Quyền lực màu trắng: Lý do người ủng hộ Clinton diện bạch phục đi bỏ phiếu
Người ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton đang rầm rộ phát động phòng trào mặc đồ trắng đi bỏ phiếu (#WearWhiteToVote) trên mạng xã hội. Phong trào này ẩn chứa nhiều ý nghĩa, bao gồm thông điệp mạnh mẽ về quyền bầu cử cũng như hình ảnh về người phụ nữ đầu tiên đại diện cho một chính đảng tranh cử ghế tổng thống.
Người ủng hộ bà Clinton đang kêu gọi diện trang phục màu trắng đi bỏ phiếu.
Phong trào mặc trang phục trắng đi bỏ phiếu (#WearWhiteToVote) được những người ủng hộ bà Clinton phát động mạnh chủ yếu trên mạng xã hội Facebook và Twitter.
Phong trào này gần giống với phong trào mặc áo vest đi bỏ phiếu mà người ủng hộ bà Clinton phát động vài tuần trước. Vest là loại trang phục yêu thích của ứng viên đảng Dân chủ khi nó phản ảnh hình ảnh của một người phụ nữ quyền lực.
Tuy nhiên, phong trào #WearWhiteToVote quy mô hơn, mang nhiều ý nghĩa về cả mặt lịch sử lẫn tính thời sự.
Một người ủng hộ phong trào #WearWhiteToVote mặc trang phục trắng đi bỏ phiếu
Theo đó, về mặt lịch sử, màu trắng là biểu tượng cho quyền bầu cử của phụ nữ bắt nguồn từ nước Anh năm 1908, khi Liên hiệp chính trị và xã hội phụ nữ chọn 3 màu làm đại diện cho cuộc biểu tình ở Công viên Hyde, London: màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, màu tím cho phẩm giá còn màu xanh lá cây tượng trưng cho hy vọng.
Video đang HOT
Trong những năm 1900, những phụ nữ đòi quyền bầu cử ở Mỹ cũng mặc trang phục màu trắng để tuần hành.
Sau khi được công nhận quyền bầu cử của phụ nữ, phong trào mặc đồ màu trắng đi bỏ phiếu từng nhiều lần được phát động lại để thể hiện sự đoàn kết và tôn vinh những thành tựu trong lịch sử.
Ngoài ra, khi bà Shirley Chisholm trở thành người Mỹ gốc phi đầu tiên được bầu vào quốc hội năm 1968, bà đã mặc một bộ đồ màu trắng.
Bà Shirley Chisholm trong trang phục trắng sau khi được bầu vào quốc hội Mỹ năm 1968.
Chưa hết, hàng nghìn phụ nữ cũng tổ chức diễu hành tại Washington để ủng hộ việc sửa đổi Quyền Bình đẳng năm 1978, họ cũng mặc đồ màu trắng.
Phụ nữ Mỹ diện trang phục trắng diễu hành tại Washington năm 1978
Năm 1984, khi bà Geraldine Ferraro trở thành ứng viên phó tổng thống đầu tiên, bà cũng mặc đồ màu trắng khi phát biểu diễn văn trước đông đảo công chúng.
Bà Geraldine Ferraro mặc vest trắng tại Đại hội đảng Dân chủ năm 1984 ở San Francisco, California
Trong đại hội đảng Dân chủ Mỹ ngày 28.7 khi bà Hillary Clinton chính thức trở thành ứng viên tổng thống đại diện cho đảng và trong cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ 3 hồi tháng 10 với đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump, bà Hillary Clinton cũng mặc một bộ vest trắng nhằm truyền tải thông điệp về nữ quyền một cách mạnh mẽ nhất.
Valerie Steele, giám đốc Bảo tàng tại Viện Công nghệ Thời trang (FIT) ở thành phố New York từng bình luận rằng việc bà Clinton sử dụng màu trắng để gây liên tưởng đến phong trào phụ nữ đòi quyền bầu cử có ý nghĩa rất to lớn.
“Đây là cách sử dụng quần áo để truyền thông điệp thông qua thị giác. Theo quan niệm phương Tây, màu trắng mang ý nghĩa về sự tinh khiết và đức hạnh, đại diện cho người tốt. Không phải ai cũng biết những người phụ nữ đòi quyền bầu cử trong quá khứ thường mặc đồ trắng, nhưng một khi họ đã biết, điều đó càng củng cố tầm quan mang tính lịch sử khi bà Hillary có khả năng trở thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên”, Steele nhấn mạnh.
Theo đó, ngày 8.11, chúng ta có thể sẽ chứng kiến thêm rất nhiều phụ nữ, những người ủng hộ bà Clinton diện trang phục màu trắng đi bỏ phiếu.”Việc lựa chọn một bộ đồ màu trắng cho cuộc tranh luận đã nhắc lại quá khứ không quá xa, khi những người phụ nữ mặc trang phục màu trắng để đấu tranh cho quyền được tự do bầu cử của mình”, Booth Moore, biên tập viên thời trang cao cấp của The Hollywood Reporter bình luận về việc bà Clinton mặc vest trắng trong cuộc tranh luận trực tiếp lần 3.
Theo Danviet
Tỷ phú Donald Trump đang cạn tiền cho chiến dịch tranh cử tổng thống
Theo Sputnik, các phương tiện truyền thông đưa tin, ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang cạn tiền cho chiến dịch tranh cử vì những nhà tài trợ lớn của Đảng Cộng hòa đã từ chối chuyển tiền cho thành viên cùng đảng quá nhiều tai tiếng này.
Theo dữ liệu của tờ The Wall Street Journal, trong tháng 10 này, ông Trump đã chi 10 triệu USD vào quảng cáo chính trị nhằm chống lại đối thủ chính của ông ta là ứng viên từ Đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Donald Trump, ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa. (Nguồn: Reuters)
Đến trước ngày bầu cử 8/11, Đảng Cộng hòa dự kiến dành 25 triệu USD cho quảng cáo vận động tại các bang mà cử tri vẫn chưa xác định xong các ứng viên. Tính cả những kinh phí này, ông Trump sẽ chi cho chiến dịch tổng cộng 66 triệu USD.
Như vậy, con số này ít hơn nhiều so với số liệu công bố ban đầu là 100 triệu USD mà ứng cử viên Trump lên kế hoạch chi tiêu hồi đầu năm.
Ứng cử viên Clinton chỉ trong 3 tuần tháng 10 đã nhận được 62 triệu USD tài trợ. Con số này nhiều gấp bốn lần so với khoản tiền ông Trump nhận được trong cùng kỳ.
Kể từ năm 2000, không có ứng cử viên nào từ Đảng Cộng hòa nhận mức kinh phí ít ỏi như vậy. Nhà bình luận chính trị Mikhail Taratuta nêu rõ: "Không một công ty nào trong danh sách top 100 của tạp chí Forbes cấp tiền cho Trump, trong khi Mitt Romney (ứng cử viên từ Đảng Cộng hòa tranh cử năm 2012) có 30% đóng góp kinh phí là từ các doanh nghiệp lớn nhất".
Theo Vietnam
Quyết định vận mệnh dân tộc từ quyền bầu cử Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân cho hay nhờ Cách mạng tháng 8, người Việt Nam có quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc. Bây giờ điều đó được thể hiện ở quyền bầu cử, quyền lựa chọn người đại diện cho mình. Sự kiện cách mạng lịch sử được Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân...