Quyền lực ghế nóng: Tranh luận gay gắt về dạy trẻ khoanh tay xin lỗi
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương tiếp tục đưa ra những phân tích, đánh giá sâu sắc trong tập “ Quyền lực ghế nóng – phiên bản Nghệ sĩ 2018″ mới về chủ đề “Tiếc và Cảm ơn – Xin lỗi”.
Trong tập 8 “Quyền lực ghế nóng – phiên bản Nghệ sĩ 2018″ tối qua (5/12), diễn viên/ca sĩ Trương Thế Vinh và nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã tranh luận gay gắt về quan điểm dạy trẻ con khoanh tay khi xin lỗi. Thời điểm kết thúc phần trình bày quan điểm của người chơi, hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung cho đến khi giám khảo xuyên suốt, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, có những phân tích kỹ lưỡng về chủ đề nhỏ “Cảm ơn – Xin lỗi”.
Nguyễn Văn Chung và Trương Thế Vinh bất đồng quan điểm trong việc dạy trẻ con khoanh tay lúc xin lỗi.
Cụ thể, Nguyễn Văn Chung cho rằng, đối với những trẻ nhỏ, ở đây là các con, nhạc sĩ “Nhật ký của mẹ” dạy cảm ơn và xin lỗi vô thức trước, để thói quen hình thành nên hành vi, từ đó xây dựng tính cách, rồi ý thức. Theo anh, các bậc cha mẹ thường có thiếu sót là dạy con cảm ơn, xin lỗi, nhưng lại không làm điều tương tự với con.
Về cách thức, nam nhạc sĩ khẳng định, trẻ con xin lỗi người lớn phải khoanh tay, điều đó cho thấy sự chân thành. “Nếu con đứng xin lỗi mà con nhún nhảy, có nghĩa là con không chân thành. Trước mắt dạy nó chân thành ở chỗ là phải nghiêm túc, ở đây là phải đứng yên và khoanh tay…”, Nguyễn Văn Chung chia sẻ.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Trung dạy con phải khoanh tay lúc xin lỗi người lớn.
Tuy nhiên, ngay lập tức Trương Thế Vinh phản bác lại quan điểm này. Anh tuyên bố, không thích hành động khoanh tay khi xin lỗi. Theo anh, hành động nào mà đứa bé không có nhận thức rõ ràng thì không nên bắt trẻ con làm, vì những hành động nhỏ đó dẫn đến những tưởng tượng sai của con trẻ.
Nguyễn Văn Chung không đồng ý. Anh nhấn mạnh, trẻ nhỏ chưa nhận thức được cái đúng, cái sai, do vậy, người lớn phải dạy cho con biết thế nào là đúng, thế nào là sai và thế nào là xin lỗi.
Trương Thế Vinh vẫn không bị thuyết phục. Giọng ca “Lời xin lỗi cuối cùng” cho biết, xin lỗi cần có sự nghiêm túc, nhưng không có nghĩa chỉ khoanh tay mới thể hiện thái độ nghiêm túc.
Trương Thế Vinh cho rằng không nên bắt trẻ con làm điều không hiểu rõ.
Bất đồng giữa hai nghệ sĩ không thể giải quyết. Cuối cùng, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã “chủ trì” giải quyết khúc mắc giữa hai quan điểm trái chiều.
Vị giám khảo sinh năm 1960 phân tích, xét ở chiều dài vấn đề, xin lỗi và cảm ơn là biểu hiện cao nhất của tính người, đỉnh cao của hệ ý thức; trong khi đứng ở góc độ đời thường, nếu không cảm ơn, không thấy lỗi của mình thì sẽ gánh hậu quả lớn trong tương lai.
Ông tuyên bố, phải biến cảm ơn và xin lỗi thành văn hoá, gồm văn hoá công ty, văn hoá gia đình và văn hoá dân tộc. “Văn hoá là cái cuối cùng còn lại sau khi mọi cái mất đi”, diễn giả nói.
Ông bày tỏ tiếc nuối, ở Việt Nam hiện nay, mọi cái đang mất đi trong đó có cả cảm ơn và xin lỗi ở Việt Nam, thay vào đó là đổ lỗi và vô ơn.
Theo “tiến sĩ triệu view”, sau khi nhận thức rõ ràng, phải có cách xin lỗi và cảm ơn đúng đắn, không sẽ phản tác dụng.
“Nguyên tắc đỉnh cao nhất là phải chân thành… Nếu người cảm ơn và xin lỗi mà không thể hiện được sự chân thành, toàn bộ cuốn đắc nhân tâm trở nên vô nghĩa. Lời cảm ơn và xin lỗi từ cuống họng trở ra chỉ có phản tác dụng bất kể hình thái nào, mà từ cuống họng trở vào, dù xin lỗi và cảm ơn cực vụng cũng mang lại hiệu quả gấp đôi”, Lê Thẩm Dương xác định.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương phân tích về xin lỗi và cảm ơn.
Bên cạnh đó, vị tiến sĩ gốc Hải Phòng còn đưa ra các nguyên tắc quan trọng khác khi thể hiện cảm ơn và xin lỗi, bao gồm phải đúng mức độ, phải kết hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Theo ông, xã hội hiện đại có xu hướng nói ít lại, đẩy phi ngôn ngữ lên, người nghe cảm nhận được sự xin lỗi và cảm ơn thông qua lời nói chiếm 45%, trong khi con số này thông qua phi ngôn ngữ lại mang hiệu quả 55%.
Lê Thẩm Dương cho rằng, khoanh tay là một dạng của phi ngôn ngữ mang tính văn hoá, thông lệ. So với lời nói, cái khoanh tay vĩ đại hơn nhiều.
“Nguyên tắc tối thiểu, không cần khoanh tay cũng được, một, ngồi nghiêm túc, đứng nghiêm túc; hai, mắt nhìn thẳng; ba, cơ mặt không được đùa cợt, ánh mắt thiện chí. Và lúc đó thừa tay thì khoanh, không thì đứng cho khiêm tốn”, ông nói.
Tiến sĩ nói thêm, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là phải dạy người lớn xin lỗi và cảm ơn trước khi giáo dục trẻ con, vì dạy trẻ con tuyệt vời nhất là bằng hành vi.
Ông lấy ví dụ, dù có phân tích giảng giảng bao nhiêu, nếu con thấy bố sai mà không xin lỗi mẹ thì khó bắt còn làm theo lời dạy dỗ một cách tự nguyện, thoả đáng được.
Cuối cùng, ông “chốt”, xin lỗi – cảm ơn – khen là 3 biểu hiện của đàn ông và đàn bà cực mạnh. Điều đó thể hiện cho việc vượt qua chính mình.
Về phần nhận xét thí sinh, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương dành lời khen cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung và diễn viên/ca sĩ Trương Thế Vinh, khi có thể bao quát, nhìn nhận vấn đề đúng trọng điểm. Trong khi, ông đánh giá Thanh Vân hugo sử dụng lời cảm ơn, xin lỗi quá nhiều, trở thành xã giao thay vì sử dụng nó như một công cụ dẫn đường cho hành vi.
Theo TPO
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương nhầm lẫn khó hiểu khi nói về chuyện tình Romeo và Juliet
Trong phần chia sẻ ở tập 6 chương trình Quyền lực ghế nóng, tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã có một nhầm lẫn về kiến thức.
Tập 6 của chương trình Quyền lực ghế nóng vừa lên sóng tối qua (21/11) lấy chủ đề về nỗi sợ trong quan hệ vợ chồng.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề này, đặc biệt chuyện sợ vợ.
" Để 2 vợ chồng khớp nhau được xác suất là 1/2 triệu, 2 vợ chồng lấy nhau về hợp luôn, khớp lệnh luôn không bao giờ có. Người ta ước mơ và chứng minh có trường hợp có, đó là Romeo và Juliet. Thứ hai là trong đời thực thì có gia đình của Lenin và Krupskaya", tiến sĩ Lê Thẩm Dương nói.
Chia sẻ của tiến sĩ khá xác đáng và hợp lý, tuy nhiên dường như ông có đôi chút nhầm lẫn. Trong tác phẩm của đại văn hào Shakespeare, hai nhân vật Romeo và Juliet không thể đến được với nhau, và đương nhiên chưa bao giờ là vợ chồng.
Cái hợp nhau mà tiến sĩ nói đến có lẽ là việc Romeo và Juliet yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vì thế, ví dụ này không thực sự phù hợp khi nói về mối quan hệ vợ chồng.
Tiếp đó, tiến sĩ Lê Thẩm Dương dùng câu thành ngữ "mả táng hàm rồng" để hình dung về sự may mắn khi vợ chồng cực kì hợp nhau mà không cần điều chỉnh, cố gắng thêm gì trong đời sống hôn nhân.
Câu thành ngữ này được chương trình thể hiện bằng chữ trên màn hình với ý nhấn mạnh. Tuy nhiên, câu thành ngữ đã bất cẩn bị viết sai chính tả từ "mả" thành "mã".
Sai sót này có lẽ do khác biệt về phương ngữ miền Nam và miền Bắc, nhưng cũng có thể do biên tập chương trình chưa hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ.
Câu thành ngữ mà tiến sĩ Lê Thẩm Dương ví von bị viết sai chính tả.
Trong chương trình, tiến sĩ Lê Thẩm Dương còn tự nhận mình là người sợ vợ và chia sẻ về cuộc hôn nhân của chính ông.
Hạnh phúc giống như ruộng lúa, phải bỏ công chăm sóc tưới phân làm cật lực mới có năng suất", Lê Thẩm Dương nói.
Ông cho hay đã kết hôn được 36 năm và phải liên tục nỗ lực vun đắp cho hôn nhân vì hai vợ chồng không "khớp". Cứ mỗi 10 năm, vợ chồng ông lại tổ chức cưới lại một lần, không phải để hâm nóng tình cảm mà để tôn vinh mình và chuẩn bị cho một chặng đường tiếp theo.
Theo Thế giới trẻ
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: Các chị trong showbiz lấy chồng không phải bằng não mà là cảm xúc! Showbiz dễ bị đánh giá là vi phạm đạo đức, nhưng thực tế không phải vậy. Trong showbiz cũng dễ bị ganh ghét lắm" - Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chia sẻ. Tối 31/10 vừa qua, tập 3 chương trình Quyền lực ghế nóng 2018 đã chính thức lên sóng, với sự xuất hiện của hai chủ trì là tiến sĩ Lê Thẩm...