 trong Viện Công nghệ Rangoon.
Cái chết của anh này và của một sinh viên khác vài tuần sau đó đã làm dấy lên các cuộc biểu tình rộng rãi chống lại chính quyền quân sự được gọi là chiến dịch 8-8-88, vì chúng đạt đỉnh điểm vào tháng 8 năm đó. Ước tính khoảng 3.000 người thiệt mạng khi quân đội trấn áp biểu tình.
Aung San Suu Kyi nổi lên như một biểu tượng dân chủ trong phong trào và bị quản thúc tại gia trong gần hai thập kỷ. Bà được trả tự do vào năm 2008 khi quân đội bắt đầu cải cách dân chủ. Đảng NLD của bà đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào năm 2015 và một lần nữa vào tháng 11/2020. Tuy nhiên, ngày 1/2, quân đội lật đổ chính phủ dân sự, bắt bà và một số thành viên nội các, tuyên bố có gian lận trong cuộc bầu cử.
Theo Liên Hợp Quốc, bạo lực quân đội và cảnh sát đã khiến hơn 80 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Mỹ đang nỗ lực liên lạc với Suu Kyi và các quan chức dân sự bị quân đội bắt, sau khi hai quan chức NLD chết bất thường.
Mỹ cho dân Myanmar lánh nạn Chính phủ Mỹ cho biết công dân Myanmar không thể về nước do tình trạng bạo lực có thể ở lại theo diện "bảo vệ có thời hạn". "Do cuộc đảo chính quân sự và hành vi bạo lực của lực lượng an ninh nhằm vào dân thường, người Myanmar đang chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp và tồi tệ ở...