Quyền của người đồng tính đang bị “treo” để chờ “quy hoạch”!
“Cấm có nghĩa là “không được làm”. “Không thừa nhận” giống như là “không làm được”. Về lý thuyết, người đồng tính đã chuyển từ “không có quyền” sang “không thực hiện được quyền”. Quyền của người đồng tính bị “treo” để chờ “quy hoạch” trong tương lai”.
Ngày 10/3, Viện Nghiên cứu Lập pháp (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị tham vấn công chúng về Dự thảo luật hôn nhân và gia đình sửa đổi tại TPHCM.
Quang cảnh Hội nghị tham vấn công chúng về Dự thảo luật hôn nhân và gia đình sửa đổi
Mong muốn kết hôn và có con
Nghiên cứu trực tuyến ý kiến cộng đồng người đồng tính về hôn nhân cùng giới của Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) với trên 2.430 người đồng tính (NĐT) trong năm 2013 đưa đến những con số đáng lưu ý: Gần 62% người tham gia nghiên cứu đang trong mối quan hệ yêu đương cùng giới. Người đồng giới sống chung vì những lý do như hỗ trợ nhau về tinh thần, tình cảm (87,5%); 81% để thể hiện tình yêu, sự chung thủy; 70% để hoạch định tương lai, 65% thể hiện sự trưởng thành, độc lập và 47% chia sẻ chi tiêu tài chính.
Đại biểu Đặng Thị Ngọc Thịnh băn khoăn khi người đồng tính muốn kết hôn, muốn có con nhưng thực tế họ không thể sinh con cho nhau.
Có gần 95% NĐT muốn pháp luật cho phép các cặp cùng giới kết hôn. Bên cạnh đó, lại có 61% người đồng tính trong độ tuổi kết hôn mong muốn có con để gắn bó đôi lứa, để đảm bảo cuộc sống khi về nhà và để nối dõi tông đường.
TS Lê Quang Bình, Viện trưởng iSEE cho biết thêm, trên 40% người được khảo sát cho biết họ sẽ kết hôn dị tính. Như vậy có khả năng khoảng 600.000 sẽ có vợ hoặc chồng là người đồng tính và họ trở thành bình phong để người đồng tính che giấu xã hội và gia đình.
“Việc này không chỉ ảnh hưởng đến người đồng tính mà còn tác động rất lớn đến người dị tính khi họ trở thành bình phong. Hai người dị tính không yêu mà sống chung đã rất khủng khiếp chứ chưa nói người đồng tính sống với dị tính”, ông Bình nhấn mạnh.
Video đang HOT
TS Lê Quang Bình: “Dự thảo đang “treo” quyền của người đồng tính”.
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long, bày tỏ băn khoăn trước kết quả nghiên cứu này. Bởi dường như đang có nghịch lý ngay trong mong muốn của người đồng tính vừa muốn kết hôn đồng giới nhưng phần lớn họ lại muốn có con.
“Người đồng tính muốn kết hôn và có con nhưng thực tế thì không thể sinh con cho nhau mà chỉ có thể có con với người thứ 3. Điều này nảy sinh rất nhiều vấn đề khác nên chúng ta cần cân nhắc có nên thừa nhận hôn nhân đồng giới hay không”, bà Thịnh bày tỏ.
Dự thảo “treo” quyền?
TS Lê Quang Bình cho rằng dự thảo luật bản 7 tháng 2/2014 bỏ điều “cấm” thêm điều “không thừa nhận” hôn nhân giữa người cùng giới thì không khác nào trao quyền cho người ta nhưng… treo nó lại.
Ông Bình phân tích: “Cấm có nghĩa là “không được làm”. Còn “không thừa nhận” thì giống như là “không làm được”. Về lý thuyết, người đồng tính đã chuyển từ “không có quyền” sang “không thực hiện được quyền”. Như vậy quyền của người đồng tính trở thành quyền “treo” để chờ “quy hoạch” trong tương lai”.
Người đồng tính bày tỏ họ đang không được thừa nhận bởi chính pháp luật.
Còn thực tế sự thay đổi này không mang lại nhiều thay đổi về quyền và nghĩa vụ pháp lý. Người đồng tính vẫn tiếp tục sống chung với nhau và không được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích trong việc chung sống như thừa kế, đại diện thân nhân, tài sản, con cái…
Viện trưởng Viện iSEE cho rằng, hợp pháp hóa hôn nhân bình đẳng, không phân biệt giới tính là cách giải quyết bình đẳng, tiến bộ và triệt để nhất.
Tuy nhiên, với thực tế của Việt Nam, dựa trên quan điểm xã hội (trên 1/3 người dân ủng hộ hợp pháp hôn nhân đồng giới, một phần lớn ủng hộ công nhận quyền sống chung như vợ chồng của người cùng giới, đa số ủng hộ quyền nhận con nuôi và nuôi con chung, quyền thừa kế tài sản… của NĐT) và nhu cầu thực tế của NĐT, ông Bình cho rằng dự thảo luật nên áp dụng hình thức “chung sống có đăng ký” hay còn gọi là “kết hợp dân sự” là khả thi và phù hợp nhất.
“Luật không cần đi trước quan điểm xã hội nhưng cần thể hiện đúng quan điểm xã hội”, ông Bình nêu quan điểm.
Chia sẻ tâm tư trước các đại biểu nghiên cứu lập pháp, các đại biểu Quốc hội, ông Huỳnh Minh Thảo , Giám đốc truyền thông ICS (Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính ở Việt Nam) cho hay, người đồng tính đang bị kỳ thị bởi những từ ngữ ngay trong dự thảo.
Một cặp đồng tính nữ đang sống chung tại TPHCM.
Ông Thảo nói: “Từ “không thừa nhận” gây tổn thương ghê gớm với chúng tôi. Trong cộng đồng các bạn nói với nhau rằng mình có được xã hội, pháp luật thừa nhận đâu. Chúng tôi chờ đợi một quyết định nằm ở sự anh minh của mọi người”.
Yến, một đồng tính nữ chia sẻ, bản thân cô và bạn gái đã vượt qua kỳ thị từ gia đình, xã hội để đến được với nhau. Nhưng đến lúc này, họ lại gặp rào cản từ chính pháp luật – pháp luật không thừa nhận thì những cố gắng trước đó của họ đã đổ ra sông, ra biển.
“Pháp luật không chạm đến với chúng tôi bởi chúng tôi không được thừa nhận.Vậy phải chăng chúng tôi không cần đến luật pháp?”, cô gái 32 tuổi gửi lời thay cho nhiều người đồng tính đến các đại biểu Quốc hội và những nhà làm luật.
Theo nghiên cứu trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân cùng giới của Viện xã hội học, Viện chiến lược và chính sách y tế và iSEE cùng tiến hành cho kết quả đa số người dân cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến gia đình (72,7%) hay cá nhân họ (trên 63%). 33,7% người dân ủng hộ hợp pháp hôn nhân cùng giới, trên 41% ủng hộ công nhận quyền sống chung như vợ chồng của những người cùng giới tính. Người có trình độ học vấn cao có xu hướng ủng hộ hôn nhân đồng giới. Nghiên cứu thực hiện trong năm 2013 với gần 5.300 người dân ở độ tuổi 18 – 69 tại 8 tỉnh thành.
Hoài Nam
Theo Dantri
Mua nhà sẽ không phải qua sàn giao dịch
Ngày 10-3, phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc tại Hà Nội. Trong ngày làm việc đầu tiên, UBTVQH đã cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi).
Kiến nghị không bắt buộc bán nhà qua sàn giao dịch để hạn chế tăng giá ảo
(Trong ảnh: Khách hàng đi xem nhà mẫu ở khu bán đảo Linh Đàm, Hà Nội)
Theo tờ trình dự án Luật nhà ở (sửa đổi), sẽ cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi được phép về Việt Nam thì sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao, tổ chức phi Chính phủ) khi được phép vào Việt Nam làm việc, hoạt động, sẽ được mua và sở hữu nhà ở trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, kể cả nhà ở trong khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng.
Thẩm tra của Thường trực UB Pháp luật tán thành định hướng mở rộng cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, UB đề nghị, cần nghiên cứu quy định, điều kiện chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và quốc phòng, an ninh, nhất là tại địa bàn, khu vực trọng yếu. Chẳng hạn như quy định không được mua nhà ở tại các khu vực đặc biệt; hạn chế về số lượng nhà ở được mua trong một khu vực; hạn chế số lượng căn hộ được mua trong một tòa nhà chung cư... tránh hình thành những khu vực biệt lập hoàn toàn chỉ có người nước ngoài sinh sống. Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa lưu ý, dự thảo quy định quá đơn giản trong khi điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam hiện nay khá dễ dàng.
Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở không nhận được sự đồng tình của nhiều Ủy viên UBTVQH. Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm UB Kinh tế nói: "Đưa vào luật nhiều quỹ quá thì nguồn lực ở đâu để thực hiện? Đưa ra phải xem xét tính khả thi. Tôi cho rằng, cần tập trung vào mảng cơ chế, chính sách để hỗ trợ người dân tạo lập nhà ở thay vì mở quỹ". Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển cùng quan điểm: "Tôi thấy liệt kê nhiều loại quỹ quá. Như thế, sẽ thêm tầng nấc trung gian, khó quản lý và làm phân tán nguồn lực tài chính quốc gia. Sắp tới, khi sửa Luật ngân sách, chúng tôi sẽ kiến nghị quy định hạn chế việc thành lập các loại quỹ có liên quan tới ngân sách Nhà nước."
Quan tâm tới phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn đối tượng được mua nhà. Ông Phùng Quốc Hiển nói: "Quy định như dự thảo quá rộng. Cứ vậy thì có tới 50% dân số Việt Nam thuộc diện được hỗ trợ". Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách cũng cho rằng, ưu đãi cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội là cần thiết, song cũng phải quy định chặt chẽ, tránh việc các chủ đầu tư lợi dụng, làm méo mó chính sách.
Trình bày một số điểm mới trong dự án Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị bỏ quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản (BĐS) khi bán, cho thuê BĐS phải thông qua sàn giao dịch. Dự luật chỉ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện giao dịch thông qua sàn. Dự thảo cũng cho phép các chủ đầu tư kinh doanh BĐS được cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn không yên tâm với quy định cho phép kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai. Ông Huỳnh Ngọc Sơn cảnh báo: "Thực tế, có rất nhiều khu nhà, chung cư dang dở hoặc đã làm xong mà không có người sống. Kiểu huy động vốn, làm nhà rồi bỏ không như vậy rất phản cảm, gây lãng phí lớn tài sản của người dân.". Ông Phùng Quốc Hiển cũng lo ngại việc mở hơn nữa quy định này sẽ làm hoạt động kinh doanh BĐS gia tăng tình trạng ảo. Nhiều nhà đầu tư có thể lợi dụng để chiếm dụng vốn của người dân, người góp vốn với mục đích khác.
Dù vậy, ông Phùng Quốc Hiển đồng tình gỡ bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp mua bán BĐS thông qua các sàn giao dịch. "Quy định hiện hành được áp dụng hơi cứng nhắc, làm thị trường mất linh hoạt, tạo ra trung gian, đẩy giá nhà tăng lên bất hợp lý, thậm chí nhiều sàn bắt tay nhau tạo nên giá ảo" - ông Phùng Quốc Hiển nói.
Theo ANTD
Tổng Bí thư nói chuyện tại Lớp bồi dưỡng Ủy viên BCH TW Đảng Chiều 7/3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự buổi thảo luận và giải đáp chung của Lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (lớp thứ 2). Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Lê Hồng Anh, Thường trực Ban...