Quyền được chết: Cần khung pháp lý chặt chẽ, tránh bị khép tội giết người
Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định hai tội danh liên quan tới hành vi chấm dứt sự sống người khác mặc dù có sự đồng ý của họ, vẫn bị coi là tội phạm.
Quyết định đúng đắn, nhân đạo với bệnh nhân
TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, bệnh nhân đến viện được khám chữa bệnh là quyền đầu tiên. Với những bệnh nhân nặng sau khi nghe bác sĩ giải thích, gia đình xin về dù biết ra khỏi bệnh viện là chết thì đó là quyền quyết định của họ, không ai ép được. Bác sĩ lúc này có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng bệnh, phương thức điều trị, chi phí, khả năng mà thôi.
TS Hùng nói: “Một bệnh ung thư giai đoạn cuối di căn đau đớn, dằn vặt; sự tồn tại của họ chỉ tính bằng ngày, bằng tháng nhưng họ chịu đựng đau khủng khiếp. Nỗi đau lan cho gia đình, người thân; tốn kém tiền của nên họ yêu cầu chấm dứt điều trị để họ ra đi, chấm dứt nỗi đau. Tôi cho đây là quyết định đúng đắn, nhân đạo với bệnh nhân”, bác sĩ Hùng nói.
Cá nhân có quyền quyết định chấm dứt sự sống của mình
Dưới góc độ luật pháp, LS Phạm Ngọc Minh – Công ty Luật TNHH Everest cho rằng, quyền sống là quyền tự nhiên của con người, được pháp luật ghi nhận. Ở góc độ quyền tự định đoạt, cá nhân có quyền quyết định chấm dứt sự sống của mình. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa công nhận “ quyền được chết”. Thực tế trên thế giới hiện nay, rất ít nước quy định về quyền này.
Nguyên do, mọi hệ quả của những cái chết do cá nhân tự định đoạt thường kéo theo những vấn đề mang tính tiêu cực và ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác. Con người là thực thể của tự nhiên. Từ quan điểm, sự sống hay cái chết hãy để nó diễn ra một cách tự nhiên, thì việc sắp xếp, lựa chọn cái chết hiện nay dưới góc độ pháp lý hay đạo đức đều chưa được công nhận.
Video đang HOT
Tuy nhiên, LS Minh cũng nhấn mạnh cần nhìn thẳng vào thực tế hiện nay, đó là tồn tại những trường hợp mà cái chết đôi khi lại là giải pháp tốt nhất, ví dụ những người mang căn bệnh không thể cứu chữa, sống thực vật, hoặc những người mang những căn bệnh mà sự sống chỉ đem lại cho họ sự đau đớn tột cùng không chỉ về thể xác mà còn về tinh thần.
Khi đó, họ mong muốn tìm đến cái chết, nhưng không được pháp luật cho phép. “Theo quan điểm của tôi, trong những trường hợp cụ thể như vậy, pháp luật nên công nhận “quyền được chết” của cá nhân. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào “muốn chết” là có thể “được chết” mà chỉ là trong những trường hợp cụ thể và thể hiện rõ mục đích nhân đạo” – LS Minh nhấn mạnh
Không phải chỉ nói muốn chết là được đáp ứng ngay
Một chuyên gia tâm lý cho biết trên thế giới các nước đã thực hiện “cái chết nhân ái” này từ lâu. Theo đó họ thành lập hẳn một hiệp hội nghề để thực hiện nhiệm vụ cho những người cận tử. Vì điều này liên quan đến những đối tượng đặc biệt nên họ quy định rất rõ trong quy điều đạo đức.
Cụ thể, để đáp ứng quyền được chết của một người nào đó (không chỉ là bệnh nhân nặng, ung thư giai đoạn cuối hay sống thực vật mà ngay cả với những người bị trầm cảm…) họ phải trải qua nhiều buổi tham vấn với hiệp hội nghề. Tại mỗi buổi tham vấn đều ghi lại những kết quả cụ thể, chỉ đến khi hiệp hội nghề ghi nhận đây là lựa chọn cuối cùng của chủ thể thì quyền này mới được thực thi.
Ths tâm lý Hoàng Kim Xuyến, khoa Nhi và tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cũng ủng hộ đề xuất này. Bởi đây là lựa chọn tối ưu đối với gia đình và người bệnh khi bị đau ốm kéo dài. Việc này giúp người bệnh giải thoát khỏi sự đau đớn cho bản thân và tránh cho gia đình đỡ tốn kém về tiền bạc. Bằng chứng là có nhiều trường hợp đã tự giải thoát cho chính bản thân họ bằng việc tự tử.
Tuy nhiên theo Ths Xuyến thì đối với người thân của bệnh nhân thì việc chấm dứt sự sống của người bệnh nan y là không thể, và được cho là việc phi đạo đức. Chính vì thế việc thực thi sẽ rất khó và càng khó để tìm người hỗ trợ vấn đề này.
Rõ ràng việc công nhận “quyền được chết” là vấn đề hết sức nhạy cảm, nên theo quan điểm của LS Nguyễn Ngọc Minh thì nếu pháp luật công nhận quyền này thì cần có một khung pháp lý và quy trình chặt chẽ, để đảm bảo không xảy ra tình trạng lạm dụng quyền được chết, hoặc là cá nhân thực hiện quyền này nhưng không phải là ý chí đích thực của họ ví dụ như cá nhân này thực hiện chấm dứt sự sống của mình trong tình trạng kích động, tinh thần không tỉnh táo…
Do đó, cá nhân chỉ thực hiện quyền này khi đã thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt và sự hỗ trợ có những chủ thể nhất định (ví dụ như các bác sĩ hay những người có chuyên môn cao về y học… mới được thực hiện hành vi giúp đỡ người bệnh thực hiện quyền được chết và việc giúp đỡ này phải căn cứ vào những kết luận của một số cơ quan nhất định về việc căn bệnh không thể chữa trị…), hoặc là việc thực hiện quyền được chết bên cạnh phải có sự đồng ý của người bệnh thì cần tham khảo ý kiến của người thân của họ.
Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định hai tội danh liên quan tới hành vi chấm dứt sự sống người khác mặc dù có sự đồng ý của họ, vẫn bị coi là tội phạm, đó là tội giết người quy định tại Điều 93 BLHS và tội giúp người khác tự sát quy định tại Điều 101 BLHS.
Như vậy, “quyền được chết” được công nhận và quy định cụ thể sẽ tạo những khung pháp lý trong trường hợp cụ thể như một một số cá nhân thực hiện hoặc trợ giúp người chấm dứt sự sống của người khác với sự đồng ý của họ vì lý do nhân đạo.
Theo Infonet
Bệnh viện Bạch Mai "bốc khói", bệnh nhân nháo nhác sơ tán
Phát hiện có khói kèm thêm mất điện, nhiều bệnh nhân bệnh viện Bạch Mai cùng người nhà phải bê đồ đạc chạy ra khỏi phòng điều trị.
Tin tức ban đầu, sự việc xảy ra vào khoảng 21h50 tối 13/4, tại khoa khoa Y học cổ truyền (Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội) gây mất điện khiến nhiều bệnh nhân và người nhà phải sơ tán ra ngoài do phát hiện có khói.
Thông tin từ một số bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cho hay, thời điểm trên, trong phòng bất ngờ bị mất điện, sau đó nhiều người ngửi thấy mùi khét và phát hiện khói bốc lên nghi ngút từ tầng hầm của tòa nhà.
Xe cứu hỏa được điều động đến khu vực có khói.
Một nhân chứng cho biết: "Khi đó khói và nóng không chịu được cộng thêm việc mất điện nên mọi người vội vã hô hoán nhau cầm đồ đạc như chăn, màn, dụng cụ cá nhân tháo chạy ra ngoài. Nguyên nhân có lẽ do sự cố chập điện dưới tầng hầm của tòa nhà này. Một lúc sau xe cứu hỏa đến nhưng chưa phải phun nước. Họ đã đập tường ở chân móng ra để thông khói tầng hầm ra ngoài".
Anh Ng. (31 tuổi) thông tin thêm: "Tôi lúc đó đang nằm trong phòng trên tầng 2. Thấy khói bốc lên từ phía dưới và mất điện nên cùng mọi người ôm đồ xuống đây lánh nạn. Chỉ thấy khói thôi, chứ chưa nhìn thấy lửa phát ra".
Rất nhiều người nhà và bệnh nhân phải sơ tán ra khỏi phòng.
Ghi nhận tại hiện trường, đến 22h40 cùng ngày, khói không còn bốc ra từ hầm của tòa nhà. Mặc dù đã điều 3 xe cứu hỏa khu vực đến hiện trường nhưng xét thấy đám cháy không còn khả năng bùng phát nên lực lượng cứu hỏa đã không tiến hành phun nước và nhanh chóng rút khỏi hiện trường ngay sau đó.
Đến 23h cùng ngày, rất đông bệnh nhân và người nhà của họ vẫn phải vạ vật ngoài sân và hành lang của bệnh viện. Theo quan sát, tòa nhà vẫn chưa có điện trở lại, sự an toàn chưa được đảm bảo nên lực lượng chức năng chưa dám cho người dân quay trở lại phòng.
Vụ việc vẫn đang được làm rõ.
Lâm Anh
Theo_Người Đưa Tin
Khói bốc nghi ngút tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân hoảng loạn sơ tán Hàng trăm bệnh nhân đang điều trị tại khoa Y học cổ truyền (Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội) đã hoảng loạn sơ tán ra ngoài khi khoa này bất ngờ mất điện và khói bốc lên nghi ngút... Rất đông bệnh nhân và người nhà đã phải sơ tán ra ngoài... Sự việc xảy ra vào khoảng 21h50 ngày 13/4, tại...