“Quyền lực bà rồng” của em gái nhà lãnh đạo Kim Jong Un
Kim Yo Jong, em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, đang ngày càng thể hiện uy quyền của riêng mình mà không cần nhờ đến sự ảnh hưởng từ anh trai của bà.
Bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: Reuters)
Điều này khiến nhiều chuyên gia nhận định con gái cố Chủ tịch Kim Jong Ill sẽ sớm nắm vị trí cao trong hàng ngũ lãnh đạo của Triều Tiên.
Trong tuần trước, chính quyền Bình Nhưỡng đã đưa ra hàng loạt những chỉ thị và răn đe đối với Hàn Quốc, với người chỉ đạo trực tiếp là Kim Yo Jong, một động thái mà các phân tích cho rằng hết sức ấn tượng.
“Chúng ta đang được chứng kiến rất nhiều tuyên bố lớn từ chính em gái Chủ tịch Kim Jong Un,” ông John Park, giám đốc Dự án Triều Tiên tại Trường Chính trị Kennedy trực thuộc Đại học Havard, Mỹ, cho biết, “Điều này cho thấy vai trò của bà giờ không còn mang tính lễ nghi, và kinh nghiệm của bà ấy đang bị ‘đánh giá quá thấp’.”
“Sự vắng mặt đường đột của anh trai bà Kim là điều rất đáng chú ý,” Miha Hribernik, người đứng đầu bộ phận châu Á tại tổ chức nghiên cứu rủi ro Verisk Maplecroft, cho hay.
“Bằng cách để Kim Yo Jong lãnh đạo một cuộc đối đầu rõ ràng đối với Hàn Quốc, nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhiều khả năng đã đặt nền tảng cho sự thăng tiến của em gái mình lên một vị trí cao hơn trong bộ máy lãnh đạo Triều Tiên,” ông Hribernik viết trong một bản ghi chép trước thời điểm Triều Tiên cho nổ tung văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc.
Video đang HOT
Cũng theo vị chuyên gia châu Á của Verisk Maplecroft, từng có tiền lệ cho điều này khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã chỉ đạo vụ bắn pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào năm 2010 để tăng cường vị thế của mình với quân đội Triều Tiên, trước khi lên nắm quyền lãnh đạo tối cao của nước này vào năm 2011.
Bà Kim Yo Jong tháp tùng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Triều năm 2017 (Ảnh: Getty)
Dù có rất ít thông tin được tiết lộ về đời tư của Kim Yo Jong, nhưng một số nguồn tin cho rằng bà có cùng mẹ đẻ với Chủ tịch Kim Jong Un và từng dành thời gian ở Thụy Sĩ cùng anh trai mình.
Theo các nhà phân tích, việc sống cùng nhau ở một nơi bên ngoài Triều Tiên suốt nhiều năm khiến mối quan hệ giữa hai anh em họ Kim trở nên rất gắn bó, và điều đó giờ đây đang thể hiện ở vị thế chính trị ngày một cao của Kim Yo Jong.
“Tôi cho rằng những gì chúng ta đang chứng kiến về cơ bản là sự phản ánh mối quan hệ giữa Kim Yo Jong và anh trai của bà,” ông John Park cho hay, “Có vẻ như mối quan hệ mang tính quyền lực giữa 2 người ngày càng trở nên rõ ràng hơn.”
Kim Yo Jong lần đầu tiên được thế giới chú ý khi bà tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông 2018 tại Pyeongchang, Hàn Quốc, trở thành người đầu tiên trong gia tộc Kim đặt chân đến phía nam bán đảo Triều Tiên.
Sau đó, Kim Yo Jong đã tháp tùng anh trai của bà tham dự các hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Dù được đến một cách rộng rãi và trên danh nghĩa là nhân vật quyền lực số 2 ở Triều Tiên trong nhiều năm, Kim Yo Jong mới chỉ bắt đầu khẳng định uy quyền thật sự của mình vào tháng 3 vừa qua,” Lee Sung Yoon, Giáo sư ngành Triều Tiên học tại Đại học Tufts, Mỹ, cho biết, “Trong tháng đó, bà đã đưa ra một lá thư đứng tên chính mình để chỉ trích văn phòng tổng thống Hàn Quốc, và một lá thư khác phản hồi thư của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi cho anh trai bà. Điều này báo hiệu cho thế giới rằng bà Kim giờ đang là người nắm toàn quyền các chính sách đối ngoại của Triều Tiên.”
Bà Kim Yo Jong trở thành người đầu tiên của gia tộc Kim đến Hàn Quốc vào năm 2018 (Ảnh: Guardian)
“Và với vụ nổ bom văn phòng liên lạc chung 2 miền Triều Tiên chỉ vài ngày sau khi cảnh báo về việc này, Kim Yo Jong đã chứng minh rằng bà ấy có thực quyền và sẽ là một nhà lãnh đạo cứng rắn của Triều Tiên,” ông Lee nhận định.
“Dù khá thú vị khi thấy 2 anh em Kim cùng đóng vai ‘người phát ngôn’ cho những đe dọa mới đây, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc tình trạng căng thẳng có thể sớm gia tăng trên bán đảo Triều Tiên,” bà Jung Pak, chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Á thuộc Viện nghiên cứu Brookings, cho biết.
“Nếu điều này có chủ đích khuếch trương khả năng quân sự của Kim Yo Jong, vốn bị xem như lỗ hổng trong bảng thành tích của bà, thì chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến sự gia tăng các hành động khiêu khích và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên, dẫn đến xung đột quân sự tại khu vực này,” bà Pak cho biết với CNBC.
Quân đội Triều Tiên đe dọa tiến vào khu biên giới phi quân sự
Quân đội Triều Tiên ngày 16/6 cho biết đang xem xét các kế hoạch trở lại khu vực ở biên giới với Hàn Quốc vốn đang là khu phi quân sự theo thỏa thuận liên Triều.
"Quân đội chúng ta đang theo dõi sát tình hình hiện tại, khi quan hệ hai miền đang ngày càng tệ đi, và sẵn sàng có đáp trả chắc chắn bằng mặt quân sự với bất cứ kế hoạch bên ngoài nào", bộ tư lệnh của Quân đội Nhân dân Triều Tiên cho biết trong một thông cáo sáng 16/6.
Thông cáo này, được Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên ( KCNA) đưa tin, cho biết quân đội Triều Tiên đang nghiên cứu "các biện pháp để đưa quân đội quay trở lại các khu vực phi quân sự theo thỏa thuận giữa hai miền, biến tiền tuyến thành pháo đài và nâng cao cảnh giác của quân đội đối với Hàn Quốc".
"Chúng tôi sẽ lên phương án quân sự để nhanh chóng thực hiện các quan điểm nêu trên, để xin chấp thuận từ Quân ủy Trung ương", thông cáo nói.
Trạm gác của Triều Tiên ở biên giới với Hàn Quốc, gần thành phố Paju. Ảnh: AFP.
Ngày 15/6, truyền thông Triều Tiên cũng nhắc tới quân đội trong lời cảnh báo "trả đũa không ngừng", trừng phạt Hàn Quốc vì đã làm ngơ trước các vụ rải truyền đơn chống phá ở biên giới.
"Quân đội cách mạng hùng mạnh vô địch của chúng ta sẽ có hành động trả thù cho nhân dân đang sục sôi phẫn nộ hơn bao giờ hết", Rodong Sinmun, cơ quan phát ngôn của đảng Lao động Triều Tiên (WPK), ngày 15/6 cho biết.
"Quân và dân ta nhất trí rằng không thể bỏ qua cho bất kỳ ai dám xúc phạm nhân cách của lãnh đạo tối cao. Những kế hoạch trả đũa được xây trên nỗi căm giận đã chuyển thành đồng thuận toàn quốc", bài viết khẳng định.
Các quan chức an ninh hàng đầu của Hàn Quốc vừa họp khẩn hôm 14/6 để thảo luận về mối đe dọa "nghiêm trọng" từ Triều Tiên thời gian gần đây.
Trước đó, một nhóm các nhà hoạt động Hàn Quốc bị cáo buộc gửi 50.000 tờ rơi sang Triều Tiên với nội dung chỉ trích nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Triều Tiên dọa triển khai binh sĩ tới các khu phi quân sự Quân đội Triều Tiên khẳng định sẵn sàng hành động nếu các nhóm đào tẩu ở Hàn Quốc đẩy mạnh chiến dịch gửi truyền đơn vào nước này. Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên đang nghiên cứu kế hoạch hành động để tái bố trí lực lượng tại các khu vực đã được phi quân sự hóa theo hiệp ước liên...