“Quyền được lãng quên” Công cụ kiểm duyệt Internet của EU?
Điều luật mới của Liên Minh Châu Âu cho phép mọi người có “quyền được quên” và đòi hỏi Google và các hãng tìm kiếm Internet phải gỡ bỏ các kết quả có chứa thông tin về họ trên Internet nếu có yêu cầu.
Chuyện đáng nói là việc thực thi điều luật này đang vấp phải những chỉ trích nặng nề, cho rằng EU tiếp tay cho việc kiểm duyệt internet, cung cấp một công cụ mới để giúp những kẻ giàu có, quyền lực nhưng có quá khứ không trong sạch che giấu những thông tin xấu về họ và cũng như giúp bọn tội phạm xóa sạch quá khứ đen tối trên internet.
Một trường hợp tiêu biểu gần đây, Google đã bị yêu cầu phải xóa đường link chỉ đến một bài viết trên trang BBC vì có những “thông tin không tốt” về Stan O’Neal, cựu CEO của Merrill Lynch, một hãng tư vấn và quản lý tài chính toàn cầu.
Stan O’Neal, cựu CEO của Merrill Lynch (Ảnh: Business Insider)
Ông O’Neal từng dẫn dắt Merrill trong giai đoạn giữa những năm 2000, thời kỳ mà hãng này bị chao đảo vì những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Khi cuộc khủng hoảng tác động trực tiếp đến Merrill Lynch, hãng này đã bị thiệt hại nặng nề và cuối cùng phải bán mình cho Bank of America. Ông O’Neal bị sa thải khỏi vị trí CEO.
Sẽ không có gì quá nhạy cảm nếu mọi chuyện chỉ có thế. Vấn đề ở chỗ, O’Neal bị coi là một trong những “tội đồ” tài chính. Khi Merrill Lynch bị thua lỗ và khủng hoảng, vị CEO này đã tìm cách bán tống bán tháo Merrill Lynch mà không thông báo với ban giám đốc của hãng.
Vụ thương thảo đen tối trên đã không thành công, nhưng dù sao đó cũng là một vụ việc “vô tiền khoáng hậu” trong giới tài chính thế giới. Tất cả những điều trên khiến cho lý lịch của ông Stan O’Neal không tốt đẹp gì, với hàng loạt những bài báo chỉ trích, phân tích sai lầm của ông O’Neal tồn tại trên khắp thế giới Internet.
Nhưng giờ đây, những thông tin này đang bị gỡ khỏi công cụ tìm kiếm Google ở EU, vì theo điều luật của khu vực này, người ta có “quyền được (bị) lãng quên”.
Điều gì sẽ xảy ra nếu người ta lạm dụng “quyền được quên”?
Theo cây viết Robert Pestonn của BBC, việc thực thi “quyền được lãng quên” của EU trên Google sẽ bị lạm dụng để hạn chế tự do ngôn luận và đàn áp báo chí hợp pháp, từ đó gây tổn hại đến lợi ích của công chúng.
Thêm một ví dụ khác, gần đây, 6 đường dẫn chỉ đến bài viết của The Guardian cũng bị xóa bỏ khỏi kết quả tìm kiếm của Google vì the Guardian đưa tin về những “vết chàm” của những nhân vật có tiếng khác.
Theo trang mạng Business Insider (BI), một chính trị gia châu Âu cũng đã sử dụng “quyền được quên” để yêu cầu gỡ bỏ các bài viết tiêu cực về mình, hòng làm “sạch” lý lịch, vết tích “tiêu cực” khi còn làm việc ở cơ quan cũ, để bắt đầu tìm kiếm một vị trí mới.
Video đang HOT
Cũng theo BI, một người đàn ông khác từng bị kết tội vì lạm dụng tình dục trẻ em cũng đòi thực thi “quyền được quên” để có một lý lịch trong sạch.
Hiện nay, đã có một công ty internet được thành lập với tên miền Forget.me (chơi chữ: hãy quên tôi) chuyên làm dịch vụ chuyển những yêu cầu xóa thông tin của khách hàng đến Google. Hiện tại, đại diện của Forget.me cho biết, mỗi ngày có khoảng 250 yêu cầu, trong đó có đến 5% các yêu cầu gỡ các thông tin có liên quan đến tố tụng hình sự.
Forget.me thống kê những lý do yêu cầu gỡ link khỏi kết quả tìm kiếm của Google (Business Insider)
“Những gì đang xảy ra giống hệt như hiện tượng “lỗ hổng ký ức” trong tác phẩm 1984 của George Orwell, cuốn sách đã mô tả có những tay sai của Big Brother sẽ xóa sạch những tin tức mà chính phủ muốn mọi người quên đi”, tờ BI bình luận.
Bên cạnh tất cả những điều đã nói ở trên, điều luật “quyền được quên” còn đáng sợ vì một lý do khác: toàn bộ quá trình này là không minh bạch và hậu quả nó gây ra cho các cá nhân thậm chí còn tồi tệ hơn tất cả những gì các tòa án đã dự tính.
Danny Sullivan đã viết trên trang MarketingLand.com cho biết, khi người dùng tìm kiếm nội dung đã bị Google gỡ bỏ, Google sẽ đề cập rõ “một số kết quả tìm kiếm đã bị gỡ bỏ theo điều luật bảo vệ thông tin ở châu Âu, tìm hiểu thêm tại…”
Thông báo của Google khiến người ta tò mò
Thậm chí, Danny Sullivan còn dẫn ra một email từ Google trong đó viết rõ: Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì không thể hiển thị các kết quả dưới đây trên phiên bản tìm kiếm của Google châu Âu vì các chính sách mới…” , kèm theo đó là các đường link “bị gỡ khỏi kết quả tìm kiếm của công cụ Google”.
Thông báo chi tiết của Google gửi người dùng
Điều đó, không khác nào mời gọi người đọc ngấu nghiến vào xem vì ý nghĩ “thông tin bị kiểm duyệt là thông tin thú vị”.
Như vậy, thay vì giúp “che giấu thông tin”, việc lạm dụng điều luật này có thể có tác dụng ngược, thúc đẩy người ta đi đến cùng để có được thông tin.
Tóm lại, về cơ bản, điều luật này đang khiến cả công chúng lẫn người thực thi ở EU phải đau đầu và lo lắng.
Bài viết được thực hiện dựa trên nguồn tin tham khảo của các trang Business Insider, MarketingLand.com và BBC.
Theo Infonet
Project Volta: Đơn giản là Battery Saver hay còn nhiều ý nghĩa sâu xa?
Thử nghiệm trên chiếc Nexus 5 cho thấy thời lượng pin của thiết bị này đã được kéo dài thêm 20% với Android L.
Tóm tắt bài viết:
- Dự án Volta này của Google thúc đẩy các nhà phát triển quan tâm đến vấn đề tối ưu thời lượng pin cho thiết bị. Điều này đã giúp Google tìm ra một giải pháp mà họ vẫn gọi là "lazy first".
- Để giúp cho người dùng có thể trải nghiệm đầy đủ lợi ích của dự án này, dĩ nhiên các nhà phát triển bên thứ ba cũng phải bắt tay vào công việc chứ không riêng các kỹ sư của Google.
- Cuối cùng, Battery Saver là công cụ đắc lực trong Project Volta mà mọi người dùng phổ thông đều có thể sử dụng. Theo Google, họ nói rằng người dùng có thể kéo dài thời lượng pin lên đến 90 phút với Battery Saver, giúp kéo dài thời lượng pin lên 20%.
Sau khi loại bỏ các thành phần đồ họa không cần thiết với Project Butter trên Android 4.1, tối ưu bộ nhớ với Project Svelte trên Android Kitkat 4.4 thì mới đây, Google lại tiếp tục công bốProject Volta, dự án mới nhất của hãng nhằm tối ưu thời lượng pin trên Android L.
Việc cải tiến thời lượng pin không phải là chuyện gì mới mẻ, tuy vậy, làm sao Google có thể thực hiện được điều đó? Trong quá trình nghiên cứu, các kỹ sư của Google đã phát hiện ra một sự thật rất thú vị: cứ mỗi giây hoạt động lãng phí (ví dụ như bộ xử lý bỗng dưng "tỉnh giấc" để xử lý một tác vụ mà nó hoàn toàn có thể xử lý sau) của một ứng dụng cụ thể sẽ làm giảm 2 phút thời lượng pin ở chế độ chờ. Bây giờ, hãy giả sử rằng điện thoại của bạn có 50 ứng dụng đang chạy, mỗi ứng dụng sẽ phát sinh 1 giây hoạt động lãng phí trong một giờ. Con số này nhìn qua thì có vẻ nhỏ nhưng khi tính tổng cộng lại, điện thoại của bạn sẽ bị mất 100 phút thời lượng pin ở chế độ chờ trong tổng số thời gian mà tất cả các ứng dụng này hoạt động.
Project Volta: Không còn đến trước, xử lý trước
Dự án Volta của Google nhằm thúc đẩy các nhà phát triển quan tâm đến vấn đề tối ưu thời lượng pin cho thiết bị. Điều này đã giúp Google tìm ra một giải pháp mà họ vẫn gọi là "lazy first". Về cơ bản, thuật ngữ này chỉ việc khuyến khích các nhà phát triển lập lịch để xử lý các tác vụ không khẩn cấp sau cùng. Đây thực sự là một sự thay đổi lớn trong việc viết ứng dụng khi mà theo phương pháp phát triển ứng dụng theo hướng tối ưu hiệu suất, các tác vụ sẽ được xử lý theo kiểu đến trước, xử lý trước.
Với phương pháp tiếp cận "lazy first" này, khi có nhiều ứng dụng chạy trên máy, hiệu ứng cộng hưởng mà nó mang lại rất lớn. Hãy tưởng tượng, thay vì mỗi ứng dụng lại đánh thức thiết bị vào một thời điểm khác nhau để xử lý tác vụ của riêng nó, thì với "lazy first", các tác vụ sẽ được gom vào và được thiết bị xử lý một thể, tránh việc đánh thức thiết bị nhiều lần gây hao pin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ hiệu quả cho với các tác vụ không yêu cầu phản hồi kết quả lại ngaycho người dùng. Còn đối với các trường hợp còn lại, các nhà phát triển sẽ vẫn giữ nguyên phương pháp đến trước, xử lý trước.
JobScheduler giúp các nhà phát triển tiếp cận "lazy first" dễ dàng hơn
Để giúp cho người dùng có thể trải nghiệm đầy đủ lợi ích của dự án này, dĩ nhiên các nhà phát triển bên thứ ba cũng phải bắt tay vào công việc chứ không riêng các kỹ sư của Google. Bộ API mới với tên gọi JobScheduler cung cấp cho nhà phát triển các công cụ để giúp ứng dụng trở nên "lười biếng" hơn; với ứng dụng này, nhà phát triển hoàn toàn có thể trì hoãn một số tác vụ cho đến khi có kết nối WiFi, 3G hay đến khi điện thoại được cắm sạc...
Đây thực sự không phải là một phương pháp tiếp cận mới mẻ trong việc tối ưu thời lượng pin. Microsoft đã thực hiện điều tương tự trên Windows 8 và Apple cũng đã áp dụng cách này đối vớiOS X Marverick. Tuy nhiên, Google là hãng tiên phong trong việc áp dụng phương pháp này trên di động.
Theo dõi lịch sử pin
Một yếu tố khác có mặt trong Project Volta nhằm đạt được khả năng cải tiến pin vượt trội, đó chí là Battery Historian. Về cơ bản, đây là công cụ dành cho các developer có thể sử dụng để theo dõi các hoạt động của ứng dụng với mức độ chi tiết cao (hiển thị từng lần ứng dụng ép vi xử lý thức dậy trên giao diện timeline theo từng giây)
Với Battery Historian, các nhà phát triển sẽ có thể tìm thấy nguyên nhân tại sao ứng dụng lại gây tốn pin một cách rõ ràng và tìm các khắc phục nó.
Battery Saver: cho phép điện thoại chạy thêm được 90 phút
Cuối cùng, Battery Saver là công cụ đắc lực trong Project Volta mà mọi người dùng phổ thông đều có thể sử dụng. Theo Google, họ nói rằng người dùng có thể kéo dài thời lượng pin lên đến 90 phút với Battery Saver do tính năng này thực hiện các tác vụ như: giảm xung của bộ vi xử lý cũng như cắt giảm bớt số lõi hoạt động, giảm tỉ lệ làm tươi của màn hình và giới hạn dữ liệu chạy nền.
Người dùng có thể kích hoạt Batteyr Saver trong mục cài đặt vào bất cứ thời điểm nào hoặc có thể thiết lập tự động để tính năng này tự kích hoạt khi pin chỉ còn 15%. Công cụ này có thể thực sự làm người dùng bớt bực dọc về vấn đề thời lượng pin trên các smartphones; và trong khi chúng ta đã được thấy các giải pháp từ Samsung hay HTC về vấn đề này, thật tuyệt vời khi Google đã đem tính năng này lên Android gốc để có thể sử dụng cho tất cả các thiết bị.
Thời lượng pin kéo dài hơn 20% trên Android L
Thật tốt khi biết được Project Volta thực sự đem lại hiệu quả chứ không phải là lý thuyết xuông. Thử nghiệm trên chiếc Nexus 5 cho thấy thời lượng pin của thiết bị này đã được kéo dài thêm 20% và thực sự không có gì nghi ngờ về điều đó. Khi tất cả những nhà sản xuất, lập trình viên tối ưu ứng dụng của họ, những chiếc điện thoại khác đều sẽ có thời lượng pin được cải thiện tương tự.
Theo Trí Thức Trẻ
Tôi nói thẳng vào mặt chồng: 'Anh chỉ là công cụ để duy trì nòi giống' Mới vài hôm trước, tôi đã nói thẳng và nhổ toẹt vào mặt chồng bảo: "Anh chỉ là công cụ để duy trì nòi giống". Chồng tôi dù khi đó ở thế một người đàn ông lăng nhăng cũng đã xông vào tát tôi túi bụi. Anh chửi tôi: "Trần đời, chả có con vợ nào ghê gớm và vô học như mày"....