Quyền lực ông Tập sẽ kéo dài nhờ sửa hiến pháp?
Đảng Cộng Sản Trung Quốc vừa đề xuất loại bỏ một điều khoản trong hiến pháp về việc giới hạn 2 nhiệm kỳ đối với chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước.
Theo Tân Hoa xã, ngày 25.2, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề xuất bỏ nội dung quy định mỗi chủ tịch “không được phục vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm, vốn được nêu trong hiến pháp Trung Quốc.
Ngoài ra, Ủy ban Trung ương cũng đề xuất đưa “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc trong thời đại mới” vào hiến pháp. Nếu tên và tư tưởng Tập Cận Bình được nêu trong hiến pháp Trung Quốc, thẩm quyền của nhà lãnh đạo Trung Quốc được cho là sẽ nâng cao hơn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Các đề xuất trên sẽ được đệ trình trong kỳ họp quốc hội thường niên vào ngày 5.3 và chờ được Quốc hội Trung Quốc thông qua.
Nếu đề xuất của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc bỏ giới hạn nhiệm kỳ được thông qua, ông Tập Cận Bình có thể sẽ tiếp tục được giữ cương vị Chủ tịch sau năm 2023, sau hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 2013.
Video đang HOT
Một khi ông Tập muốn nắm quyền lực hơn 2 nhiệm kỳ thì “người bạn tốt” của ông – Tổng thống Nga Vladimir Putin chính là hình mẫu lý tưởng. Ông Puitn đã thành công trong việc duy trì quyền lực hơn 15 năm qua khi “luân chuyển” giữa vị trí tổng thống và thủ tướng.
Ông Tập bắt đầu lãnh đạo Trung Quốc từ năm 2012 và đến nay đã nắm giữ các vị trí quan trọng nhất trong đảng và quân đội. Ông được xem là chủ tịch quyền lực nhất của Trung Quốc từ thời ông Mao Trạch Đông.
Nhiều nhà phân tích khẳng định rằng việc kéo dài thời gian lãnh đạo đất nước cũng sẽ giúp Chủ tịch Tập Cận Bình theo đuổi các mục tiêu hoài bão về việc “chấn hưng dân tộc Trung Quốc” và tăng gấp đôi thu nhập bình quân thu nhập đầu người năm 2010 vào năm 2020 – đúng thời điểm Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản.
Theo An Nhiên (Báo Đất Việt)
Putin áp cấm vận dội "gáo nước lạnh" vào Triều Tiên?
Triều Tiên dường như đang ngày càng cảm thấy khó khăn vì không chỉ Trung Quốc mà cả quốc gia láng giềng Nga cũng áp đặt biện pháp cấm vận cứng rắn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo Daily Star, việc Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp cấm vận với Triều Tiên được coi là đòn giáng mạnh vào Bình Nhưỡng, nơi lâu nay vẫn coi Nga là "người bạn tin cậy nhất".
Trong diễn biến mới nhất, Nga thông báo sẽ không hợp tiếp tục hợp tác với Triều Tiên trong các dự án chung giữa hai nước. Nhưng những dự án đang diễn ra liên quan đến thương mại và kinh tế sẽ không bị đóng băng hoàn toàn, Bộ trưởng Phát triển vùng Viễn Đông Nga Alexander Galushka nói.
Theo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Moscow gần như ngừng cung cấp cho Triều Tiên các công nghệ có thể được sử dụng để chế tạo tên lửa đạo đạo tầm xa. Tất cả các tàu được cho là có liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng sẽ bị cấm đi vào các cảng biển của Nga.
Lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ giữa Nga và Triều Tiên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Triều Tiên còn bị hạn chế tiếp cận "các mặt hàng xa xỉ" như thảm và đồ sứ có giá trị tương đương 500 USD và 100 USD. Ngoài ra, Triều Tiên cũng không thể sử dụng bất cứ bất động sản nào ở Nga ngoại trừ các cơ sở ngoại giao và lãnh sự quán.
Theo một quan chức cấp cao Triều Tiên từng bỏ trốn sang nước ngoài năm 2014, Nga được coi là đối tác hàng đầu của Triều Tiên trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc ngày càng suy giảm.
Xích lại gần Nga được coi là ưu tiên hàng đầu của Triều Tiên, nhưng chiến lược này đã bị dội "gáo nước lạnh".
Cựu quan chức Triều Tiên đào tẩu sang Mỹ Ri jong-ho nói nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng tổ chức cuộc họp khẩn vào năm 2014, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hàn Quốc mà không qua Bình Nhưỡng.
Ông Ri nói, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã yêu cầu các quan chức phải tập trung toàn lực, mở cánh cửa hợp tác thương mại và kinh tế với Nga. Tuy vậy, cho đến nay, kế hoạch này vẫn chưa đem lại hiệu quả vì rào cản hợp tác Nga-Triều Tiên.
"Triều Tiên rất muốn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, nhưng không có tiền thì không ai cho không ai cái gì cả", ông Ri nói.
Một trong những thế mạnh của Triều Tiên ở Nga là lượng lao động dồi dào. Ước tính có 40.000-50.000 người Triều Tiên làm việc ở Nga, ông Ri cho biết. Những người này đem về một lượng ngoại tệ lớn cho đất nước.
Theo Daily Star, trong bối cảnh chiến lược xích lại gần Nga chưa thành công, Triều Tiên lại bị dội "gáo nước lạnh" vì sắc lệnh mới của Tổng thống Nga Putin. Bình Nhưỡng đang dễ bị tổn thương hơn khi hai đối tác hàng đầu là Trung Quốc và Nga đều quay lưng.
Theo Danviet
Nga - Trung nhất trí 'xử lý thỏa đáng' vụ thử hạt nhân của Triều Tiên Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Nga hôm nay thống nhất sẽ "xử lý thỏa đáng" vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra một thiết bị nhiệt hạch. Ảnh: KCNA. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3/9, bên lề hội nghị thượng...