Quyền lực của bầu Hiển từ kẽ hở quản lý
Tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” vốn đã bị xem như cái gai của V-League.
Đà Nẵng và Hà Nội T&T đều chịu sự chi phối của bầu Hiển. Ảnh: TTVH.
Với việc hai CLB Hà Nội T&T và Đà Nẵng đang chia nhau hai vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng V-League, trong khi CLB Hà Nội không có đối thủ ở giải hạng nhất và gần như sẽ cầm chắc một vé lên chơi ở V-League 2013, có thể nói bầu Hiển đang là ông bầu quyền lực nhất của bóng đá Việt Nam hiện nay ở cấp độ CLB.
Hiện tại, tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” vốn đã bị xem như cái gai của V-League và đa số các đội bóng khi được hỏi đều không cho rằng nên tiếp tục để hiện tượng này tồn tại, bởi như thế sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và nguy cơ khó lường. Bản thân cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể ở đây là Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, cũng đã không dưới một lần nhắc nhở lãnh đạo VFF trong những cuộc họp do VFF tổ chức mà có cả sự tham dự của đại diện Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch cũng như Tổng cục TDTT.
Rất lấy làm khó hiểu khi trong cả hai bản Quy chế bóng đá chuyên nghiệp gần nhất (bản năm 2010 và năm 2012) đều có quy định rõ ràng về việc không cho phép một nhà tài trợ được tài trợ cho nhiều CLB ở cùng một giải đấu có lên xuống hạng, nhưng tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” vẫn ung dung tồn tại suốt từ mùa giải 2009 tới nay.
Cụ thể, khoản 1 Điều 67 (Nhà tài trợ) của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp năm 2010 quy định: “Nhà tài trợ không được tài trợ cho nhiều CLB, ĐB trong cùng một giải có lên xuống hạng”. Tỉ mỉ hơn, khoản 1 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp năm 2012 mới được ban hành ngày 25/4 còn ghi rõ: “Nhà tài trợ không được tài trợ cho hai câu lạc bộ, đội bóng trong cùng một giải có lên xuống hạng”.
Và không chỉ là “một ông chủ hai đội bóng”, nếu sắp tới CLB Hà Nội được bầu Hiển bật đèn xanh để lên chơi ở V-League 2013 thì khi ấy trong tay bầu Hiển sẽ có tới 3 đội bóng ở giải vô địch quốc gia. Thậm chí, không loại trừ khả năng sau khi CLB Hà Nội thăng hạng chuyên nghiệp rồi thì bầu Hiển sẽ tiếp tục đầu tư để Trẻ Đà Nẵng tìm vé thăng hạng V-League ở các mùa bóng tiếp theo, và khi ấy kịch bản “một ông chủ 4 đội bóng” sẽ không còn là câu chuyện chỉ để nói cho vui.
Rõ ràng nếu VFF mạnh tay và quyết liệt ngay từ đầu thì chắc chắn sẽ không có tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” và sắp tới sẽ là “một ông chủ 3 đội bóng”. Đấy là hậu quả trông thấy của việc “thả gà ra đuổi” và khi con gà phát triển tới mức đủ lông đủ cánh thì người thả gà không còn hoặc chưa đủ khả năng bắt nó trở lại để đưa vào khuôn khổ, dù đã nhận thấy rõ những tác hại do nó gây ra.
Kỳ vọng vào khả năng VFF sẽ giải quyết triệt để vấn đề “hai trong một” nói trên xem chừng là nhiệm vụ bất khả thi, bởi thực tế tình trạng này từ năm 2009 tới giờ như thế nào thì bất cứ ai nếu có chút quan tâm tới bóng đá Việt Nam cũng đều thấy rõ và bây giờ may ra chỉ còn VPF mới có thể xử lý vấn đề này.
Bầu Kiên cũng đã đề cập tới tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” trong bài phát biểu gây chấn động ở Hội nghị tổng kết mùa giải 2011, nhưng có lẽ do đây là giai đoạn quá độ nên bầu Kiên và các cộng sự trong bộ máy VPF chưa thể động “dao kéo”, dù rằng nếu chiếu theo Quy chế bóng đá chuyên nghiệp cũng như các Quy định Điều lệ của AFC và FIFA thì tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” không hề được phép tồn tại.
Nên nhớ rằng phần lớn các văn bản pháp lý hiện hành của VFF đều được xây dựng dựa trên hành lang pháp lý của AFC và FIFA, và chỉ có một vài điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, nên khi AFC và FIFA không cho phép sự tồn tại của tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” thì chẳng có lý do gì để người ta phải tìm cách bảo vệ và duy trì sự bất cập này.
Trong trường hợp bầu Hiển không muốn tạo thêm sự chú ý cho mình bằng cách chuyển giao suất chơi V-League 2013 cho một đội bóng khác (Hải Phòng chẳng hạn) thì V-League 2013 sẽ giảm thiểu nguy cơ rối loạn vì tình trạng “một ông chủ 2 đội bóng”, nhưng từ đây lại nảy ra một vấn đề đau đầu khác, rằng nếu một số ông bầu khác cũng làm như bầu Hiển, tức là nuôi thêm vài CLB ở giải hạng Nhất, đầu tư chăm chút để giành quyền thăng hạng V-League rồi sau đó bán lại suất chơi V-League cho bất cứ ai có nhu cầu thì hai giải vô địch quốc gia và giải hạng nhất quốc gia sẽ thành hình dạng gì.
Liệu tính công bằng của cuộc chơi có còn được bảo đảm khi một đội bóng nhởn nhơ vừa đá vừa chơi nhưng rốt cuộc cũng vẫn trụ lại V-League nhờ mua suất chơi của CLB khác, còn một số đội bóng khác không có điều kiện thì phải ngậm ngùi xuống hạng và đối mặt với nguy cơ có thể không bao giờ trở lại hạng chuyên nghiệp được nữa, nếu như CLB V-League nào cũng áp dụng hình thức mua suất chơi V-League để trụ hạng.
Cần phải biết rằng để đưa một đội bóng từ hạng Nhất trở lại V-League sau khi bị xuống hạng có thể phải tốn đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng cái giá để mua lại một CLB đang chơi ở V-League thì không đắt đến thế, mà có thể lấy con số 60 hay 80 tỷ đồng mà bầu Thụy từng rao cho ai muốn mua lại Sài Gòn Xuân Thành hồi đầu mùa bóng năm nay làm ví dụ.
Người xưa đã rất có lý khi nói: “Cái sảy nảy cái ung” để chỉ sự việc nhỏ biến thành sự việc lớn do giải quyết không kịp thời, và những gì đang xảy ra với tình trạng “một ông chủ 2 đội bóng” ở V-League chính là một dẫn chứng cụ thể và tiêu biểu.
Theo Bưu Điện Việt Nam
/a3/dn.jpg” border=”1″ alt=”">
Đà Nẵng và Hà Nội T&T đều chịu sự chi phối của bầu Hiển. Ảnh: TTVH.
Với việc hai CLB Hà Nội T&T và Đà Nẵng đang chia nhau hai vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng V-League, trong khi CLB Hà Nội không có đối thủ ở giải hạng nhất và gần như sẽ cầm chắc một vé lên chơi ở V-League 2013, có thể nói bầu Hiển đang là ông bầu quyền lực nhất của bóng đá Việt Nam hiện nay ở cấp độ CLB.
Hiện tại, tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” vốn đã bị xem như cái gai của V-League và đa số các đội bóng khi được hỏi đều không cho rằng nên tiếp tục để hiện tượng này tồn tại, bởi như thế sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và nguy cơ khó lường. Bản thân cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể ở đây là Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, cũng đã không dưới một lần nhắc nhở lãnh đạo VFF trong những cuộc họp do VFF tổ chức mà có cả sự tham dự của đại diện Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch cũng như Tổng cục TDTT.
Rất lấy làm khó hiểu khi trong cả hai bản Quy chế bóng đá chuyên nghiệp gần nhất (bản năm 2010 và năm 2012) đều có quy định rõ ràng về việc không cho phép một nhà tài trợ được tài trợ cho nhiều CLB ở cùng một giải đấu có lên xuống hạng, nhưng tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” vẫn ung dung tồn tại suốt từ mùa giải 2009 tới nay.
Cụ thể, khoản 1 Điều 67 (Nhà tài trợ) của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp năm 2010 quy định: “Nhà tài trợ không được tài trợ cho nhiều CLB, ĐB trong cùng một giải có lên xuống hạng”. Tỉ mỉ hơn, khoản 1 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp năm 2012 mới được ban hành ngày 25/4 còn ghi rõ: “Nhà tài trợ không được tài trợ cho hai câu lạc bộ, đội bóng trong cùng một giải có lên xuống hạng”.
Và không chỉ là “một ông chủ hai đội bóng”, nếu sắp tới CLB Hà Nội được bầu Hiển bật đèn xanh để lên chơi ở V-League 2013 thì khi ấy trong tay bầu Hiển sẽ có tới 3 đội bóng ở giải vô địch quốc gia. Thậm chí, không loại trừ khả năng sau khi CLB Hà Nội thăng hạng chuyên nghiệp rồi thì bầu Hiển sẽ tiếp tục đầu tư để Trẻ Đà Nẵng tìm vé thăng hạng V-League ở các mùa bóng tiếp theo, và khi ấy kịch bản “một ông chủ 4 đội bóng” sẽ không còn là câu chuyện chỉ để nói cho vui.
Rõ ràng nếu VFF mạnh tay và quyết liệt ngay từ đầu thì chắc chắn sẽ không có tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” và sắp tới sẽ là “một ông chủ 3 đội bóng”. Đấy là hậu quả trông thấy của việc “thả gà ra đuổi” và khi con gà phát triển tới mức đủ lông đủ cánh thì người thả gà không còn hoặc chưa đủ khả năng bắt nó trở lại để đưa vào khuôn khổ, dù đã nhận thấy rõ những tác hại do nó gây ra.
Kỳ vọng vào khả năng VFF sẽ giải quyết triệt để vấn đề “hai trong một” nói trên xem chừng là nhiệm vụ bất khả thi, bởi thực tế tình trạng này từ năm 2009 tới giờ như thế nào thì bất cứ ai nếu có chút quan tâm tới bóng đá Việt Nam cũng đều thấy rõ và bây giờ may ra chỉ còn VPF mới có thể xử lý vấn đề này.
Bầu Kiên cũng đã đề cập tới tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” trong bài phát biểu gây chấn động ở Hội nghị tổng kết mùa giải 2011, nhưng có lẽ do đây là giai đoạn quá độ nên bầu Kiên và các cộng sự trong bộ máy VPF chưa thể động “dao kéo”, dù rằng nếu chiếu theo Quy chế bóng đá chuyên nghiệp cũng như các Quy định Điều lệ của AFC và FIFA thì tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” không hề được phép tồn tại.
Nên nhớ rằng phần lớn các văn bản pháp lý hiện hành của VFF đều được xây dựng dựa trên hành lang pháp lý của AFC và FIFA, và chỉ có một vài điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, nên khi AFC và FIFA không cho phép sự tồn tại của tình trạng “một ông chủ hai đội bóng” thì chẳng có lý do gì để người ta phải tìm cách bảo vệ và duy trì sự bất cập này.
Trong trường hợp bầu Hiển không muốn tạo thêm sự chú ý cho mình bằng cách chuyển giao suất chơi V-League 2013 cho một đội bóng khác (Hải Phòng chẳng hạn) thì V-League 2013 sẽ giảm thiểu nguy cơ rối loạn vì tình trạng “một ông chủ 2 đội bóng”, nhưng từ đây lại nảy ra một vấn đề đau đầu khác, rằng nếu một số ông bầu khác cũng làm như bầu Hiển, tức là nuôi thêm vài CLB ở giải hạng Nhất, đầu tư chăm chút để giành quyền thăng hạng V-League rồi sau đó bán lại suất chơi V-League cho bất cứ ai có nhu cầu thì hai giải vô địch quốc gia và giải hạng nhất quốc gia sẽ thành hình dạng gì.
Liệu tính công bằng của cuộc chơi có còn được bảo đảm khi một đội bóng nhởn nhơ vừa đá vừa chơi nhưng rốt cuộc cũng vẫn trụ lại V-League nhờ mua suất chơi của CLB khác, còn một số đội bóng khác không có điều kiện thì phải ngậm ngùi xuống hạng và đối mặt với nguy cơ có thể không bao giờ trở lại hạng chuyên nghiệp được nữa, nếu như CLB V-League nào cũng áp dụng hình thức mua suất chơi V-League để trụ hạng.
Cần phải biết rằng để đưa một đội bóng từ hạng Nhất trở lại V-League sau khi bị xuống hạng có thể phải tốn đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng cái giá để mua lại một CLB đang chơi ở V-League thì không đắt đến thế, mà có thể lấy con số 60 hay 80 tỷ đồng mà bầu Thụy từng rao cho ai muốn mua lại Sài Gòn Xuân Thành hồi đầu mùa bóng năm nay làm ví dụ.
Người xưa đã rất có lý khi nói: “Cái sảy nảy cái ung” để chỉ sự việc nhỏ biến thành sự việc lớn do giải quyết không kịp thời, và những gì đang xảy ra với tình trạng “một ông chủ 2 đội bóng” ở V-League chính là một dẫn chứng cụ thể và tiêu biểu.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bầu Hiển và nguy cơ 'ba đội bóng một ông chủ'
Khả năng mùa sau bầu Hiển sẽ có tới 3 đội bóng tranh tài tại V-League, nếu như CLB Hà Nội của ông đoạt vé thăng hạng vào cuối mùa.
Bầu Hiển xuất hiện ở Lạch Tray cùng lúc có thông tin ông sắp bán suất V-League của CLB Hà Nội cho Hải Phòng. Ảnh: TTVH.
Trong mấy năm gần đây, bằng cách này hay cách khác, bóng đá Việt Nam bắt đầu được bên ngoài biết tới nhiều hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đã "hoá rồng". Không những thế, bóng đá Việt Nam còn đang có dấu hiệu thụt lùi, khi đội tuyển quốc gia liên tiếp thất bại ở các giải khu vực, còn với những vòng loại giải châu lục và thế giới thì cũng không làm nên chuyện. Tương tự như thế là thành tích bết bát của các CLB Việt Nam tại AFC Cup, và thậm chí có không ít đội bóng còn công khai coi AFC Cup là gánh nặng, là "của nợ" để tìm cách trút bỏ càng nhanh càng tốt.
Tuy nhiên, nếu xét theo tiêu chí "sáng tạo" hoặc cho phép tồn tại những tình trạng mà hiếm thấy tiền lệ với bóng đá thế giới thì bóng đá Việt Nam quả thật đang không có đối thủ, cho dù đấy có là Premier League, Serie A hay La Liga.
Hãy thử tìm ở châu Âu có nền bóng đá nào cho phép một ông chủ sở hữu hai đội bóng ở cùng một giải đấu có lên xuống hạng. Cách đây mấy năm, khi ông chủ Chelsea Roman Abramovich lăm le mua lại FC Copenhagen, UEFA lập tức thổi còi bắt dừng lại vì lo ngại khả năng tiêu cực sẽ xảy ra nếu hai CLB này chạm trán ở Champions League và sau đó quả thật họ đã gặp nhau ở vòng 1/8.
Ở giải có phạm vi châu lục như Champions League mà UEFA còn cẩn thận thế, vậy mà ở V-League suốt từ năm 2009 tới nay, người ta vẫn cứ để bầu Hiển một mình sở hữu hai CLB Đà Nẵng và Hà Nội T&T và không loại trừ khả năng mùa sau bầu Hiển sẽ có tới 3 đội bóng tranh tài tại V-League, nếu như CLB Hà Nội của ông đoạt vé thăng hạng vào cuối mùa này và không bị bán suất chơi V-League 2013 cho đội bóng khác.
Câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng UEFA hơi tự ti về năng lực quản lý của mình với trường hợp "một ông chủ hai đội bóng" nên khi "không quản được là cấm", còn VFF thì thừa tin tưởng vào năng lực kiểm soát của mình cũng như ý thức tự giác của các đội bóng dưới quyền bầu Hiển nên không cần phải lo lắng về chuyện "thông đồng, móc ngoặc", và thế là tình trạng "một ông chủ hai đội bóng" cứ ngang nhiên kéo dài mùa này qua mùa khác.
Rồi mới đây thôi, khi VPF ra đời, bóng đá Việt Nam lại trình làng một tiền lệ xưa nay hiếm là "vừa đá bóng vừa thổi còi", tức là các ông chủ đội bóng tham dự giải vô địch quốc gia và giải hạng Nhất đồng thời cũng là những người lãnh đạo Công ty cổ phần nắm quyền tổ chức các giải chuyên nghiệp thuộc hệ thống VFF.
Trước đây giải vô địch quốc gia Italy cũng từng có tình trạng tương tự, nhưng đại diện của các đội bóng trong BTC giải khi ấy chỉ có Phó chủ tịch CLB Milan chứ không phải một nhóm ông bầu nắm đủ thứ quyền trong tay như VPF hiện tại.
Và sau "một ông chủ hai đội bóng", "vừa đá bóng vừa thổi còi" thì bây giờ là "kiêm nhiệm cả đội tuyển quốc gia lẫn CLB", một cách làm bị cả cơ quan quản lý Nhà nước, giới chuyên môn cũng như dư luận đều không đồng tình vì những hệ luỵ và rủi ro quá lớn do nó mang lại, nhưng cuối cùng vẫn được đưa vào thực hiện dưới danh nghĩa "chuyên trách ngắn hạn".
Rất khó hiểu khi một số lãnh đạo VFF thường sử dụng cụm từ "đặc thù của bóng đá Việt Nam" để biện bạch cho những tiền lệ không giống ai kể trên. Đây là một cách giải thích không hợp tình hợp lý, bởi bóng đá bây giờ không chỉ là một môn thể thao, một thú vui giải trí đơn thuần mà đã trở thành một ngành công nghiệp thực thụ, bởi thế việc tuân thủ những nguyên tắc bắt buộc của bóng đá như bảo đảm tính công bằng và khách quan luôn phải đặt lên hàng đầu, nếu không sẽ rất dễ xảy ra những rắc rối về sau, mà mỗi thiệt hại trong bóng đá bây giờ đều có thể đong đếm bằng tiền và rất nhiều tiền, ngoài ra còn có những mất mát vô hình khác như lòng tin, tinh thần trách nhiệm và ý thức màu cờ sắc áo...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bầu Hiển đâm đơn kiện vì đội bóng bị trù dập Liên tiếp bị thiệt từ các quyết định của trọng tài, CLB Hà Nội của bầu Hiển ở hạng Nhất gửi đơn kiện lên VFF. Nếu CLB Hà Nội lên hạng mùa này, bầu Hiển sẽ sở hữu 3 đội bóng chơi ở V-League mùa sau. Ảnh: ĐH. Trong công văn kiện lên VFF có ghi rõ: "Sau 12 vòng đấu, CLB gánh...