Quyền của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Là quốc gia ven biển, Việt Nam có quyền chủ quyền trong khai thác dầu khí, khoáng sản trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Trong những ngày qua, trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây trên Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng liên tiếp đưa ra các tuyên bố khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 ( UNCLOS).

Trong thông điệp mạnh mẽ tối qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã lên án việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, đồng thời tái khẳng định đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Quyền của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông - Hình 1

Các vùng biển của quốc gia ven biển được quy định theo UNCLOS. Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, Việt Nam có quyền chủ quyền với việc thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí, tôm cá… theo quy định của UNCLOS. Đồ họa: ttbiendao.hcmussh.edu.vn.

Vậy theo UNCLOS, các quốc gia ven biển có những quyền gì đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình?

Với đường bờ biển dài 3.260 km cùng nhiều đảo và quần đảo, Việt Nam là một quốc gia ven biển có đầy đủ các quyền và tuân thủ các nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS. Theo Công ước, mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam tuyên bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Đây cũng là căn cứ để Việt Nam xác định phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia theo khung pháp lý được UNCLOS đề ra.

Vùng nước nằm trong đường cơ sở gọi là “vùng nước nội thủy”, được đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển. Tàu thuyền nước ngoài muốn vào ra nội thủy phải xin phép nước ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước đó.

Điều 3 Công ước quy định chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thuỷ của mình đến một vùng biển tiếp liền kéo dài 12 hải lý tính từ đường cơ sở, được gọi là lãnh hải. Trong lãnh hải, quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ, song không tuyệt đối như nội thủy.

Quốc gia ven biển được công nhận các quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp trên lãnh hải, nhưng tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua lãnh hải của nước đó mà không phải xin phép trước nếu họ không tiến hành bất kỳ hoạt động gây hại nào.

Quyền của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông - Hình 2

Các vùng biển của Việt Nam theo quy định của UNCLOS. Đồ họa: Camau.gov.vn.

Vùng biển tiếp giáp với lãnh hải gọi là vùng tiếp giáp lãnh hải, có chiều rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 33 của UNCLOS quy định vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia, bao gồm quyền tài phán nhằm ngăn ngừa và quyền tài phán trừng trị những vi phạm trong các lĩnh vực về hải quan, thuế khoá, y tế, nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Vùng đặc quyền kinh tế nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán.

Điều 62 của UNCLOS quy định quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.

Theo Điều 58 của Công ước, các quốc gia được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không… Tuy nhiên, khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, các quốc gia phải tôn trọng luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của UNCLOS.

Công ước còn quy định thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa nhưng không vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trong trường hợp mép ngoài rìa lục địa có khoảng cách chưa đến 200 hải lý, thềm lục địa của quốc gia được tính là vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, theo điều 76 của UNCLOS.

UNCLOS quy định trong thềm lục địa, quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, dầu khí, tôm cá… của mình.

“Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong đó quan trọng nhất là quyền thăm dò, khai thác các tài nguyên nằm trong khu vực đó”, chuyên gia luật biển Hoàng Việt thuộc Đại học TP HCM nói với VnExpress.

Vì đây là đặc quyền của quốc gia ven biển nên “nếu các quốc gia khác muốn khai thác phải có sự đồng ý bằng văn bản của quốc gia ven biển đó”, ông Hoàng Việt nói.

Trong một bài viết trên blog cá nhân ngày 6/5/2014, Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu nổi tiếng về Luật Biển của Trung Quốc, cho rằng “Trung Quốc là quốc gia tham gia ký kết UNCLOS, nên cần tuân thủ điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển”.

Theo điều 279, 280 của UNCLOS, mọi tranh chấp giữa các quốc gia thành viên về việc giải thích hay áp dụng Công ước đều được giải quyết bằng các phương pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Quyền của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông - Hình 3

Nhà giàn DK1 trên thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: Phạm Ngọc.

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng hôm qua 19/7 khẳng định các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

“Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này”, bà Hằng nói.

Theo Thành Nguyễn (VnExpress)

Tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam: Công lý đứng về phía Việt Nam!

Hành vi của tàu Trung Quốc là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Ngày 19/7/2019, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7/2019 liên quan đến diễn biến ở khu vực biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam biển Đông".

Để xác định tính chất và mức độ vi phạm tại hiện trường gây ra bởi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc ở khu vực Nam biển Đông cần xem xét đến những căn cứ pháp lý, qua đó đánh giá lập trường của các bên liên quan.

TS Trần Công Trục - nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ, một trong những người đầu tiên tham gia biên dịch các tài liệu và nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 ra tiếng Việt, chia sẻ với VTC News những vấn đề giúp độc giả hiểu rõ hơn về vụ việc.

- Thưa Tiến sĩ, căn cứ pháp lý nào để Việt Nam có thể khẳng định đó là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình?

Tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam: Công lý đứng về phía Việt Nam! - Hình 1

Đối chiếu với những quy định của UNCLOS 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012, cũng như các tiền lệ pháp, đặc biệt là Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế The Hague năm 2016, khẳng định nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam biển Đông. TS. Trần Công Trục

Qua nghiên cứu, đối chiếu với những quy định của UNCLOS 1982, Luật Biển Việt Nam năm 2012, cũng như các tiền lệ pháp, đặc biệt là Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế The Hague năm 2016, chúng tôi đánh giá rằng lời khẳng định nói trên của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là khá thuyết phục, vì nó có căn cứ pháp lý rõ ràng.

Bởi vì, khu vực phía Nam biển Đông được đề cập là khu vực bãi cạn Tư Chính, Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân... ở cách đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam công bố năm 1982 dưới 200 hải lý, thậm chí có khu vực ở cách đường bờ biển ven bờ lục địa đối diện cũng xấp xỉ khoảng trên dưới 200 hải lý.

Chúng tôi nhấn mạnh đến khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý; bởi vì còn có ranh giới ngoài của thềm lục địa có thể mở rộng ra đến 350 hải lý, nếu chứng minh được bờ ngoài của thềm lục địa kéo dài ra ngoài giới hạn 200 hải lý .

Vì vậy, Việt Nam đã và đang tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, xây dựng các cụm dịch vụ mang tên DK, phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo Điều 60, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và Điều 80 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.

Việt Nam có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 của UNCLOS 1982 hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Việt Nam tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm ở thềm lục địa phía Nam thành đảo nổi và không ghép chúng vào quần đảo Trường Sa, đồng thời bác bỏ sự gán ghép này.

Tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam: Công lý đứng về phía Việt Nam! - Hình 2

Nhà giàn DK1/18. (Ảnh: VOV)

- Vậy cơ sở nào mà Trung Quốc lại nguỵ biện rằng khu vực mà nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 đang hoạt động nằm trong phạm vi "quần đảo Nam Sa" thuộc lãnh thổ của Trung Quốc?

Trung Quốc xem bãi Tư Chính là một phần của quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc "chủ quyền bất khả xâm phạm" của Trung Quốc. Nhưng lập luận ngụy biện này hoàn toàn trái ngược với những quy định của UNCLOS 1982, và đặc biệt là đã bị Phán quyết Tòa Trọng tài quốc tế The Hague năm 2016 bác bỏ.

Cụ thể, liên quan đến quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý của quần đảo Trường Sa, Tòa trọng tài đã tuyên:

- Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý, trong khi các cấu trúc chìm khi thủy triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy;

- Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. Các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, nhưng các "đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa";

- Không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Tòa cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

Theo đó, các bãi cạn Vành Khăn, Cỏ Mây, Cỏ Rong... là những rạn san hô, bãi cát ngầm ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển được Tòa xác định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế theo đề nghị của Philippines. Tuy nhiên, Tòa đã nói rất rõ: Phán quyết của Tòa không giải quyết vấn đề chủ quyền/phân định biển.

- Có thể hiểu là riêng vấn đề chủ quyền đối với Vành Khăn, Cỏ Mây, Cỏ Rong..., toà không ra phán quyết. Vậy các bên liên quan sẽ phải giải quyết về vấn đề chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc nào, thưa ông?

Theo nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ. Và, lúc đó, các bên liên quan sẽ phải chứng minh bãi cạn Vành Khăn, Cỏ Mây, Cỏ Rong... về mặt địa chất, địa mạo là một phần của quần đảo Trường Sa hay chỉ là một bộ phận cấu thành thềm lục địa của một quốc gia ven biển liên quan theo quy định của UNCLOS 1982.

Tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam: Công lý đứng về phía Việt Nam! - Hình 3

Tàu Haijing 35111 của Trung Quốc. (Ảnh: SOCIAL MEDIA)

Tất nhiên, khi bàn thảo về nội dung này, người ta không thể không đề cập đến quần đảo Trường Sa bao gồm những thực thể nào, phạm vi của nó đến đâu. Liên quan đến phạm vi quần đảo Trường Sa, hiện nay chưa có bên liên quan nào công bố chi tiết, chính thức. Nếu nghiêm túc dựa vào các quy định của UNCLOS, đối chiếu với trạng thái tự nhiên của chúng trên thực tế và với một thái độ thật sự cầu thị, thiện chí, khách quan, chắc chắn sẽ tìm ra được những đáp số chuẩn xác nhất.

Bởi vì, Phán quyết của Tòa trọng tài đã cung cấp và giải thích cho chúng ta những khái niệm pháp lý rất chính xác và rõ ràng; có thể được xem như là một Phụ lục của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982; giúp cho chúng ta có căn cứ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong biển Đông trước những tính toán giải thích và áp dụng sai các quy định của UNCLOS 1982 của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông, không chỉ những nội dung mà Phán quyết Tòa trọng tài đã tuyên, mà còn các nội dung khác nữa.

- Xin ông cho biết cụ thể Trung Quốc có những hành động gì để thực hiện hóa yêu sách ngang ngược của mình? Và Việt Nam có những phản đối mạnh mẽ ra sao với các hành động ngang ngược đó?

Để hiện thực hóa yêu sách của mình, ngày 8/5/1992, một công ty nhỏ của Mỹ, Crestone Energy Corporation, được Trung Quốc cấp quyền thăm dò dầu khí trên một phạm vi biển rộng đến 25.155 km mà Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc, cạnh khu vực bãi ngầm Tư Chính. Đồng thời, Trung Quốc cũng ký hợp đồng giao 5.076 km biển tại bãi Tư Chính cho doanh nghiệp này.

Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ động thái này của Trung Quốc, trong khi vẫn tiến hành cấp quyền một lô dầu khí cạnh đó cho hãng Mobil của Mỹ. Đến năm 1994, Crestone lại có kế hoạch thăm dò lô Vạn An Bắc 21 (theo cách gọi của Trung Quốc) nhưng Việt Nam đã kiên quyết ngăn cản nên Công ty này phải dừng hoạt động. Cũng trong năm này, Việt Nam thuê Công ty Vietsovpetro tìm cách khoan một giếng dầu trong khu vực.

Hai năm sau, vào năm 1996, Việt Nam đã ký hợp đồng với hãng Conoco của Mỹ thăm dò dầu khí tại hai lô 133 và 134, bao trùm diện tích 14.000 km tại vùng biển hầu như trùng khớp với vùng biển mà Trung Quốc giao cho Crestone năm 1992. Trung Quốc xem hành động của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị, đồng thời cảnh cáo trực tiếp Công ty Conoco. Việt Nam cho rằng, không cần phải thảo luận với Trung Quốc về hợp đồng dầu khí, bởi lẽ vùng khai thác thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

- Thưa ông, vậy chủ chương và phương thức ứng xử của Việt Nam là như thế nào?

Nội dung tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho thấy lập trường pháp lý và chủ trương chính trị của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, rõ ràng, thể hiện thiện chí của một quốc gia thành viên có trách nhiệm của UNCLOS 1982. Chúng tôi đánh giá cao và xin nhấn mạnh đến biện pháp đấu tranh ngoại giao và phương thức ứng xử trên thực tế của các lực lượng chấp pháp của Việt Nam khi phát hiện những hoạt động phi pháp của nhóm tàu Hải Dương 8.

Về đấu tranh ngoại giao, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Căn cứ vào tính chất, mức độ và phạm vi xảy ra vi phạm và xuất phát từ thiện chí, tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trước Công đồng khu vực và quốc tế, Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam đã cân nhắc một cách thận trọng trước khi áp dụng những hình thức đấu tranh chính trị, pháp lý, truyền thông thích hợp, khá mạnh mẽ và đúng thủ tục pháp lý hiện hành.

Nội dung các văn kiện ngoại giao theo chúng tôi cũng đã phản ánh đầy đủ lập trường nói trên của Việt Nam. Tuy nhiên, có thể vì lý do nào đó, chúng không nhất thiết phải được công bố công khai. Đó là một thực tế thông thường trong cách ứng xử giữa cac quốc gia trong quan hệ quốc tế. Dù công bố hay không, giá trị pháp lý vẫn không thay đổi.

- Còn những ứng xử của các lực lượng chấp pháp tại hiện trường, thưa ông?

Về những động thái ứng xử của các lực lượng chấp pháp tại hiện trường, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết: "Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam". Chúng tôi xin được bình luận sâu hơn về thông tin này:

Như chúng tôi đã phân tích, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định phù hợp với quy định của UNCLOS 1982, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình,Nghiên cứu khoa học về biển, Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

Các quốc gia khác, có biển và không có biển, có 3 quyền khi đi vào vùng 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của quốc gia ven biển, bao gồm: quyền tự do hàng hải, hàng không, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn dầu ở đáy biển của vùng thềm lục địa.

Tuy nhiên, nếu các quốc gia thực hiện những quyền này mà ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò khai thác, kinh tế hoặc nghiên cứu khoa học của quốc gia ven biển thì phải được sự cho phép của quốc gia ven biển. Nếu không được phép là vi phạm EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Hơn nữa, cũng xin được lưu ý rằng, theo UNCLOS 1982, việc phát hiện và xử lý các sai phạm có khả năng xảy ra hay đã xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các lực lượng chấp pháp trên biển của quốc gia ven biển cũng phải tuân thủ các thủ tục pháp lý chặt chẽ, không được phép xử lý một cách tùy tiện, đặc biệt là hạn chế hoặc thậm chí nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp bằng sức mạnh để cưỡng bức, không qua xét xử của các cơ quan tư pháp... Chẳng hạn, Điều 73, UNCLOS 1982, quy định:

- Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước;

- Khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu này;

- Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác;

- Trong trường hợp bắt hay giữ một tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ biết, bằng các con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế tài có thể sẽ được tuyên bố sau đó.

- Như vậy, khi áp dụng các biện pháp đấu tranh tại hiện trường xảy ra vụ việc, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên biển, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam phải lưu ý điều gì, thưa ông?

Có thể thấy rằng, khi áp dụng các biện pháp đấu tranh tại hiện trường xảy ra vụ việc để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trên biển, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam cũng phải hết sức thận trọng và phải cân nhắc kỹ trước khi áp dụng một biện pháp nào đó, chứ không thể xử lý theo cảm xúc, chủ quan. Nếu không cẩn thận, chúng ta có thể bị mắc bẫy của đối phương khi họ kiếm cớ để gây khủng hoảng dẫn tới đụng độ, nhằm nhanh chóng rút ngắn thời gian thực hiện mục tiêu chiến lược của họ.

Điều này còn là bài học, lời cảnh tĩnh đối với chúng ta, với tư cách là những công dân bình thường, khi tiếp cận với những thông tin không được kiểm chứng hòng kích động dư luận, gây bất ổn về chính trị, vì những động cơ chính trị; còn với tư cách là những cán bộ, chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh chính trị, pháp lý, tuyên truyền, giáo dục, trước hết, phải nâng cao kiến thức pháp lý của mình để chỉ đạo hay trực tiếp tham gia quá trình xử lý đúng đắn và thích hợp, đồng thời, có trách nhiệm thông tin kịp thời, chuẩn xác, rõ ràng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, trong bối cảnh có nhiều thông tin thiếu kiểm chứng đang tràn ngập trên các mạng xã hội ở thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

- Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện!

Video: Mỹ phản đối Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông. (Video: truyền hình Thông tấn).

VĂN ĐỨC

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giườngVụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường
07:31:09 18/01/2025
Xe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thươngXe tang lao vào đám đông chờ đèn đỏ, 1 người tử vong, 2 người bị thương
16:50:31 18/01/2025
Xác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCMXác minh người mặc đồ GrabBike chỉnh tín hiệu đèn giao thông ở TPHCM
21:03:09 17/01/2025
Xe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi VọtXe container lao vào cabin trạm thu phí cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
16:44:56 18/01/2025
Lý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấpLý do tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên phải dừng khẩn cấp
14:20:58 17/01/2025
Tới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô TiênTới dự đám cưới, ô tô do người đàn ông điều khiển bất ngờ lao xuống hồ Cô Tiên
16:47:25 18/01/2025
Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú XuyênHà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên
08:27:05 19/01/2025
Thi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhàThi thể bé trai 7 tuổi mất tích được phát hiện dưới ao nước gần nhà
16:56:15 18/01/2025

Tin đang nóng

Bắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà NộiBắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà Nội
07:05:31 19/01/2025
Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"Bỏ nhà ra đi suốt 8 năm vì trượt đại học, ngày trở về nhìn thấy bố, nam thanh niên gào thét: "Ông không phải cha tôi!"
08:27:10 19/01/2025
"Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông""Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông"
08:46:15 19/01/2025
Sao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻSao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ
09:13:38 19/01/2025
Hơn 20 giờ truy bắt nghi phạm sát hại 4 người thân ở Phú XuyênHơn 20 giờ truy bắt nghi phạm sát hại 4 người thân ở Phú Xuyên
10:58:57 19/01/2025
Phát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương NhiPhát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương Nhi
08:39:31 19/01/2025
Bạn gái Văn Thanh, vợ Hùng Dũng ra sân pickleballBạn gái Văn Thanh, vợ Hùng Dũng ra sân pickleball
07:46:25 19/01/2025
Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóngVệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóng
09:13:54 19/01/2025

Tin mới nhất

Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

Xe tang tông nhiều phương tiện dừng chờ đèn đỏ ở Nghệ An, 1 người tử vong

08:25:20 19/01/2025
Trong lúc đang dừng chờ đèn đỏ ở thị trấn Đô Lương (Nghệ An), nhiều phương tiện giao thông bị xe tang tông từ phía sau. Vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.
Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

Một phụ nữ tử vong sau khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP Vinh

08:23:23 19/01/2025
Ngày 18/1, lãnh đạo UBND phường Quán Bàu (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, một phụ nữ đã tử vong thương tâm sau khi không may rơi từ tầng cao của một chung cư xuống sân.
Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

Phát hiện người đàn ông tử vong ở dốc cầu Phú Hữu, TP Thủ Đức

16:53:51 18/01/2025
Theo đó, khoảng 10 giờ cùng ngày, người dân lưu thông trên đường D2 trong khu Công Nghệ cao (TP Thủ Đức), theo hướng từ quận 7 thì nhìn thấy một người đàn ông nằm tử vong trong làn ô tô ở dốc cầu.
Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

Sắt từ xe đầu kéo đổ xuống đường ở TPHCM, một người bị thương

08:04:58 17/01/2025
Xe đầu kéo chở sắt chạy trên quốc lộ 1, khi đến một giao lộ ở quận Bình Tân (TPHCM), nhiều tấm sắt trên xe bất ngờ rơi xuống đường làm một người bị thương.
Công an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là sai

Công an TPHCM: Phạt người vượt đèn nhường đường xe cứu thương là sai

08:02:50 17/01/2025
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TPHCM khẳng định, những người thực hiện hành vi cấp thiết như nhường đường cho xe cứu thương, cứu người thì không bị xử phạt.
Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

Ngã ra đường khi vượt xe tải, ông lão bị xe cán tử vong tại chỗ

08:00:15 17/01/2025
Điều khiển xe máy trên đường, một ông lão ở Đắk Lắk không may bị té ngã khi cố vượt xe tải và bị phương tiện cán qua người, tử vong tại chỗ.
Dựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vong

Dựng cây nêu trước nhà, 2 anh em họ bị điện giật thương vong

07:25:46 17/01/2025
Chiều 16/1, lãnh đạo UBND xã Thanh Sơn, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết, khoảng 8h30 cùng ngày, tại thôn Quăn 1 xảy ra vụ điện giật khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.
Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

Đắk Lắk: va chạm với xe tải, một người đàn ông tử vong

05:23:10 17/01/2025
Theo camera an ninh của người dân ghi lại thì nguyên nhân ban đầu được xác định là do ông K đã điều khiển xe máy vượt lên xe tải và bất ngờ bị té ngã ngay trước đầu xe khiến nạn nhân bị cán tử vong tại chỗ.
Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

Một người dân ở Thanh Hóa tử vong khi đang dựng cây nêu chơi Tết

20:41:03 16/01/2025
Khi đã làm xong nhà mình, anh B sang sửa lại cây nêu nhà anh C. Do cây nêu cao, khi đang chuẩn bị chôn thì cây nghiêng đổ va quẹt vào đường dây điện 35 kV chạy ngang ngõ.
Một người đi bộ trên đường ray bị tàu hỏa tông tử vong

Một người đi bộ trên đường ray bị tàu hỏa tông tử vong

20:39:22 16/01/2025
Khi đến đoạn qua giao lộ với đường Hiệp Bình thuộc km 1716+200 (phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) thì xảy ra va chạm với một người đàn ông đi bộ trên đường ray.
Dập tắt vụ cháy nhà dân tại xã Sông Trầu, không có thiệt hại về người

Dập tắt vụ cháy nhà dân tại xã Sông Trầu, không có thiệt hại về người

20:36:16 16/01/2025
Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hư hỏng nặng căn nhà nói trên. Hiện cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Jason Quang Vinh Pendant báo tin vui đến HLV Kim Sang Sik

Jason Quang Vinh Pendant báo tin vui đến HLV Kim Sang Sik

08:37:52 16/01/2025
Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant của CLB Công an Hà Nội sắp hoàn tất quá trình nhập tịch để sẵn sàng khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Minh Tuyết 'lội ngược dòng' ở chung kết 'Chị đẹp đạp gió'

Minh Tuyết 'lội ngược dòng' ở chung kết 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

13:05:21 19/01/2025
Chung kết Chị đẹp đạp gió chứng kiến cú chuyển mình ngoạn mục của Minh Tuyết và các đồng đội khi từ vị trí cuối bảng vươn lên thứ hai.
Ngày nào con cũng mong đến giờ ăn trưa để mở hộp cơm mẹ nấu, bên trong có một thứ rất đặc biệt!

Ngày nào con cũng mong đến giờ ăn trưa để mở hộp cơm mẹ nấu, bên trong có một thứ rất đặc biệt!

Netizen

13:04:38 19/01/2025
Dù hàng quán có rất nhiều món ngon, mới lạ, thế nhưng ai cũng sẽ phải thừa nhận rằng cơm nhà là một điều gì đó cực kỳ đặc biệt. Những món ăn nóng hổi, chắc chắn là hợp khẩu vị mà mẹ nấu mỗi ngày luôn khiến những đứa con phải háo hức, mo...
Hari Won, Minh Hằng rạng rỡ đến mừng Trấn Thành ra mắt 'Bộ tứ báo thủ'

Hari Won, Minh Hằng rạng rỡ đến mừng Trấn Thành ra mắt 'Bộ tứ báo thủ'

Sao việt

13:02:29 19/01/2025
Tối 18.1, Trấn Thành chính thức trình làng phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ . Sự kiện có sự tham gia và ủng hộ của đông đảo khách mời và loạt sao Việt đình đám.
Garnacho khó rời MU vì vấn đề thái độ thi đấu

Garnacho khó rời MU vì vấn đề thái độ thi đấu

Sao thể thao

13:00:06 19/01/2025
Cả Napoli và Chelsea đều đặt dấu hỏi và thái độ thi đấu của Alejandro Garnacho, trước khi quyết định lôi kéo anh rời Old Trafford.
Một phút chủ quan sau tắm khiến người đàn ông trẻ vỡ mạch máu não

Một phút chủ quan sau tắm khiến người đàn ông trẻ vỡ mạch máu não

Sức khỏe

12:58:40 19/01/2025
Sau khi tắm, người đàn ông đột nhiên đau nhức, tay phải, chân phải yếu ớt. Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện nam bệnh nhân vỡ mạch máu não.
Hot nhất MXH: Đại gia khóc lóc cầu xin vợ diễn viên tái hợp, kêu oan vụ ngoại tình với Hoa hậu Hoàn vũ

Hot nhất MXH: Đại gia khóc lóc cầu xin vợ diễn viên tái hợp, kêu oan vụ ngoại tình với Hoa hậu Hoàn vũ

Sao châu á

12:57:33 19/01/2025
Vị đại gia này khiến MXH xôn xao khi ôm hoa và nhẫn kim cương 11,19 carat lên sóng livestream xin vợ diễn viên tha thứ.
Không khí Tết Việt trên đất Algeria

Không khí Tết Việt trên đất Algeria

Thế giới

12:38:17 19/01/2025
Chị Nguyễn Thị Thu Loan, một kiều bào gốc Trà Vinh sinh sống và làm việc nhiều năm tại thủ đô Algiers, chia sẻ đây là lần đầu tiên chị được tham gia gói bánh chưng tại Algeria, điều này gợi cho chị nhiều kỷ niệm khi còn được đón Tết ở q...
Xuất hiện tựa game Soulslike mới đầy thú vị, được coi là Elden Ring phiên bản "khủng long"

Xuất hiện tựa game Soulslike mới đầy thú vị, được coi là Elden Ring phiên bản "khủng long"

Mọt game

11:33:45 19/01/2025
FromSoftware đã tạo nên một cơn sốt khi phát hành series Dark Souls, và gần đây nhất là Elden Ring - các tựa game Soulslike khiến không ít game thủ phải phấn khích.
Khoe với chồng tổng tiền thưởng Tết của gia đình được 30 triệu, nào ngờ anh muốn dùng số tiền đó biếu mẹ và em dâu

Khoe với chồng tổng tiền thưởng Tết của gia đình được 30 triệu, nào ngờ anh muốn dùng số tiền đó biếu mẹ và em dâu

Góc tâm tình

11:33:23 19/01/2025
Quyết định chồng đưa ra làm tôi bối rối, không biết phải làm sao cho hợp lý nữa?Anh cả muốn độc chiếm 3000m2 đất, thay đổi di chúc của bố mẹ, tôi quyết tâm kiện ra tòa nhưng chồng lại khuyên tôi từ
Trấn Thành bất ngờ đăng đàn cầu cứu cư dân mạng, biết lý do ai cũng phẫn nộ

Trấn Thành bất ngờ đăng đàn cầu cứu cư dân mạng, biết lý do ai cũng phẫn nộ

Hậu trường phim

11:23:58 19/01/2025
Ngay sau buổi công chiếu phim, Trấn Thành bất ngờ đăng tải một dòng trạng thái vô cùng cấp bách để năn nỉ cư dân mạng một điều.
Khởi tố 2 bị can trốn thuế hơn 2,1 tỷ đồng

Khởi tố 2 bị can trốn thuế hơn 2,1 tỷ đồng

Pháp luật

11:23:44 19/01/2025
Ngày 19/1, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, các bị can bị khởi tố là Trần Vũ Quyết (SN 1985) và Lê Xuân Sơn (SN 1983), cùng trú tại xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.