Quyền Giám đốc FBI để lộ mâu thuẫn gay gắt với Nhà Trắng
Quyền Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) Andrew McCabe – người thay thế ông James Comey vừa bị sa thải hôm 9/5 – đã gây mâu thuẫn đầu tiên với Nhà Trắng.
Theo tờ Nhật báo New York, ngày 11/5, ông McCabe tuyên bố sẽ cơ quan này không báo cáo với Tổng thống Donald Trump và Nhà Trắng về tình hình điều tra vụ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 cũng như về mối liên hệ giữa đội ngũ cố vấn của ông Trump với Điện Kremlin.
Bên cạnh đó, Quyền Giám đốc FBI đánh giá cuộc điều tra về mối liên hệ Trump – Nga của cơ quan này là “rất quan trọng”, trái ngược lại với tuyên bố của Nhà Trắng một ngày trước đó rằng cuộc điều tra là “một trong những thứ nhỏ nhất” trong các hồ sơ của FBI.
Quyền Giám đốc FBI Andrew McCabe. Ảnh: AFP
Trong buổi làm việc kéo dài trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, ông Andrew McCabe cũng bác bỏ mọi lời lẽ mà Nhà Trắng đưa ra để biện minh cho hành động đột ngột cách chức ông James Comey.
Ông McCabe phủ nhận tuyên bố của chính quyền Trump rằng cựu Giám đốc Comey đã để mất sự ủng hộ của các nhân vật cấp cao trong FBI là “không chính xác”.
Video đang HOT
“Tôi có thể nói với mọi người rằng Giám đốc Comey nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong FBI và nó vẫn còn tiếp tục cho tới hôm nay”, Quyền Giám đốc McCabe khẳng định.
Tại cuộc họp, ôn McCabe cùng những quan chức tình báo hàng đầu khác đã cam kết sẽ báo cáo tình hình điều tra thường xuyên cho Ủy ban Tình Báo Thượng viện. Thêm vào đó, ông đảm bảo với các nhà lập pháp rằng, mặc dù ông Comey bị cách chức đột ngột , cuộc điều tra của cơ quan này vẫn sẽ tiếp tục, không bị hạn chế.
Đây được coi là động thái bất ngờ của Tổng thống Donald Trump trong bối cảnh ông Comey đang phụ trách cuộc điều tra về khả năng các cố vấn của ông Trump “thông đồng” với Nga để tác động tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm ngoái.
Hồi cuối tháng 10 năm ngoái, ông Comey cũng đã gây xôn xao dư luận khi gửi một bức thư lên giới lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông báo mở lại cuộc điều tra vụ bê bối thư điện tử của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton do phát hiện những bức thư được cho là “thích hợp cho cuộc điều tra”, chỉ 11 ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
(Theo Tin Tức)
Bóng đen khủng hoảng phủ Nhà Trắng
Việc Tổng thống Donald Trump bất ngờ sa thải Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã làm khuấy đảo Washington và phủ bóng đen khủng hoảng quanh Nhà Trắng.
Nhiều lãnh đạo phe Cộng hòa vội vã lên tiếng bênh vực Tổng thống. Bản thân ông Trump chĩa mũi dùi chỉ trích vào các thành viên Dân chủ và những người lên án ông, gọi họ là "đạo đức giả".
Chính quyền Trump được cho là đã bí mật lên kế hoạch sa thải Giám đốc FBI James Comney từ trước.
Nhưng ở Đồi Capitol đã có một số tiếng nói của đảng Cộng hòa cất lên, bày tỏ quan ngại hoặc lo lắng. James Comey mới tại nhiệm được 4 năm trong thời hạn 10 năm đảm nhận lãnh đạo FBI, lại bị sa thải khi đang dẫn dắt điều tra các cáo buộc về mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump và Nga năm 2016.
Tại Nhà Trắng, Donald Trump bác bỏ các cáo buộc rằng tổng thống đang can thiệp vào một cuộc điều tra phản gián. Cùng lúc đó, ông lần đầu tiên tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Đại sứ Nga tại Washington, Sergey I. Kislyak. Các cuộc gặp riêng giữa Kislyak với các trợ tá của ông Trump khi còn tranh cử là một phần chủ chốt trong cuộc điều tra của FBI.
Giới chức Nhà Trắng từ chối cho các phóng viên chụp ảnh hoặc dự cuộc họp kín tại Phòng Bầu Dục. Tuy nhiên, truyền thông Nga đã đăng tải nhiều hình ảnh mà nhiếp ảnh gia chính thức của họ chụp ông Trump tươi cười rạng rỡ bắt tay hai nhà ngoại giao Nga. Những hình ảnh này nhanh chóng lan truyền trên Twitter.
Sau khi "sếp tổng" bị sa thải bất ngờ, các thành viên FBI miêu tả rằng đang có một bầu không khí u ám bao trùm cơ quan này, nhất là khi mà tinh thần của họ đã xuống dốc nhiều tháng nay vì bị công kích về các cuộc điều tra quanh chiến dich bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
New York Times dẫn lời một quan chức tiết lộ, Tổng thống Trump đang cân nhắc chuyện đi tới trụ sở FBI ở Washington ngày 12/5 để chứng tỏ cam kết đối với cơ quan này, mặc dù ông được cho là sẽ không nhắc đến cuộc điều tra Nga.
Tổng thống và các đồng minh không băn khoăn gì chuyện sa thải Comey. Họ nói rằng quyết định của ông không dính dáng gì đến vai trò của Giám đốc FBI trong điều tra việc Nga có thể đã can thiệp và kết nối với các cố vấn của Trump.
Trong một thư gửi tới các điệp vụ FBI hôm 10/5, Comey nói ông không bận tâm lý do mình bị sa thải. "Từ lâu tôi đã tin một vị tổng thống có thể sa thải một giám đốc FBI vì bất cứ lý do gì, hoặc chẳng cần lý do nào", Comey viết trong thư như vậy, theo tiết lộ của một quan chức thi hành luật giấu tên với báo New York Times.
Các quan chức cấp cao của Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang dốc sức tìm kiếm một người tạm điều hành FBI, trong khi việc lựa chọn nhân sự lâu dài thay thế Comey đang được lựa chọn.
Các quan chức Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin rằng, những ngày trước khi bị sa thải, Comey đã đề nghị Bộ Tư pháp tăng cường nguồn lực cho cuộc điều tra Nga. Phe Dân chủ hiện đang trích dẫn thông tin này như một lý do khiến họ nghi ngờ thêm về động cơ của Tổng thống.
Thanh Hảo
Bạn thích bài viết này ? Bình luận
Chủ đề : Donald TrumpFBIsa thải
Theo TDQ
Hé lộ bữa tối 'điềm báo' ông Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey kể với các trợ tá rằng chỉ bảy ngày sau khi Donald Trump nhậm chức Tổng thống hồi tháng 1, ông được triệu tập tới Nhà Trắng để ăn tối riêng với vị Tổng tư lệnh mới của Mỹ. Và giờ đây, Comey tin rằng cuộc trò chuyện tối hôm đó là điềm báo trước cho việc ông mất chức Giám...